Du khách thú vị xem thi dệt thổ cẩm, điêu khắc gỗ của dân tộc thiểu số vùng cao
Du khách thích thú với cuộc thi trình diễn dệt thổ cẩm, đan lát, điêu khắc dân gian truyền thống trên gỗ của các dân tộc Cơ Tu, Ve, Tà Riềng ở vùng cao Quảng Nam.
Chương trình nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Năm du lịch quốc gia - Quảng Nam 2022 n hằm tạo sân chơi cho các nghệ nhân dệt thổ cẩm , nghệ nhân đan lát và điêu khắc trên toàn huyện được giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm.
Đây cũng là dịp để huyện tìm kiếm và tôn vinh sự đóng góp, cống hiến của các nghệ nhân, những người luôn giữ lửa và phát triển nghề dệt thổ cẩm , nghề điêu khắc dân gian truyền thống của các dân tộc huyện Nam Giang.
Ở phần thi trình diễn dệt thổ cẩm , những người phụ nữ khéo tay người Cơ Tu , Ve, Tà Riềng đã dệt lên những tấm thổ cẩm với những họa tiết đẹp mắt, mang đậm sắc màu truyền thống văn hóa của dân tộc mình.
Những tấm thổ cẩm với màu chủ đạo là màu đen, kèm theo những họa tiết, hoa văn mang đủ sắc màu. Bên cạnh đó, mỗi tác phẩm dệt thổ cẩm còn có phần thuyết minh về ý nghĩa, cách thức thể hiện.
Việc dệt thổ cẩm thể hiện một phần nét văn hóa, bản sắc các dân tộc vùng cao. Để dệt được một tấm thổ cẩm đòi hỏi người phụ nữ hết sức kiên trì, tỉ mỉ, bỏ nhiều công sức, từ công đoạn quay sợi, dệt.
Việc dệt thổ cẩm không chỉ đáp ứng nhu cầu may mặc, mà qua mỗi tấm thổ cẩm còn cho thấy phẩm chất, tính cách người phụ nữ. Sau mỗi mùa vụ, vào những lúc nhàn rỗi, người phụ nữ thường dành thời gian để dệt thổ cẩm.
Tại đây, ngoài trình diễn dệt thổ cẩm, du khách còn chiêm ngưỡng nghệ nhân trổ tài đan lát và điêu khắc dân gian truyền thống trên gỗ. Những tác phẩm điêu khắc trên gỗ mang đậm màu sắc văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc.
Tác phẩm điêu khắc là những con vật gắn liền với đời sống đồng bào dân tộc như con trâu, gà, heo, con người, những vật dụng gắn liền với đời sống sinh hoạt. Ban tổ chức đã lần lượt chấm để chọn ra những tác phẩm xuất sắc ở mỗi phần thi.
Liên hoan Âm vang cồng chiêng huyện Nam Giang là sự kiện văn hóa, tinh thần hết sức có ý nghĩa, định kỳ được tổ chức luân phiên 2 năm một lần.
Đây là dịp để huyện đẩy mạnh chương trình quảng bá hình ảnh, nét đẹp và sự phong phú, đa dạng về văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số của địa phương đến bạn bè khu vực và du khách gần xa.
Ngoài những cuộc thi trên, nơi đây còn có các hoạt động như tái hiện nghi thức các lễ hội dân gian của các dân tộc, ẩm thực truyền thống, trình diễn trang phục truyền thống và cồng chiêng.
Với bà con, đặc biệt là các bạn trẻ thôn Giàn Bí, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng, Trần Thị Một là thủ lĩnh Đoàn nhiệt huyết - người truyền lửa cho họ giữ hồn văn hóa Cơ Tu đi cùng sự phát triển của xã hội.