‘Đòn bẩy’ chuyển đổi số của doanh nghiệp bán lẻ
Chuyển đổi số đang là xu hướng tất yếu của các doanh nghiệp. Thời điểm hiện nay đẩy hoạt động kinh doanh lên các nền tảng di động là điều cần thiết với các nhà bán lẻ.
Nỗi đau của ngành bán lẻ truyền thống khi bước vào thời kỳ thương mại số
Sự cạnh tranh trong ngành bán lẻ đã, đang trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết từ khi siêu thị, cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại… bắt đầu lấn át những cửa hàng nhỏ lẻ truyền thống, và giờ đây là TMĐT "phủ sóng" khắp nơi. Mọi khách hàng tiềm năng, khách hàng trung thành đều chuyển đổi sang hình thức mua sắm trực tuyến, đặc biệt là mua sắm trên thiết bị di động.
Nhiều doanh nghiệp đã phải đóng cửa vì hình thức kinh doanh cũ không còn hiệu quả trong thời kỳ 4.0 nữa. Tính đến tháng 11 năm 2021, Việt Nam có 106.441 doanh nghiệp chính thức rút lui khỏi thị trường; 31,3% trong số đó là doanh nghiệp bán buôn - bán lẻ - sửa chữa. Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định đây là "một kỷ lục chưa từng có với ngành bán lẻ".
Ngành bán lẻ biến ‘nguy’ thành ‘cơ’ nhờ chuyển đổi số
Đại dịch Covid ập đến, ngành bán lẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do sức mua tại các cửa hàng trực tiếp sụt giảm. Nhưng đây cũng chính là cơ hội của một thời đại bán lẻ mới - thời đại chuyển đổi số. Trong khi ngành bán lẻ truyền thống gánh nhiều áp lực, loay hoay tìm cách thay đổi để tiếp cận người dùng, thì nhiều sàn TMĐT lớn đã ghi nhận số đơn hàng trong ngày tăng ít nhất 2-4 lần.
Điều này cho thấy, công nghệ phát triển mạnh mẽ đã thúc đẩy hình thành thói quen chi tiêu theo xu hướng chuyển đổi số. Thay đổi này càng diễn biến nhanh hơn dưới tác động của dịch bệnh. Đối với các nhà bán lẻ, việc chuyển mình theo hướng chuyển đổi số chứa đựng rủi ro vì các doanh nghiệp phải chuyển đổi toàn bộ tư duy, cách làm và đội ngũ sang mô hình mới. Hơn nữa, họ cũng cần có giải pháp phù hợp khi thay đổi nền tảng bán hàng.
Tuy nhiên, ông Phan Tùng, CEO kiêm Người đồng sáng lập Abaha, Công ty công nghệ tiên phong hiện triển khai theo mô hình SaaS (Software-as-a-Service), đã nhận ra cơ hội chuyển mình cho ngành bán lẻ: "Smartphone đã trở thành vật bất ly thân của con người trong thời đại số, việc của các công ty là khai thác thói quen này cho hiệu quả". Như vậy, thói quen mua sắm bằng thiết bị di động chính là động lực để các doanh nghiệp chuyển đổi số và đưa ngành bán lẻ bước vào kỷ nguyên 4.0.
Mobile App – chìa khóa để nhà bán lẻ chuyển đổi số thành công
Trước đây, một doanh nghiệp bán lẻ vận hành thuần túy bằng cách phân phối sản phẩm từ đơn vị sản xuất đến tay người tiêu dùng và tạo ra lợi nhuận bằng cách mua rẻ/bán đắt. Tuy nhiên, cách này vốn không thể tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững. Muốn chuyển mình theo xu hướng chuyển đổi số, doanh nghiệp cần tối ưu hóa quy trình từ lúc xử lý đơn hàng, vận chuyển, lưu - xuất kho, thiết kế lại chuỗi giá trị ngành hàng, tự động hóa quy trình làm việc...
Sakuko là một đơn vị chuyển đổi số thành công trên nền tảng di động trong ngành hàng mẹ và bé, mỹ phẩm, đồ gia dụng, thời trang.... Bà Cao Thị Dung, CEO Sakuko cho biết App Sakuko là công cụ để gia tăng trải nghiệm khách hàng, đưa khách hàng đến gần hơn với doanh nghiệp. App thương hiệu Sakuko đã gia tăng 10%-20% tỷ trọng mua hàng online, lượng khách quay lại mua hàng trên App lên tới 65%.
Một ví dụ khác, EUS Fruit đã vượt xa đối thủ bằng việc nâng cấp ‘Trái cây đi’ thành App chuỗi cửa hàng với mong muốn mang đến dịch vụ tốt và đồng bộ cho khách hàng mua trái cây tươi. App thương hiệu riêng đã giúp EUS Fruit chính thức khai trương cửa hàng thứ 50 tại trung tâm Tp. Hồ Chí Minh và là thương hiệu bán hàng trái cây tươi online hàng đầu.
Thành công của các nhà bán lẻ này nằm ở chỗ nhận thức rõ thời điểm cần thay đổi và tìm đúng đối tác để có công cụ mạnh nhất cho chiến lược kinh doanh mới.
Ông Phan Tùng đánh giá, mobile App của Abaha đã chứng minh được lợi thế khi cung cấp giải pháp và tạo tiền đề cho Sakuko, EUS Fruit… phát triển nhanh nhất trên con đường số hóa của họ. Những ưu điểm mạnh nhất từ các kênh TMĐT tích hợp trong App đã tạo cho họ lợi thế cạnh tranh bền vững gia tăng tương tác qua chat online, tạo traffic đón khách từ nhiều kênh, lưu trữ dữ liệu khách hàng trên hệ thống…
Với xu hướng mua sắm trên thiết bị di động, mobile App đã, đang sẽ trở thành công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp bán lẻ tăng doanh thu, giảm chi phí và tối ưu nguồn lực trong hành trình chuyển đổi số.
Ánh Dương