Động đất 5,9 độ richter ở Indonesia và 4,3 độ ở Trung Quốc

Chia sẻ Facebook
13/02/2023 09:15:58

Ngày 11/11, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc đã ghi nhận tổng cộng 70 dư chấn của trận động đất 4,3 độ richter. Cùng ngày, Trung tâm Nghiên cứu Địa chất Đức GFZ phát hiện một trận động đất mạnh 5,9 độ richter cũng xảy ra tại quần đảo Talaud ở Indonesia.

Trang web của Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) cho biết, trận động đất ở quần đảo Talaud của Indonesia có cường độ 5,9 độ richter. (Ảnh chụp màn hình)

Động đất 5,9 độ richter tại quần đảo Talaud ở Indonesia


Trung tâm Nghiên cứu Địa chất Đức GFZ cho biết, trận động đất mạnh 6 độ richter đã tấn công quần đảo Talaud của Indonesia ở độ sâu chỉ 10 km.


Trung tâm địa chấn châu Âu – Địa Trung Hải (EMSC) đã tweet vào lúc 10:15 giờ địa phương ngày 11/2 rằng trận động đất thứ cấp mạnh 4,3 độ richter có độ sâu tiêu cự 31 km.


#Earthquake ( #lindol ) M4.3 strikes 228 km SE of #Sarangani ( #Philippines ) 8 min ago. More info: https://t.co/xZI2QcojbZ

— AllQuakes – EMSC (@EMSC) February 11, 2023


Trang web của Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) cho biết, trận động đất có cường độ 5,9 độ richter, xảy ra cách Sarangani, Philippines 239 km về phía đông nam, tâm chấn 48,8 km.


Ngày 10/2, tại Jayapura (thủ phủ của tỉnh Papua, miền đông Indonesia), đã xảy ra một trận động đất mạnh 5,1 độ richter, khiến một quán cà phê ven sông đổ sập và 4 người thiệt mạng. Ngày 11/2, tại Quần đảo Talaud, lại có một trận động đất mạnh 5,9 độ richter cũng khiến người dân địa phương hoảng sợ, nhưng rất may cho đến nay chưa có báo cáo về thương vong.

Tổng cộng có 70 cơn dư chấn xảy ra ở Hà Nguyên, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc


Vào lúc 10:41 theo giờ địa phương ngày 11/2, một trận động đất mạnh 4,3 độ richter đã xảy ra tại thành phố Hà Nguyên (tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc). Theo trang web của Cục địa chấn Quảng Đông, tính đến 11:54, đã có 70 cơn dư chấn tại khu vực địa phương. Các video lan truyền từ Trung Quốc Đại Lục cho thấy, trong khoảnh khắc xảy ra địa chấn, có phụ huynh bế ngược con chạy lánh nạn.


广东河源2月11号发生4.3级地震 pic.twitter.com/8l59vhrfPI

— 理想 (@dj504033123) February 11, 2023


Mạng lưới động đất Trung Quốc chính thức xác định: Vào lúc 10:41 phút ngày 11/2/2023, một trận động đất có cường độ 4,3 độ richter đã xảy ra tại quận Nguyên Thành, thành phố Hà Nguyên, tỉnh Quảng Đông, độ sâu tiêu chấn là 11 km.


Sau trận động đất 4,3 độ richter xảy ra ở Hà Nguyên, Quảng Đông, Cục địa chấn Quảng Đông đã nhanh chóng triển khai ứng phó khẩn cấp với trận động đất cấp IV và xử lý kịp thời. Tính đến 11:54 phút, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra tổng cộng 70 dư chấn, trong đó dư chấn lớn nhất có cường độ 2 độ richter. Theo Cục Địa chấn tỉnh và Trung tâm Mạng lưới Động đất Trung Quốc, loại hình của các trận động đất này chủ yếu là loại dư chấn.


河源突發地震 pic.twitter.com/GFE087YETl

— 0 (@lammichaeltw) February 11, 2023

Động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ ‘lộ ra’ nguy hiểm toàn cầu, các nhà khoa học phát hiện tầng dung nham chết người tiềm ẩn


Trận động đất xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 6/2 đã giết chết hơn 26.000 người, thu hút sự chú ý mạnh mẽ của quốc tế. Theo tuyên bố của  Tiến sĩ Junlin Hua đến từ phân hiệu ở Austin của Đại học Texas (Mỹ), khi nghiên cứu hình ảnh địa chấn của lớp phủ dưới lòng đất của Thổ Nhĩ Kỳ, ông đã phát hiện một địa tàng ẩn của Trái đất, một khu vực dung nham cách bề mặt Trái đất khoảng 161 km và bao phủ ít nhất 44% hành tinh .


Cảm thấy tò mò về các dấu hiệu của đá nóng chảy một phần bên dưới lớp vỏ Trái đất, ông đã tổng hợp các hình ảnh tương tự từ các trạm địa chấn khác để có được bản đồ “quyển mềm” (asthenosphere) toàn cầu. Ông đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng có một vùng dung nham (molten rock) chưa từng được biết đến trước đây trong quyền mềm, bao phủ gần một nửa trái đất.


Vùng dung nham (molten rock) nằm bên dưới các mảng kiến ​​tạo ở lớp phủ trên. Vùng dung nham này nằm bên dưới các mảng kiến ​​tạo ở lớp phủ phía trên, hình thành một ranh giới mềm cho phép các phiến đá rắn có thể di chuyển.


Các giả thuyết trước đây cho rằng sự chuyển động của các mảng kiến ​​tạo này có khả năng là do sự đối lưu của đá nóng chảy trong lớp phủ Trái đất bên dưới lớp vỏ. Ý tưởng này có thể giải thích cách các mảng đá rắn di chuyển liên tục bên dưới bề mặt Trái đất.


Những phát hiện của nghiên cứu này chỉ ra rằng con người chúng ta hiện nay và tương lai, trong mọi thời khắc đều đang sinh sống trên một dung nham khổng lồ, đang trong nguy hiểm.


Dương Thiên Tư, Vision Times

Thổ Nhĩ Kỳ bắt 48 người cướp bóc trong động đất; LHQ dự báo số người chết tăng gấp đôi An ninh Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giữ ít nhất hàng chục người vì cướp bóc các tòa nhà bị hư hại hoặc cố gắng lừa đảo các nạn nhân.

Chia sẻ Facebook