[ĐỌC CHẬM] Đồng USD đang mạnh nhưng cũng đừng quên sự trỗi dậy của NDT và EUR

Chia sẻ Facebook
30/08/2022 09:35:06

[ĐỌC CHẬM] Đồng USD đang mạnh nhưng cũng đừng quên sự trỗi dậy của NDT và EUR


Cuối tháng 7/2022, tại [ ĐỌC CHẬM CUỐI TUẦN ], VietTimes đã giới thiệu tới độc giả quan điểm của Desmond Lachman - thành viên cấp cao tại Viện doanh nghiệp Mỹ, cựu Phó giám đốc phòng đánh giá và phát triển chính sách của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) - dự báo rằng chu kỳ tăng giá của đồng USD mới chỉ bắt đầu .


Tuy nhiên, theo ông Ruchir Sharma - Chủ tịch của Rockerfeller International và cũng là cây viết của hãng Financial Times - đồng USD không phải là không có điểm yếu, và chu kỳ tăng giá kéo dài bất thường của đồng bạc xanh sắp tới hồi kết. Bài dịch sau của VietTimes sẽ giới thiệu tới độc giả nội dung này.

Ông Ruchir Sharma cho rằng thế giới hậu USD đang đến gần (Ảnh: FT)


Đồng USD mới thiết lập mức cao nhất trong vòng 20 năm trở lại đây. Nhiều chuyên gia phân tích dự đoán rằng, đà tăng giá của đồng bạc xanh vẫn chưa dừng lại.

Ngay cả khi giá cổ phiếu của Mỹ suy giảm trong đợt bùng nổ dotcom, đồng USD vẫn tiếp tục tăng, trước khi bước vào giai đoạn suy giảm bắt đầu từ năm 2002 và kéo dài trong 6 năm.

Bước ngoặt đối với đà tăng giá của đồng USD có thể đã đến gần. Và lần này, sự suy giảm của đồng USD thậm chí có thể kéo dài hơn.

Dù có được điều chỉnh để kiềm chế lạm phát hay không, giá trị của USD với các đồng tiền lớn khác giờ ở mức cao hơn 20% so với xu hướng dài hạn, và trên mức đỉnh năm 2001.

Kể từ thập kỷ 70, xu hướng đi lên trong một chu kỳ của USD thường kéo dài khoảng 7 năm. Hiện tại, chu kỳ đi lên của đồng tiền này đã bước sang năm thứ 11. Sự mất cân bằng của các yếu tố cơ bản hàm ý rằng đồng USD sẽ suy yếu.

Khi thâm hụt tài khoản vãng lai giữ nguyên ở mức trên 5% GDP, đó chính là một tín hiệu đáng tin cậy cho thấy sắp xảy ra rủi ro trong lĩnh vực tài chính.

Điều này hầu như là đúng ở các nước phát triển, nơi mà tình trạng kiểu này hiếm khi xảy ra, và tập trung ở những quốc gia có nguy cơ rơi vào khủng hoảng như Tây Ban nha, Bồ Đào Nha và Ireland.

Thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ giờ đang sát với ngưỡng 5% - mốc 'kháng cự' mới chỉ bị vượt qua đúng một lần kể từ năm 1960. Đó là tình trạng diễn ra khi đồng USD suy yếu sau năm 2001.

Mỹ hiện đang nợ thế giới 18 nghìn tỉ USD, tương đương 73% GDP của nước này, vượt xa ngưỡng 50% thường dẫn tới các cuộc khủng hoảng tiền tệ trong quá khứ.

Cuối cùng, các nhà đầu tư có xu hướng dịch chuyển khỏi đồng USD khi nền kinh tế Mỹ chậm lại tương đối so với phần còn lại của thế giới. Trong những năm gần đây, Mỹ đã tăng trưởng nhanh hơn đáng kể so với tốc độ trung bình của các nền kinh tế phát triển khác, nhưng nó vẫn duy trì đà tăng trưởng chậm hơn so với những nước ngang hàng với họ trong những năm tới.

