Doanh thu Vinafor sụt giảm, lợi nhuận tăng mạnh nhờ thanh lý khoản đầu tư
Kết thúc quý II/2022, Vinafor thu về 115 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 48% so với cùng kỳ; lũy kế 6 tháng, công ty hoàn thành 73% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor; MCK: VIF) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2022.
Kết thúc quý II, công ty thu về 488 tỷ đồng từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, giảm 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá vốn bán hàng trong quý của công ty giảm 15%, đạt mức 392 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong quý II/2022 giảm nhẹ xuống mức 95 tỷ đồng. Doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty là 59 tỷ đồng, tăng 68,5%, do đó lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong quý II/2022 của công ty đạt 121 tỷ đồng, tăng 49% so với cùng kỳ năm trước.
Sau khi trừ các chi phí, Vinafor báo lãi 115 tỷ đồng, tăng 48% so với quý II/2021.
Giải trình chênh lệch lợi nhuận sau thuế quý II/2022, công ty cho biết do phát sinh các khoản lãi từ việc thanh lý khoản đầu tư tài chính và lợi nhuận của các công ty liên doanh liên kết quý II/2022 cao hơn quý II/2021 nên lợi nhuận sau thuế quý II/2022 ghi nhận cao hơn so với cùng kỳ.
Lũy kế trong 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đạt 976 tỷ đồng, giảm 13,7%. VIF ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 242 tỷ đồng, tăng 23,5% so với nửa đầu năm trước.
Trong năm 2022, công ty đặt mục tiêu thu về 2.360 tỷ đồng từ doanh thu hợp nhất và 330 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy, trong 6 tháng đầu năm, công ty đã hoàn thành 41% kế hoạch doanh thu và 73% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Về tình hình tài chính, tại ngày 30/6/2022, tổng cộng tài sản Vinafor sở hữu là 5.685 tỷ đồng, tăng nhẹ 4% so với đầu kỳ. Tài sản ngắn hạn của công ty ghi nhận 3.958 tỷ đồng, trong đó tiền và các khoản tương đương tiền tăng gấp 3 so với đầu năm, đạt 333 tỷ đồng tại cuối kỳ.
Các khoản tiền gửi có kỳ hạn của công ty giảm nhẹ so với cùng kỳ, dẫn đến doanh thu từ đầu tư tài chính ngắn hạn giảm còn 2.091 tỷ đồng tại ngày 30/6.
Kết thúc nửa đầu năm 2022, dư nợ phải trả của công ty là 835 tỷ đồng, tăng 33% so với đầu năm, chủ yêu đến từ các khoản nợ ngắn tăng mạnh từ mức 561 tỷ đồng lên mức 771 tỷ đồng.
Nguồn vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp tại cuối kỳ ghi nhận 4.850 tỷ đồng, mức tăng nhẹ từ 4.818 tỷ đồng đầu năm.
Trong báo cáo tình hình quản trị công ty 6 tháng đầu năm 2022, công ty cho biết, trong bối cảnh kinh tế thế giới trên đà phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh được đẩy mạnh, chuỗi cung ứng toàn cầu dần được khơi thông. Tuy nhiên cuộc xung đột Nga - Ukraine đã ảnh hưởng nặng nề đến an ninh năng lượng toàn cầu.
Giá nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất, chi phí vận chuyển, logistics đều tăng mạnh làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty. Trong hoàn cảnh đó, doanh nghiệp đã chỉ đạo các đơn vị thành viên triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp để vượt qua khó khăn, phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tại phiên họp ĐHĐCĐ thường niên mới đây, ông Phí Mạnh Cường, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty chia sẻ, Vinafor dự kiến sẽ thực hiện thoái vốn tại 7 đơn vị theo kế hoạch năm 2022. Đến năm 2025, Vinafor sẽ thoái vốn tại khoảng 19 công ty liên kết. Việc thoái vốn này sẽ được triển khai dựa trên nguyên tắc đảm bảo công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật.
Về vốn đầu tư trồng rừng, trước cổ phần hóa, các đơn vị lâm nghiệp của Tổng công ty đều có quy nhỏ, một số đơn vị có vốn điều lệ dưới 20 tỷ đồng. Sau cổ phần hóa, Tổng công ty triển khai việc đầu tư trồng rừng thâm canh, chuyển sang trồng rừng gỗ lớn nên cầu vốn của các doanh nghiệp rất lớn.
Trong thời gian qua,Vinafor đã thực bổ sung vốn cho một số đơn vị lâm nghiệp hoạt động hiệu quả. Tổng công ty đi sung vốn đầu tư trồng rừng từ 2017 đến nay khoảng 500 tỷ đồng. Tuy nhiên, quy vốn của các đơn vị vẫn chưa đáp ứng được chiến lược phát triển trồng rừng gỗ lớn Tổng công ty.
Dự kiến trong thời gian tới, để thực hiện chiến lược phát triển nghiệp bền vững, tầm nhìn đến năm 2035, Tổng công sẽ tiếp tục bổ sung vốn cho các đơn vị lâm nghiệp khi đủ điều kiện với quy mô vốn điều lệ dự kiến lên tới 300 tỷ đồng/đơn vị .