Dòng tiền “đổ” vào đâu giữa lúc thị trường “đóng băng”?

Chia sẻ Facebook
04/04/2023 14:48:35

Giữa lúc nền kinh tế có nhiều kênh đầu tư gần như đóng băng như bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, dòng tiền sẽ “đổ” vào đâu để sinh lời?

Dòng tiền “đổ” vào đâu giữa lúc thị trường “đóng băng”?

Giữa lúc nền kinh tế có nhiều kênh đầu tư gần như đóng băng như bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, dòng tiền sẽ “đổ” vào đâu để sinh lời?

Thời gian qua, khi thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng như bất động sản gặp nhiều thông tin tiêu cực và hầu như đang bất động. Lãi suất ngân hàng từ cuối năm 2022 bắt đầu tăng liên tục, thị trường chứng khoán cũng không quá khả quan.

Thêm vào đó, nhiều thông tin tiêu cực đến từ kinh tế thế giới góp phần làm nhà đầu tư chưa thể phân định rõ dòng tiền nên để vào đâu.

Dòng tiền vẫn vào tiết kiệm ngân hàng hoặc vàng


TS. Nguyễn Trí Hiếu – Chuyên gia kinh tế đặt vấn đề: “ Vấn đề giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa qua, đang đi ngược lại xu hướng tăng lãi suất của thế giới, do đó chưa rõ vấn đề nới lỏng chính sách tiền tệ của NHNN có thể duy trì được bao lâu?


Việc giảm lãi suất sẽ tác động đến tỷ giá, giá trị VND sẽ giảm xuống. Nếu tỷ giá tăng sẽ tạo ra sự bất ổn trên thị trường ngoại hối, từ đó tạo ra sự bất ổn trong nền kinh tế vì Việt Nam là nước nhập khẩu rất nhiều.


Khi tỷ giá tăng thì ảnh hưởng rất nhiều đến xuất nhập khẩu, cả nền kinh tế và tăng lạm phát. Vậy nên, vấn đề hạ lãi suất liệu có hợp lý trong lúc này hay không?

Theo lý thuyết, sau khoảng 3 tuần hạ lãi suất, thị trường chứng khoán đã tăng trở lại, nhưng hiện tại vẫn “lình xình”. Thị trường phản ứng rất dè dặt với tin NHNN nới lỏng chính sách tiền tệ. Vậy nhà đầu tư đổ tiền vào đâu?

Hiện tại, thị trường bất động sản cũng như trái phiếu gần như “đóng băng”, dòng tiền vào cổ phiếu cũng chưa thấy, trong khi đó vàng lại đang tăng mạnh khiến nhiều người bây giờ lại nhảy vào vàng. Và có lẽ hiện tại dòng tiền chỉ có gửi vào tiết kiệm.

Mặc dù lãi suất giảm, nhưng mức giảm không nhiều, NHNN mới chỉ giảm lãi suất điều hành, cần độ trễ để giảm lãi suất trên thị trường 1. Ông Hiếu nhận thấy chưa tác động nhiều đến mặt bằng lãi suất, cả huy động lẫn cho vay, nên hiện tại nhà đầu tư vẫn đổ tiền vào ngân hàng, hoặc có thể vào vàng.

Nếu tỷ giá tăng, có thể nhà đầu tư còn đổ tiền vào ngoại tệ, còn hiện tại dòng tiền vẫn chưa vào sản xuất kinh doanh.

Dòng tiền có khả năng trở lại thị trường chứng khoán


PGS.TS . Đinh Trọng Thịnh - Chuyên gia kinh tế - dự đoán dòng tiền trong thời gian tới sẽ chủ yếu tìm đến thị trường chứng khoán. Theo đó, xu hướng giảm giá của thị trường cổ phiếu trong năm 2022 phản ánh chưa đúng bản chất nền kinh tế và tiềm năng của doanh nghiệp Việt Nam. Những tháng cuối năm 2022 đã có một số lo ngại về tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng thực tế lại cho thấy sức khoẻ tài chính đang dần được cải thiện. Tuy nhiên, gần đây tình trạng đơn hàng tại các doanh nghiệp đã tăng lên, tạo cơ hội cho sản xuất kinh doanh, cũng đồng nghĩa với việc dòng tiền có khả năng quay lại thị trường chứng khoán.


Ông Phan Dũng Khánh - Giám đốc Tư vấn đầu tư Maybank Investment Bank cho rằng, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất 0.25% không phải là tích cực với thị trường tài chính toàn cầu, bởi Fed vẫn hàm ý có thể tiếp tục tăng lãi suất trong thời gian tới, nhưng sẽ giúp thị trường bớt tiêu cực hơn.

Ông Khánh nhận định tình hình trong nước tích cực hơn thị trường thế giới, có nghĩa là, lãi suất thời gian tới có thể tiếp tục giảm hoặc không tăng nữa. Tuy vậy, điều này không có nghĩa là lãi suất sẽ đảo chiều ngay, mà cần độ trễ từ 3 đến 6 tháng, thậm chí cả năm. Và nền kinh tế thế giới nhìn chung vẫn còn khó khăn.

Nóng: NHNN giảm lãi suất cho vay ngắn hạn xuống còn 4.5%/năm

NHNN yêu cầu đẩy mạnh triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%

Cát Lam

Chia sẻ Facebook