Nếu USD sắp tới điểm đảo chiều và yếu đi, câu hỏi đặt ra là, liệu giai đoạn đó có đủ dài và đủ sâu, để có thể làm lung lay niềm tin của đồng tiền phổ biến bậc nhất thế giới này hay không.

Kể từ thế kỷ 15, 5 đế chế toàn cầu cuối cùng đã phát hành tiền dự trữ của thế giới – đồng tiền được sử dụng thường xuyên nhất bởi các nước khác – trong 94 năm. Đồng USD đã giữ vững hiện trạng này trong hơn 100 năm, bởi vậy mà sự thống trị của nó mang tính lịch sử hơn so với các đồng tiền khác.

Ảnh: Getty Images


Đồng USD được củng cố sức mạnh nhờ vào điểm yếu của những đồng tiền khác. Đồng EUR liên tục chịu ảnh hưởng bởi các cuộc khủng hoảng tài chính, trong khi đồng NDT của Trung Quốc dựa nhiều chính sách tiền tệ của Bắc Kinh. Tuy nhiên, các đồng tiền thay thế đang dần trỗi dậy.

Ngoài các đồng tiền thuộc nhóm “Big Four” – gồm tiền của Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và Anh – là danh mục “các đồng tiền khác”, trong đó có đôla của Canada và Australia, đồng franc của Thụy sĩ và NDT của Trung Quốc. Các đồng tiền này giờẢnh: Getty Images chiếm khoảng 10% tiền dự trữ của toàn cầu, tăng từ mức 2% năm 2001.

Sự trỗi dậy của chúng được tăng tốc trong đại dịch COVID-19, và chủ yếu là do đồng USD. Tỷ lệ đồng USD trong dự trữ ngoại hối nhà nước hiện ở mức 59% - mức thấp nhất kể từ năm 1995. Các đồng tiền số trông có vẻ đang gặp rắc rối ở thời điểm hiện tại, nhưng chúng vẫn là sự thay thế dài hạn.

Trong khi đó, tác động của các lệnh trừng phạt mà Mỹ áp đặt với Nga đang cho thấy tầm ảnh hưởng của Mỹ lớn như thế nào đối với thế giới bị thống trị bằng đồng USD, điều này khiến nhiều nước tăng tốc nghiên cứu các lựa chọn khác. Có khả năng rằng, bước tiếp của họ không phải là lựa chọn một đồng ngoại hối dự trữ duy nhất, mà hướng tới một khối tiền tệ.

Các nền kinh tế lớn nhất khu vực Đông Nam Á đang tăng cường thanh toán một cách trực tiếp với nhau, tránh sử dụng đồng USD. Malaysia và Singapore nằm trong số những nước thỏa thuận thanh toán trực tiếp như vậy với Trung Quốc. Bắc Kinh cũng đang mở rộng đề xuất hỗ trợ bằng đồng NDT cho các nước đang gặp khó khăn tài chính.

Các Ngân hàng trung ương từ châu Á cho tới Trung Đông đang thiết lập các đường dây hoán đổi tiền tệ song phương, với ý định giảm sự phụ thuộc vào đồng USD.

Ngày nay, như trong kỷ nguyên dotcom, đồng USD dường như được hưởng lợi từ hiện trạng an toàn của nó, trong khi phần lớn thị trường trên thế giới đang bán tháo. Nhưng các nhà đầu tư không đổ xô đi mua tài sản của Mỹ. Họ đang muốn giảm thiểu rủi ro và nắm giữ tiền dưới dạng USD.

Đây không phải một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm trong nền kinh tế Mỹ, và nên nhớ lại rằng các chuyên gia phân tích thị trường tăng giá đưa ra cùng lý do để mua cổ phiếu công nghệ tại thời điểm chúng có giá cao nhất: không có sự thay thế. Điều này mang đến kết cục tồi tệ.

Bởi vậy đừng bị đánh lừa bởi đồng USD mạnh. Thế giới hậu USD đang đến./.


Nguồn tham khảo: Financial Times

Chia sẻ Facebook