Dòng đối lưu Đại Tây Dương sắp sụp đổ: Viễn cảnh về một 'quả bom thời tiết'?
Biến đổi khí hậu đang làm chậm các dòng đối lưu mang nước ấm từ vùng nhiệt đới lên phía bắc Đại Tây Dương và sẽ khiến hệ thống này sụp đổ hoàn toàn, dẫn đến một viễn cảnh u ám cho Trái đất.
Các mô hình khí hậu cho thấy dòng đối lưu kinh tuyến Đại Tây Dương (AMOC) đang ở mức yếu nhất trong hơn 1.000 năm. Hệ thống "băng chuyền" này tập hợp các dòng chảy xuyên suốt Đại Tây Dương và được ví như mạch máu của biển cả.
Dòng đối lưu kinh tuyến Đại Tây Dương (AMOC) là một phần của hệ thống các dòng hải lưu lớn được gọi là hải lưu Gulf Stream chuyên vận chuyển nước ấm từ vùng nhiệt đới lên phía bắc vào bắc Đại Tây Dương.Các mô hình khí hậu đã chỉ ra rằng AMOC đang ở mức yếu nhất trong hơn 1.000 năm.
Hệ thống "băng chuyền" này tập hợp các dòng chảy xuyên suốt Đại Tây Dương và được ví như mạch máu của biển cả. Đây là vòng tuần hoàn bao gồm dòng chảy lớn của nước nhiệt đới ấm đến Bắc Đại Tây Dương giúp giữ cho khí hậu châu Âu ôn hòa, đồng thời cho phép các vùng nhiệt đới có cơ hội mất đi lượng nhiệt dư thừa.
Nghiên cứu do Viện Nghiên cứu Tác động Khí hậu Potsdam, Đức thực hiện cảnh báo rằng, sự sụp đổ của hệ thống hoàn lưu huyết mạch này có thể dẫn tới "lạnh giá cực độ cho châu Âu và nhiều khu vực của Bắc Mỹ, làm tăng mực nước biển dọc theo Bờ Đông của Mỹ, làm thay đổi cấu trúc các đại dương và làm gián đoạn các đợt gió mùa theo mùa cung cấp nước cho phần lớn thế giới".
Điều này có nghĩa là sẽ có nhiều trận mưa, lũ lụt hơn ở miền đông Úc và hạn hán cùng mùa cháy rừng tồi tệ hơn ở miền tây nam nước Mỹ. Những người dân ở bờ biển phía Đông Úc đã cảm nhận của sức mạnh của La Niña là như thế nào, với mức lũ lụt kỷ lục ở New South Wales và Queensland.
Trong khi đó, ở phía tây nam của Bắc Mỹ, một đợt hạn hán kỷ lục và cháy rừng nghiêm trọng đã gây căng thẳng lớn cho các dịch vụ khẩn cấp và nông nghiệp. Riêng vụ cháy năm 2021 ước tính đã tiêu tốn ít nhất 70 tỷ USD.
Nếu AMOC bị rối loạn, phía bắc châu Âu sẽ trở nên lạnh hơn, nhiệt độ ở một số khu vực có thể giảm đến 8⁰C. Ngược lại, nhiệt độ bán cầu Nam sẽ tăng lên, đặc biệt là xung quanh Nam Cực .
Trong bộ phim The Day After Tomorrow (tựa tiếng Việt là Ngày kinh hoàng) năm 2004, khi các dòng hải lưu đột ngột ngừng chuyển động, siêu bão đã nổi lên toàn cầu, phá hủy các công trình và đẩy loài người đến ngày tận thế.
Bộ phim viễn tưởng này dựa trên các kiến thức khoa học có thật nhưng phóng đại hậu quả để ăn khách.
Trong vài thập kỷ qua, vòng tuần hoàn trên Đại Tây Dương được phát hiện đang chậm lại. Nghiên cứu gần đây đã cho thấy dòng hải lưu Gulf Stream đã di chuyển chậm hơn 15% kể từ năm 1950, một sự suy yếu chưa từng có trong vòng một thiên niên kỷ qua. Nếu con người tiếp tục phớt lờ hiện tượng nóng lên toàn cầu , tốc độ di chuyển của Gulf Stream sẽ chậm lại từ 34% đến 45%.
Một trong những nguyên nhân rõ ràng là tình trạng nóng lên toàn cầu, làm tan chảy của các chỏm băng ở hai cực ở Greenland và Nam Cực.
Khi những tảng băng này tan chảy, chúng đổ một lượng lớn nước ngọt vào đại dương, làm cho các dòng hải lưu rối loạn. Tốc độ tan chảy này sẽ tăng lên trong những thập kỷ tới nếu tình trạng ấm lên toàn cầu tiếp tục không suy giảm.
Lượng nhiệt dư thừa của vùng nhiệt đới Đại Tây Dương sẽ đẩy nhiều không khí ẩm ấm lên tầng đối lưu trên (khoảng 10km vào bầu khí quyển), khiến không khí khô tràn xuống phía đông Thái Bình Dương.
Tình trạng trên đẩy vùng nhiệt đới Thái Bình Dương vào một trạng thái khí hậu giống như La Niña. Chưa từng có thời điểm nào trong lịch sử Trái đất, hệ thống khí hậu trên Trái đất lại bị xáo trộn do những thay đổi về thành phần khí trong khí quyển giống như ngày nay.
GS Mỹ nói điều bất ngờ tại VN: Não sinh viên rất năng động khi chơi game, lúc học thì sao?