Đồng Yên giảm, lợi nhuận của doanh nghiệp CNTT Việt làm thị trường Nhật bị “bào mòn” - ICTNews

Chia sẻ Facebook
09/09/2022 10:11:58

Theo đại diện Ủy ban hợp tác CNTT Việt - Nhật, giá trị của đồng Yên liên tục sụt giảm có nguy cơ “bào mòn” lợi nhuận và gây lỗ trong năm 2022 cho các doanh nghiệp xuất khẩu phần mềm sang Nhật.

Đồng Yên giảm có thể khiến các doanh nghiệp xuất khẩu phần mềm sang Nhật chịu lỗ


Thị trường quan trọng của nhiều doanh nghiệp CNTT Việt Nam

Nhật Bản là một thị trường lớn của các doanh nghiệp CNTT Việt Nam. Theo Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA), khoảng 55 - 60% hội viên hoạt động tại nước ngoài đang làm với đối tác Nhật Bản. Công việc trải rộng từ tư vấn, nghiên cứu phát triển (R&D) đến lập trình, kiểm thử, nhập liệu BPO… trong nhiều lĩnh vực như ngân hàng, tài chính, chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm, sản xuất, thương mại điện tử, giải trí, bán lẻ…

Nhật Bản là một trong những thị trường lớn của các doanh nghiệp CNTT Việt Nam.

Thời gian gần đây, một số dự án ở tầm cao như tư vấn, R&D với công nghệ cao ngày càng đa dạng hơn. Đa phần những hợp đồng chuyển sang đều do doanh nghiệp Việt Nam làm hết các khâu phục vụ khách hàng của đối tác Nhật. Hình thức hợp tác cũng chuyển dịch từ mô hình dự án sang thuê trọn dịch vụ từ tư vấn, phát triển, vận hành, bảo dưỡng và làm theo phương pháp Agile. Ngoài ra, thuê nhân sự trọn gói theo yêu cầu cũng là hình thức hợp tác thông dụng nhất.


“Một xu hướng nữa là một số doanh nghiệp Việt Nam triển khai mô hình hợp tác với startup Nhật bằng cách tính chi phí một phần, một phần tính ra cổ phần và có thể bán lại cho công ty trong tương lai khi startup tăng trưởng tốt. Như vậy, phần thu lại của doanh nghiệp Việt Nam sẽ được nhiều hơn việc đơn thuần hợp tác theo dự án thông thường ”, đại diện VINASA thông tin thêm.

Trao đổi với ICTnews, bà Nguyễn Thị Thu Giang, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VINASA cho biết, tốc độ tăng trưởng hợp tác với thị trường Nhật nhanh chóng. Tiềm năng thị trường còn rất lớn do tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực CNTT ở Nhật.

Mặt khác, các hệ thống CNTT tại Nhật đã phát triển từ lâu nên cần cập nhật công nghệ mới, bảo trì, bảo dưỡng. Vì thế, nguồn công việc thuê ngoài từ Nhật sẽ rất lớn.


Nguy cơ doanh nghiệp bị “bào mòn” lợi nhuận

Đồng Yên Nhật vốn dĩ là một ngoại tệ mạnh, ổn định và được nhiều nhà đầu tư trên thế giới coi như một loại tài sản “trú ẩn” an toàn mỗi khi thế giới có bất ổn chính trị hoặc kinh tế. Thế nhưng, trong gần 1 năm vừa qua, đồng Yên bị sụt giảm giá trị đáng kể so với USD.

Cụ thể, trong khoảng 5 năm từ 2020 trở về trước, khoảng giá trị ổn định của Yên so với USD là 1 USD bằng 105 - 115 Yên. Nhưng bắt đầu từ quý I/2021, đồng Yên giảm về giá trị 121 yên/ USD, tức là giảm 10%. Hết quý II/2021, đồng Yên giảm tiếp 22%, có tỷ giá là 135 Yên bằng 1 USD và hiện nay giá trị đồng Yên là 139 yên/USD , tức giảm 26% so với mức giá trị ổn định trong các năm trước.

Theo ông Lê Quang Lương, Tổng giám đốc Công ty phần mềm Luvina, Chủ tịch Ủy ban Hợp tác CNTT Việt Nam - Nhật Bản (VJC), Nếu so với giá trị tốt nhất của đồng Yên vào tháng 1/2021 là 102 Yên/USD thì giá trị của đồng tiền này đã giảm 36%. Trong khi đó, tiền VND lại được cố định so với USD, bởi vậy khi doanh nghiệp đổi Yên sang VND cũng bị mất giá tương tự.


Khách hàng Nhật Bản có văn hóa khá truyền thống là thanh toán các hợp đồng mua dịch vụ từ Việt Nam bằng Yên chứ không phải USD. “Vì thế, với Luvina nói riêng và các doanh nghiệp xuất khẩu phần mềm và dịch vụ CNTT sang Nhật nói chung, khoảng sụt  giảm sẽ từ 22% hoặc 36% trên doanh thu VND, trong khi chi phí không thay đổi hoặc phần lớn bị tăng lên. Điều này chắc chắn sẽ bào mòn lợi nhuận và có thể gây lỗ cho doanh nghiệp trong năm 2022 ”, ông Lê Quang Lương phân tích.

Để tìm giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực từ việc đồng Yên giảm giá trị, VINASA, trực tiếp là Câu lạc bộ VJC đã tổ chức buổi trao đổi giữa các doanh nghiệp hội viên cùng bàn cách thức vượt khó.

Từ buổi trao đổi này, nhiều ý kiến đã được đưa ra như: đàm phán mức giá mới trên cơ sở tiền Yên đã giảm giá so với 1 năm trước đây hoặc mềm dẻo hơn là đàm phán một quy tắc thay đổi giá theo tỉ lệ biến đổi của đồng Yên so với USD; đàm phán các hợp đồng mới bằng USD chứ không bằng tiền Yên. Nếu đồng Yên tiếp tục giảm sâu, có thể cân nhắc việc tổ chức thực hiện dịch vụ phần mềm bằng nhân sự làm việc tại Nhật - nơi không bị ảnh hưởng bởi đồng Yên giảm gi. Ngoài ra, xem xét cắt giảm những chi phí không cần thiết trong doanh nghiệp hoặc cắt giảm các khoản đầu tư ngắn hạn; tìm kiếm nguồn thu mới từ những thị trường thanh toán bằng tiền USD như Âu Mỹ…

Chủ tịch VJC nhận định, những biện pháp tăng giá theo biến đổi giá trị của đồng Yên hoặc đàm phán lại mặt bằng giá mới chắc chắn đem lại hiệu quả tức thời. Nhưng trong dài hạn, biện pháp này sẽ bị thử thách bởi sự cạnh tranh từ những quốc gia có mặt bằng giá thấp hơn và cách vượt lên của chúng ta vẫn là nâng cao giá trị trong chuỗi giá trị gia tăng quốc tế. Thị trường CNTT tiếp tục tăng nóng sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và sản phẩm có giá trị cao.


“Con đường tất yếu của các doanh nghiệp Việt Nam là phải nâng cao năng suất và chất lượng dịch vụ, giá trị dịch vụ sao cho tiệm cận đến trình độ của các doanh nghiệp đi trước tại Trung Quốc hoặc tại chính Nhật Bản để có thể nhận được mức giá cao hơn mà khách hàng vẫn hài lòng” , đại diện VJC nhấn mạnh.


Vân Anh

Gửi bình luận

Bài viết cùng chuyên mục

TECHX: Startup Việt vinh dự đạt chứng nhận năng lực toàn cầu về di trú và chuyển đổi số trên nền tảng AWS

icon 0

Chứng nhận năng lực di trú & chuyển đổi trên nền tảng Amazon Web Service (AWS Migration Competency) chính thức được trao cho TechX – đối tác có trụ sở chính tại ASEAN đạt được năng lực này trong suốt hơn 18 tháng qua.

Instagram bị phạt kỷ lục hơn 400 triệu USD icon 0

Ireland đã phạt Instagram số tiền kỷ lục 405 triệu EUR (402 triệu USD) sau cuộc điều tra về cách ứng dụng này xử lý dữ liệu của trẻ em.

Kết nối, khai thác dữ liệu dân cư để không dùng sổ hộ khẩu giấy khi giao dịch

icon 0

Bộ Công an được giao dự thảo Công điện của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy kết nối, khai thác dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư, không yêu cầu Sổ hộ khẩu giấy trong thực hiện giao dịch với người dân trong tháng 9/2022.

Viettel Cyber Security hoàn thành xuất sắc kế hoạch doanh thu 6 tháng đầu năm 2022

icon 0

Công ty An ninh mạng Viettel – Viettel Cyber Security (VCS) công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022. Với những con số và thành tích ấn tượng, VCS giữ vững vị thế là đơn vị cung cấp dịch vụ ATTT hàng đầu tại Việt Nam.

Các bản iOS 16 Beta thay đổi những gì?icon0Trong quá trình phát triển các bản Beta từ 1 đến 8, iOS 16 đã có không ít thay đổi và điều chỉnh đáng chú ý.

MacOS 13 sẽ có thêm tính năng gì? icon 0

Ứng dụng Mail hỗ trợ rút lại thư, Passkey, hay khả năng dùng iPhone thay cho webcam là một số tính năng được chờ đợi phát hành trên MacOS 13 cuối năm nay.

FPT Smart Cloud hỗ trợ giải pháp chuyển đổi số hiệu quả cho doanh nghiệp SMB

icon 0

FPT Smart Cloud cùng Microsoft đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận, khai thác hiệu quả hơn các ứng dụng công nghệ hiện đại, tiến tới chinh phục thành công quá trình chuyển đổi số.

Nâng cao trải nghiệm làm việc từ xa với Viettel Cloud Desktop

icon 0

Xu hướng làm việc tại nhà đang dần trở nên phổ biến trên khắp thế giới, do đó môi trường làm việc từ xa cũng đang được người lao động và doanh nghiệp quan tâm hơn bao giờ hết.

Hệ thống xác thực hàng chính hãng qua QRCode giúp chống hàng giả, hàng nhái

icon 0

Hệ thống xác thực hàng chính hãng thông qua mã QR trong thương mại điện tử vừa được Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số,  Bộ Công Thương đưa vào vận hành tại địa chỉ truyxuat.gov.vn, góp phần chấm dứt nỗi lo hàng giả, hàng nhái.

Chatbot có thực sự là công nghệ hữu ích? icon 0

Được kỳ vọng sẽ loại bỏ những thông điệp được ghi sẵn nhàm chán và có thể tương tác với khách hàng một cách tự nhiên, thông minh, tuy nhiên công nghệ chatbot hiện tại đang khiến người dùng thực sự khó chịu.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook