Du lịch Việt Nam: Khách châu Mỹ tăng mạnh, thị trường Trung Quốc vẫn Zero-COVID

Chia sẻ Facebook
30/11/2022 07:39:10

Tổng cục Thống kê cho biết trong tháng 11/2022, Việt Nam đón khoảng 596.900 lượt khách, tăng hơn 23% so với tháng trước.

Tổng cục Thống kê cho biết trong tháng 11/2022, Việt Nam đón khoảng 596.900 lượt khách, tăng hơn 23% so với tháng trước. Trong đó, khách từ các quốc gia châu Á và châu Mỹ có tín hiệu tăng mạnh. Tuy vậy, việc Trung Quốc vẫn áp đặt chính sách Zero-COVID khiến Việt Nam mất đi nguồn khách trước đây từng đóng vai trò chủ lực và dồi dào từ quốc gia lân cận.

Chính sách Zero-COVID của TQ rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan

Việt Nam mở cửa du lịch từ 15/3, tuy vậy khách Nga khó có thể đến ngay do Chính phủ Nga hạn chế các chuyến bay. (Ảnh: khanhhoa.gov.vn)

Theo đó, Tổng cục Thống kê vừa công bố lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 11 và tính từ đầu năm 2022.

Cụ thể, trong tháng 11, Việt Nam đón được 596.900 lượt khách, tăng 23,2% so với tháng 10 do mở cửa du lịch quốc tế từ tháng 3 và các đường bay gần như được khôi phục trở lại.

Tính chung 11 tháng năm nay, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 2,95 triệu lượt người, giảm 81,9% so với cùng kỳ năm 2019 – thời điểm chưa xảy ra dịch COVID-19 (Viêm phổi Vũ Hán).

Trong số đó, du khách đến từ các quốc gia châu Á, châu Mỹ tăng mạnh; khách châu Âu chậm phục hồi hơn.

Trại cách ly COVID khổng lồ “ngoài sức tưởng tượng” đang xây dựng tại Quảng Châu

Theo Tổng cục Thống kê, tại châu Á, khách Hàn Quốc đến Việt Nam nhiều nhất trong tháng vừa qua khi đạt 144.258 lượt người, nâng tổng số khách Hàn trong 11 tháng lên 763.877 lượt người.

Tiếp sau đó là các thị trường Thái Lan (khoảng 38.870 lượt người), Campuchia (khoảng 37.590 lượt), Malaysia (khoảng 29.180 lượt), Nhật Bản (khoảng 26.420 lượt),…

Tại châu Mỹ, có khoảng 47.910 khách đến từ Mỹ và 10.510 khách Canada đến Việt Nam, nâng tổng số khách trong 11 tháng của 2 khu vực này lên lần lượt 266.080 và 40.840 lượt.

Ngoài ra, khách quốc tế đến từ một số nước châu Âu như Anh, Pháp, Đức,… cũng tăng cao. Đặc biệt, khách Nga có dấu hiệu tăng trở lại khi tháng 11 số lượng khách cao gần gấp đôi tháng 10/2022. Cùng với đó là lượng khách đến Australia (Úc) cũng tăng so với tháng trước đó.

Tuy vậy, hiện khách từ Trung Quốc rất khó sang Việt Nam du lịch bởi bị hạn chế bởi chính sách Zero-COVID. Điều này làm tổn thất cho du lịch đối với Việt Nam vì lượng khách Trung Quốc luôn chiếm vị trí cao nhất về số lượng trong những năm trước dịch COVID-19.

Thị trường khách Trung Quốc gần như số “0”, biểu tình lan rộng ở Đại lục

Một người phụ nữ hét lên trong căn hộ đang chìm trong lửa ở Urumqi – video này giống như ngòi nổ kích thích mọi người trên khắp Trung Quốc. Nhiều chuyên gia về thời sự chính trị hải ngoại cho rằng đây là làn sóng phản đối lớn nhất ở Trung Quốc kể từ sau sự kiện Thiên An Môn ngày 4/6/1989.

Sau vụ thảm họa, tiếng nói phản đối lan rộng trên mạng, sau đó người dân và sinh viên các trường đại học ở Bắc Kinh, Quảng Châu, Vũ Hán, Tây An, Trường Sa, Cáp Nhĩ Tân, Trùng Khánh… cũng đồng loạt phản đối.

Bài toán khó của ông Tập: Bỏ phong tỏa hay đàn áp biểu tình

Theo các bài đăng trên mạng xã hội, mọi người biểu tình bằng cách dán truyền đơn, ca hát và vẽ khẩu hiệu, hô vang những khẩu hiệu như “Không có tự do thà chết còn hơn”…, Những người biểu tình cũng xuống đường thể hiện bất đồng với nhà cầm quyền, thậm chí ở Thượng Hải còn có động thái hiếm thấy khi mọi người công khai hô vang “Tập Cận Bình thoái vị”, “Đảng Cộng sản thoái vị”.

Vào ngày 11/11, ĐCSTQ đã ban hành “Điều 20” để phòng chống dịch bệnh COVID-19, trong đó đã yêu cầu vừa kiên quyết ‘Zero COVID’ lại vừa nới lỏng kiểm soát, điều này được nhiều nhà quan sát coi là nhiệm vụ bất khả thi.

“Phong trào giấy trắng” chống lại chính sách Zero-COVID của Đảng Cộng sản Trung Quốc là thách thức lớn nhất đối với sự cai trị của đảng này từ sau sự kiện thảm sát người biểu tình ở quảng trường Thiên An Môn.


Ông Bates Gill, một chuyên gia về Trung Quốc của tổ chức Asia Society, cho biết: “Trong suốt 10 năm cầm quyền của ông Tập Cận Bình, đây là những biểu hiện tức giận công khai và lan rộng nhất của người dân đối với chính sách của chính phủ.”


Đức Minh

Biểu tình ở Trung Quốc khiến thị trường chứng khoán "chao đảo", giá dầu sụt giảm Ngày 28/11, thị trường chứng khoán toàn cầu bị sốc, giá dầu và giá hàng hóa giảm.

Chia sẻ Facebook