Dự luật của Trung Quốc thay đổi bản chất livestream

Chia sẻ Facebook
28/09/2022 17:42:45

Nhà chức trách Trung Quốc đề xuất quy định mới, đó là các buổi hòa nhạc, sự kiện hay chương trình được truyền phát trực tiếp (livestream) sẽ chậm hơn một nhịp so với thực tế.

(Ảnh: EPA-EFE)

Đây là một phần trong nỗ lực siết hoạt động quản lý, đánh giá và làm sạch nội dung trên môi trường web tại Trung Quốc. Cụ thể, dự thảo của Bộ Văn hóa và Du lịch quy định việc phát trực tiếp (livestream) các chương trình trực tuyến như hòa nhạc sẽ được tiến hành theo chế độ “trì hoãn”. Việc trì hoãn giúp nhân viên của các nền tảng Internet thực hiện công tác giám sát và chặn đứng những nội dung có vấn đề theo thời gian thực. Bộ đang lấy ý kiến phản hồi của công chúng cho đến ngày 10/10.

Theo dự thảo, các nền tảng Internet phải xin phê duyệt trước trong những sự kiện có người nước ngoài tham gia biểu diễn tại chương trình trực tuyến. Các chương trình tổ chức hoặc ghi hình bên ngoài Trung Quốc cũng phải xin phép trước khi livestream.

Tuy nhiên, theo SCMP, dự thảo không nêu cụ thể các thể loại biểu diễn phải kiểm duyệt.

Sáng kiến mới nhất của Bộ Văn hóa và Du lịch phản ánh quyền hạn mở rộng của Bộ đối với “quản lý nguồn gốc của nội dung biểu diễn Internet”, có hiệu lực từ ngày 1/1 năm nay. Bộ này là một trong số vài cơ quan chính phủ Trung Quốc có nhiệm vụ quản lý một số lĩnh vực Internet khi ngày càng nhiều hoạt động giải trí được đưa lên mạng. Các cơ quan khác bao gồm Cục Không gian mạng (CAC), Cục Phát thanh Truyền hình quốc gia (NRTA).

Vào tháng 6, NRTA và Bộ Văn hóa & Du lịch cùng nhau đưa ra hướng dẫn, bao gồm 18 điểm, yêu cầu các nhân vật có ảnh hưởng trên Internet (KOL) phải có bằng cấp mới được bàn về chủ đề cụ thể. Quy định mới cũng liệt kê 31 hành vi bị cấm trong các phiên livestream. Đầu năm nay, CAC kêu gọi các đơn vị vận hành nền tảng Internet thành lập những nhóm đánh giá nội dung và tăng cường đào tạo cho họ.

Nhà chức trách Trung Quốc tiếp tục xây dựng hệ thống kiểm soát thông tin mạnh mẽ, bảo vệ các chính sách của Bắc Kinh. Nó bao gồm “Great Firewall” chặn dữ liệu và các nguồn lực kỹ thuật số từ nước ngoài, một đội ngũ kiểm duyệt nội dung Internet hùng hậu và trừng phạt mạnh tay đối với doanh nghiệp, cá nhân vi phạm quy định nội dung.

Nếu được thông qua, dự thảo của Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến phương thức truyền phát các buổi hòa nhạc trực tuyến của những nền tảng lớn như Douyin, Kuaishou, WeChat. Các lễ hội âm nhạc trực tuyến thu hút lượng lớn khán giả theo dõi. Chẳng hạn, buổi biểu diễn gần đây nhất của ngôi sao Andy Lau Tak-wah trên Douyin đạt kỷ lục 350 triệu người xem.

Tháng 7, hội thảo công nghệ thường niên của Baidu bị cắt giữa chừng gần nửa tiếng đồng hồ trên WeChat Channels do không đăng ký trước với nhà chức trách. Trong cùng tháng, nhà cung cấp dịch vụ chia sẻ video Bilibili thề triệt phá hoạt động của các streamer tìm cách tăng traffic bằng “nội dung độc hại, thách thức đạo đức và trật tự công cộng”.


Du Lam (Theo SCMP)

Gửi bình luận

Bài viết cùng chuyên mục

Thiếu công cụ hữu hiệu để bảo vệ doanh nghiệp nội dung số Việt Nam

icon 0

Nhiều doanh nghiệp cho biết, dù Việt Nam đã có hành lang pháp lý nhưng việc thực thi lại chậm chạp và thiếu công cụ hữu hiệu để bảo vệ các doanh nghiệp nội dung số trên không gian mạng.

iOS 16.1 Beta 3 cập nhật những gì? icon 0

iOS 16.1 đang dần hoàn thiện hơn với những nâng cấp về tạo hình nền mới, hay về khả năng tự động tải nội dung ứng dụng trước khi người dùng mở ra dùng lần đầu.

FPT tuyên bố sản xuất chip Make in Vietnam icon 0

Dòng chip bán dẫn tích hợp được các kỹ sư của FPT Semiconductor trực tiếp thiết kế và đặt ra cấu trúc, hướng đến phục vụ cho các ngành công nghiệp.

Siêu máy tính dự báo bão ngày càng chính xác icon 0

Mỗi bản nâng cấp siêu máy tính của Cơ quan Thời tiết Quốc gia Mỹ có kích thước bằng 10 chiếc tủ lạnh, sức mạnh 12,1 petaflop chỉ để nâng cao khả năng dự báo các cơn bão.

Trung Quốc tuyên bố 'quét sạch' tiền điện tử icon 0

Theo SCMP, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã tuyên bố chiến thắng trong việc ngăn chặn giao dịch tài sản ảo. Đây được xem là một phần trong nỗ lực duy trì sự ổn định tài chính quốc gia.

Người dân vùng ảnh hưởng bão Noru có thể tìm kiếm trợ giúp khẩn cấp qua Zalo

icon 0

Zalo vừa tuyên bố khởi động lại tính năng “Tìm kiếm trợ giúp trong bão lũ”, cho phép người dân các tỉnh, thành miền Trung bị ảnh hưởng bởi bão Noru có thể tìm kiếm sự giúp đỡ nhanh chóng từ cộng đồng qua nền tảng số này.

Mỗi người dùng smartphone dành 9,93 giờ/tháng để sử dụng các nền tảng số Việt Nam

icon 0

Theo thống kê của Bộ TT&TT, trong tháng 8, mỗi người dùng smartphone dành khoảng 9,93 giờ để sử dụng các nền tảng số Việt Nam, tăng 4,67% so với tháng 1/2022 và tăng 11,44% so với tháng trước.

Tính năng thú vị nhất trên iPhone 14 có thể phản tác dụng

icon 0

Các chuyên gia cứu hộ cho rằng tính năng gọi vệ tinh trên iPhone 14 có thể khiến một số người dùng gặp rắc rối bởi cảm giác 'an toàn giả tạo' mà nó tạo ra.

Lợi nhuận Thế Giới Di Động xuống thấp nhất 1 nămicon0Sau 8 tháng, Thế Giới Di Động lãi 3.176 tỷ đồng, hoàn thành 50% kế hoạch cả năm 2022.

Lần đầu người ảo làm đại sứ sản phẩm tại Việt Namicon0Một người ảo hoàn toàn, không phải người thật, sẽ làm đại sứ cho một smartphone sắp bán tại Việt Nam.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook