ĐỌC NHANH ngày 8-4: Nga thừa nhận 'tổn thất đáng kể' về binh sĩ

Chia sẻ Facebook
08/04/2022 08:49:24

Người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov, trong trả lời phỏng vấn Đài Sky News ngày 7-4 thừa nhận quân đội nước này đã "bị tổn thất đáng kể" trong chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine kéo dài đến nay đã 6 tuần lễ.

Người dân gom tài sản đi tản cư ở Borodianka, Ukraine ngày 6-4 - Ảnh: AFP


* Ireland cho biết 2 nhà ngoại giao của nước này ở Matxcơva đã bị yêu cầu rời khỏi Nga mà không có lý do. Sự việc diễn ra chỉ hơn một tuần sau khi Dublin trục xuất 4 nhân viên ngoại giao Nga bị cáo buộc hoạt động gián điệp.


* Trong cuộc trả lời phỏng vấn đầu tiên với một đài truyền hình phương Tây, người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov đã thừa nhận họ bị tổn thất dù không nói rõ số liệu cụ thể. Ông cũng nhìn nhận "đó là bi kịch to lớn đối với chúng tôi".


Theo Đài CNN, hồi tháng 3-2022, Nga thông báo 1.351 binh sĩ nước này thiệt mạng trong khi phương Tây ước tính con số từ 7.000 đến 15.000.

Trong trả lời phỏng vấn, ông Peskov vẫn nói binh sĩ Nga không gây ra thảm sát dân thường tại Bucha, nói về thái độ của NATO hiện nay là "đối đầu", và khẳng định "chiến dịch quân sự đặc biệt" của Nga sẽ đạt mục tiêu trong vài ngày tới.

* Trong cuộc điều trần trước Hạ viện Mỹ ngày 7-4, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đưa ra nhận định: "Vladimir Putin từng nghĩ có thể kiểm soát nhanh được Ukraine và thủ đô Kiev nhưng ông ấy đã lầm".


Bộ trưởng Austin nói Tổng thống Nga Putin đã từ bỏ việc tấn công nhằm kiểm soát Kiev. “Tôi nghĩ ông Putin đã từ bỏ nỗ lực kiểm soát thủ đô và hiện đang tập trung vào phía nam và phía đông của Ukraine", ông Austin nhận định trước các nghị sĩ Mỹ.

* Pháp, nước đang giữ vai trò chủ tịch Liên minh châu Âu (EU), thông báo các thành viên của khối đã thống nhất gói trừng phạt thứ 5 nhắm vào xuất khẩu than của Nga và cấm vận vũ khí.


Ngày 7-4, theo văn phòng Chủ tịch Hội đồng Liên minh châu Âu, các biện pháp mới bao gồm cấm nhập khẩu than của Nga cũng như đóng cửa các cảng của EU đối với tàu Nga . Ngoài ra, nó cũng cấm vận xuất khẩu vũ khí và các sản phẩm công nghệ cao sang Matxcơva.

Danh sách trừng phạt gồm nhiều "tài phiệt, các diễn viên tuyên truyền, các thành viên của bộ máy an ninh và quân sự, các thực thể trong lĩnh vực công nghiệp, công nghệ" của Nga, dự kiến được công bố ngày 8-4.

Người dân ở làng Andriivka thuộc khu vực Kiev ngồi trước cửa nhà ngày 7-4 - Ảnh: REUTERS


* Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel ủng hộ đề xuất chi thêm 500 triệu euro (khoảng 540 triệu USD) để cung cấp vũ khí cho Ukraine .

"Sau khi được thông qua, điều này đưa hỗ trợ của EU về thiết bị quân sự cho Ukraine tăng lên 1,5 tỉ euro", ông Michel nói. Trước đó, EU đã đồng ý gói 1 tỉ euro để cung cấp vũ khí cho Kiev.

quyết định chấm dứt quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn, còn gọi là quy chế "Tối huệ quốc" với Nga và dự luật cấm nhập khẩu dầu mỏ của Nga

Đạo luật được Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo vào tháng trước, nay cho phép tăng thuế đánh vào hàng nhập khẩu từ Nga. Thượng viện Mỹ đã nhất trí thông qua trước khi luật được thông qua tại Hạ viện nước này.

* Ngày 7-4, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Nga tại Hội đồng Nhân quyền. Nghị quyết nhận được 93 phiếu thuận, 24 phiếu chống và 58 phiếu trắng. Mỹ đưa ra đề xuất này sau vụ việc dân thường bị sát hại ở thành phố Bucha của Ukraine, điều mà phía Nga cho là bị dàn dựng nhằm bôi nhọ Matxcơva.

Một nhà máy bánh mì ở Kharkov bốc cháy sau khi bị tấn công - Ảnh: REUTERS


* Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nói nước này sẽ tiếp tục đàm phán với Ukraine bất chấp các "khiêu khích" . Ông Lavrov xác nhận Kiev đã đưa ra một dự thảo thỏa thuận vào ngày 6-4. Tuy nhiên nhà ngoại giao Nga cáo buộc Ukraine đã đưa ra các điều khoản đàm phán mới khác biệt với những điều khoản quan trọng mà hai bên đã thống nhất trong cuộc gặp ngày 29-3, cho thấy có sự can thiệp của phương Tây.

Washington và các đồng minh đã chuyển khoảng 25.000 hệ thống vũ khí chống máy bay và 60.000 hệ thống chống tăng cho chính quyền Kiev

Hội đàm với các đại diện NATO và G7 ngày 7-4, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba kêu gọi các nước thành viên NATO cung cấp cho Kiev tất cả vũ khí mà Ukraine cần.

Chia sẻ Facebook