Ngày 26/3, lễ hội cầu an của người Ba Na đã được tái hiện tại Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Lễ hội cầu an là lễ hội truyền thống có từ ngàn đời xưa của người Ba Na. Mỗi phong tục đều có lễ cúng khác nhau. Đây là một trong những lễ hội đặc sắc liên quan đến cộng đồng làng, nhằm cầu mong cho dân làng sức khỏe , ấm no, hạnh phúc...
Lễ hội cầu an, theo tiếng Ba Na la (Tơ anhlah jêy ơ kâu). Ở đây “Tơ anhlah” nghĩa là “xua đuổi tà ma đeo bám trong người”, “jêy ơ kâu ” mang ý nghĩa là “ trong cơ thể lúc nào phải có sức mạnh không bệnh ốm, “dịch bệnh”, “sự dơ bẩn”, “cầu mong bình an"… “Tơ anhlah jêy ơ kâu” là xua đuổi mọi tà ma, dịch bệnh, điều xấu ra khỏi người, ra khỏi dân làng để cầu mong cho dân làng quanh năm được khỏe mạnh, ấm no, hạnh phúc, đoàn kết một lòng…
Lễ hội thường được tổ chức vào các tháng của cuối năm khi dân làng đã thu hoạch hết mùa màng trên rẫy, hoặc tổ chức sau khi dịch bênh , đau ốm không còn sảy ra ở trong làng nữa thì họ sẽ tiến hành tổ chức hoặc còn tùy vòa điệu kiện kinh tế của làng đã đủ các vật cúng chưa như : rượu cần, con gà, con heo và lớn hơn là con trâu…
|
Trước khi tổ chức lễ hội cầu an, già làng sẽ tiến hành trao đổi nhóm nhỏ với các ông lớn tuổi trong làng và sau đó đánh trống bàn trong nhà Rông, được sự chứng kiến của các vị ông già làng và người có uy tín ngồi nghe. Khi đã được thống nhất họ sẽ chọn một người làm thủ quỷ thu tiền để mua các vật cúng, trường hợp không đủ kinh tế để nộp thì họ sẽ đóng góp của cải vật chất để sắm vật hiến sinh để cúng Yàng, chế tác các đạo cụ, chỉnh chiêng, làm cột gưng cúng cho lễ.
|
|
Trong lễ cúng này tất cả bà con của dân làng, mà đã đi bắt vợ, bắt chồng xa hoặc ở làng khác rồi thì ngày đó bắt buộc phải về tập trung đông đủ với bà con dân làng để cùng nhau thực hiện cầu an và xua đuổi tà ma ra khỏi con người, ra khỏi buôn làng.
|
|
Già làng lựa chọn những nam thanh nữ tú hiền lành để đảm trách những công việc chính khi làm lễ Trong đó, lựa chọn một chàng trai khỏe mạnh hóa trang thành người nộm, đeo mặt nạ người và cầm giáo.
|
|
Các nam thanh nữ tú để đảm nhiệm nhưng công việc chính, như phụ trách khâu làm thịt và khâu nấu nướng để cùng mời các bà con gần xa thưởng thức với rượu cần cùng với lễ cầu an. Khâu phụ trách làm thịt, bà con sẽ tự giác mang dao, rựa để làm cây sâu thịt, để sâu chia cho tất cả bà con dân làng mang về, và phần còn lại sẽ nấu để phục vụ cho ngày lễ bà con vui vẻ bên ché rượu cần.
|
|
Sau khi kết thúc lời cầu khấn thần linh, dân làng tiến hành nghi thức xua đuổi tà ma, dịch bệnh trong làng. Để thực hiện nghi thức này, già làng (chủ lễ) là người dẫn đầu. Tiếng hô vang và những bước nhún nhảy xông lên thể hiện hành động xua đuổi những điều xui xẻo, cái xấu, tà ma…đi ra khỏi làng.
|
|
Khi kết thúc tiếng hô của già làng là những bước nhảy, tiếng trống, tiếng cồng chiêng vang lên và kèm theo đó là những động tác múa xoang uyển chuyển của các thiếu nữ thể hiện sự vui mừng, niềm hân hoan vì các dịch bệnh, tà ma, xui xẻo… đã ra khỏi nơi trú ẩn và đi xa.
|
|
Việc xua đuổi các tà ma, dịch bệnh và mọi điều xấu… tiếp tục diễn ra trên khắp các đường đi lối vào trong thôn làng và ở các ngôi nhà với động tác được lặp đi lặp lại theo trình tự: sau tiếng hô xua đuổi “huih huih huih” là tiếng trống báo hiệu ba lần, rồi tiếng cồng chiêng lại tiếp tục nổi lên hòa nhịp với điệu múa xoang uyển chuyển.
|
|
Với nét văn hóa dân gian độc đáo của Lễ hội cầu an, người Ba Na (Tơ anhlah jêy ơ kâu), dân tộc Ba Na ở làng Stơr xã Tơ Tung huyện Kbang tỉnh Gia Lai luôn luôn gìn giữ, kế thừa và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc; thế hệ đi trước truyền dạy cho thế hệ trẻ ngày càng phát triển về văn hóa bản địa.
|