Dự án biến điện thoại cục gạch Nokia thành máy tính gặp rắc rối
Hãng di động Phần Lan đã yêu cầu dự án 'Notkia' phải tìm một cái tên mới do vi phạm bản quyền.
Hôm 5/7, kỹ sư Reimu NotMoe – người tạo ra dự án Notkia đã nhận được một thông báo qua email từ tập đoàn Nokia. Hãng di động Phần Lan đã yêu cầu NotMoe ngay lập tức xóa tất cả thông tin liên quan đến cụm từ Notkia khỏi các bài đăng của họ trên diễn đàn Hackaday và ngừng sử dụng tên này.
Nokia tuyên bố trong email rằng tên Notkia “quá giống với Nokia”, và “có khả năng khiến mọi người hiểu nhầm” sản phẩm của họ là một sản phẩm chính thức của Nokia.
“Chúng tôi thực sự rất ngạc nhiên bởi chiếc điện thoại Nokia 1680 đã được phát hành từ năm 2008 và ngừng sản xuất từ lâu”, NotMoe nói với Vice.
Tuy nhiên, Nokia gần đây đã phát hành các mẫu điện thoại với thiết kế cũ của hãng nhằm đánh vào tâm lý hoài cổ của khách hàng.
“Mặc dù chiếc 1680 ít phổ biến hơn nhiều so với các mẫu khác của Nokia, hơn nữa các bằng sáng chế thiết kế của hãng sẽ hết hạn sau gần một năm kể từ bây giờ, tôi nghĩ rằng dự án sẽ không gây hại cho Nokia theo bất kỳ cách nào. Nhưng rõ ràng là không phải vậy", đội ngũ Notkia cho biết.
Theo NotMoe, Notkia là một sản phẩm được thiết kế cho người đam mê vọc vạch. Những người không có kiến thức công nghệ sẽ không thể biết cách mua, chế tạo hay sử dụng một thiết bị như vậy. Việc cho rằng một người dùng phổ thông có thể vô tình mua chiếc Notkia thay vì Nokia là rất vô lý.
“Có vẻ như họ chỉ quan tâm đến thương hiệu Nokia. Nhưng những lý lẽ của họ nghe khá phi logic”, NotMoe khẳng định.
NotMoe cho biết thêm rằng đội ngũ không có thời gian hoặc chuyên môn để chống lại một tập đoàn đa quốc gia như Nokia, vì vậy họ đang đổi tên và tìm kiếm đề xuất từ những người ủng hộ dự án.
"Việc sử dụng tên Notkia là hành vi vi phạm nhãn hiệu Nokia. Chúng tôi rất vui vì đội ngũ đã đồng ý thay đổi tên này và chúng tôi có thể giải quyết vấn đề một cách thân thiện”, một phát ngôn viên của Nokia nói với Motherboard.
NotMoe cho biết đội ngũ cũng đang phải hủy bỏ một sản phẩm sử dụng vỏ của chiếc Nokia E63.
Kỹ sư kiêm hacker phần cứng Reimu NotMoe bắt đầu thực hiện dự án Notkia vào năm 2019. Đội ngũ mong muốn tạo ra một thiết bị cầm tay di động hoàn toàn sử dụng phần mềm mã nguồn mở miễn phí.Thiết bị chạy Linux và các linh kiện được đặt trong vỏ chiếc điện thoại phổ thông Nokia 1680.
Họ đã đăng về dự án và tiến trình trên Hackaday. “Chúng tôi muốn tạo ra thiết bị này vì smartphone hiện đại đang ngày càng trở nên không thân thiện với hacker và bảo vệ quyền riêng tư kém”, NotMoe viết trên Hackaday.
NotMoe cũng cho biết đội ngũ đã thử nghiệm trên một số vỏ điện thoại cũ khác, nhưng không có chiếc nào hoạt động tốt. Họ quyết định sử dụng Nokia 1680, vì nội thất của chiếc điện thoại rất rộng rãi và dễ thao tác.
Theo Zing
Gửi bình luận
Bài viết cùng chuyên mục
Lý do người giàu như Elon Musk thích sinh nhiều con
icon 0
Elon Musk tự nhận mình là 'ngoại lệ hiếm hoi' trong thế giới người giàu khi có 9 con. Tỷ phú nói rằng nền văn minh nhân loại sẽ biến mất nếu mọi người tiếp tục từ chối sinh đẻ.
Tuổi trẻ MobiFone đồng loạt ra quân “Tiếp sức mùa thi” năm 2022
icon 0
'Thực hiện kế hoạch công tác Đoàn và phong trào thanh niên năm 2022, sáng 07/07/2022, tuổi trẻ MobiFone đã đồng loạt ra quân hoạt động Tiếp sức mùa thi trong kỳ thi THPT quốc gia, đồng hành cùng hàng ngàn sĩ tử “vượt vũ môn”.
Công nghệ hứa hẹn thay đổi bộ mặt nông nghiệp Nhật Bản
icon 0
Khi công nghệ phát triển, canh tác thông minh đang chuyển đổi nền nông nghiệp từ một hoạt động dựa nhiều vào kinh nghiệm và trực giác của người trồng trọt sang một ngành công nghiệp dựa trên dữ liệu.
Sinh viên đề xuất giải pháp công nghệ thúc đẩy hòa nhập nơi công sở
icon 0
Góp mặt tại cuộc thi Accessibility Design Competition 2022, sinh viên các trường đại học trên toàn quốc đã đem đến những giải pháp thực tế và công nghệ sáng tạo để thúc đẩy sự đa dạng và hòa nhập nơi công sở.
Hà Nội: Hơn 78.000 hồ sơ tuyển sinh trực tuyến vào lớp 6 ngay trong ngày đầu
icon 0
Tính đến 17h30 ngày 7/7, tuyển sinh trực tuyến vào lớp 6 các trường THCS trên địa bàn Hà Nội năm học 2022 – 2023 đã đạt được hơn 78.000 hồ sơ, chiếm gần 59% tổng số chỉ tiêu phân tuyến.
Lần đầu tổ chức Diễn đàn quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số
icon 0
Diễn đàn quốc gia về phát triển kinh tế số và xã hội số năm 2022 sẽ được Bộ TT&TT tổ chức trong quý III tại Hà Nội và kết nối trực tuyến tới các địa phương.
Samsung lãi kỷ lục bất chấp nhu cầu smartphone suy yếu
icon 0
Samsung lập kỷ lục lợi nhuận trong quý II nhờ doanh số memory chip mạnh mẽ, ngay cả khi lạm phát ảnh hưởng đến sức mua điện thoại thông minh.
2 ngành mới Khoa học máy tính, IoT của PTIT học gì, tuyển sinh thế nào?
icon 0
Công nghệ Internet vạn vật – IoT và Khoa học máy tính, định hướng khoa học dữ liệu là 2 ngành mới được Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) bắt đầu tuyển sinh từ năm nay, với chỉ tiêu là 75 và 120 sinh viên.
XEM THÊM BÀI VIẾT