Doanh nghiệp nên dùng giải pháp công nghệ gì để tối ưu chi phí hậu Covid
Khi đó,mỗi doanh nghiệp sẽ nhìn được toàn bộ bức tranh về tình hình kinh doanh, từ đó tối ưu hóa hoạt động điều hành và khai thác tối đa tiềm năng khách hàng.
Là chủ một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thực phẩm đóng hộp, anh Nguyễn Trần Long (sống tại Hà Nội) cho biết khách mua hàng trong nửa đầu năm 2022 có xu hướng cân nhắc kỹ càng hơn trước đây về giá bán và khối lượng sản phẩm. Họ thường so sánh giữa các thương hiệu để lựa chọn mặt hàng có mức giá rẻ hơn.
Theo anh Long, điều này có thể là do lạm phát và thu nhập người tiêu dùng bị ảnh hưởng sau đại dịch.
Bài toán chi phí của các chủ doanh nghiệp
Theo báo cáo cập nhật tình hình và xu hướng phát triển của ngành hàng FMCG (tiêu dùng nhanh) tại Việt Nam do Công ty tư vấn Kantar thực hiện, tính đến quý 2/2022, trên cơ sở thống kê tại 4 đô thị và một số vùng nông thôn, hầu hết ngành hàng FMCG đều đang chứng kiến mức lạm phát tăng cao (gần 7%) và người tiêu dùng đang thay đổi hành vi mua sắm để thích nghi với áp lực lạm phát. Mặc dù vậy, các kênh mua sắm online và cửa hàng nhỏ ghi nhận các mức tăng trưởng tiêu dùng lần lượt là 24% và 21%.
Với đặc thù hàng hóa của ngành FMCG phải trải qua nhiều khâu trung gian phân phối mới đi từ nhà sản xuất đến tay người mua, anh Trần Long cho rằng, trước xu hướng thắt chặt chi tiêu như trên, các doanh nghiệp cần phải tạo được lợi thế cạnh tranh từ giá. Mà để làm được điều đó khi giá nguyên liệu diễn biến phức tạp, doanh nghiệp phải tối ưu chi phí quản trị và vận hành của mình bằng công nghệ.
Đối với nhiều chủ doanh nghiệp ở quy mô vừa và nhỏ như anh Trần Long, vấn đề mà họ gặp phải là việc kinh doanh chủ yếu dựa trên kinh nghiệm. Họ rất khó vẽ bức tranh chi tiết về tình hình tổng quan của chính doanh nghiệp mình, họ cũng chưa thực sự hiểu chân dung khách hàng và hoạt động điều hành kém. Nguyên nhân đầu tiên là do không có đủ dữ liệu và dữ liệu không chính xác, không cập nhật kịp thời. Chưa kể, nhiều doanh nghiệp cũng không lưu trữ dữ liệu tập trung.
Chính vì thế, họ sẽ khó tối ưu chi phí.
Việc thu thập và xử lý dữ liệu đòi hỏi những nhân sự chuyên biệt tại các tổ chức có chuyên môn nên tình trạng nói trên không hiếm. Nhưng nó không khó giải quyết nếu áp dụng các giải pháp ứng dụng công nghệ của Viettel Solutions.
5 lớp giải pháp từ Viettel Solutions
Viettel Datalake – Giải pháp tập trung dữ liệu sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá dữ liệu (đánh giá chất lượng & khả năng sử dụng dữ liệu); Thiết kế dữ liệu(làm sạch dữ liệu, triển khai hệ thống phục vụ việc tìm kiếm, lưu trữ và phân tích dữ liệu); Triển khai công nghệ và hạ tầngđể tìm kiếm, lưu trữ và phân tích dữ liệu.
Trước khi xây dựng lớp giải pháp Dữ liệu, Viettel Solutions đã thiết lập lớp đầu tiên là Hạ tầng số thông minh – an toàn bao gồm dịch vụ thoại, dịch vụ kênh truyền, Internet, Điện toán đám mây, Trung tâm dữ liệu và dịch vụ bảo mật.
Sau lớp giải pháp dữ liệu, Viettel Solutions xây dựng lớp thứ 3 là dịch vụ tích hợp các giải pháp lõi của doanh nghiệp, bao gồm Giải pháp quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP), giải pháp quản lý nhân sự, giải pháp nền tảng quản lý dữ liệu khách hàng – CDP… giúp các doanh nghiệp có thể tối ưu hoạt động quản trị, vận hành tổ chức, xác định được mục tiêu sản xuất kinh doanh phù hợp với các phân khúc khách hàng, trong từng giai đoạn.
Lớp thứ tư là Lớp nghiệp vụ bao gồm các giải pháp quản trị và điều hành kinh doanh (hệ thống quản lý phân phối, văn phòng điện tử, hệ thống theo dõi và cảnh báo số liệu kinh doanh, đào tạo, nhận diện hình ảnh an ninh…), các hoạt động liên quan thương mại điện tử (hóa đơn điện tử, hợp đồng điện tử…), quản trị thương hiệu (Giám sát danh tiếng Reputa)…. Trong đó, hệ thống quản lý kênh phân phối từ điểm lẻ/đại lý, nhân viên bán hàng, giám sát bán hàng, nhà phân phối đến công ty, chính là vấn đề lớn nhất đối với các doanh nghiệp FMCG.
Khi đó, giải pháp mang tên Viettel DMS sẽ giúp tăng hiệu quản lý và điều hành, giảm chi phí, cải thiện chất lượng hoạt động phân phối của doanh nghiệp. Cụ thể, các nhân viên bán hàng chỉ cần thông qua thiết bị như máy tính bảng hay smartphone là có thể theo dõi đơn đặt hàng trực tuyến; Giới thiệu sản phẩm, chương trình hỗ trợ thương mại; Cập nhật và cảnh báo tiến độ bán hàng; Báo cáo trực tuyến và bám sát Tuyến bán hàng.
Trong khi đó, người Giám sát bán hàng có thể quản lý tất cả những hoạt động nói trên của nhân viên bán hàng theo thời gian thực.
Về phía Nhà phân phối, Viettel DMS giúp quản lý đơn hàng, Quản lý giao nhận, Quản lý kho, công nợ… và báo cáo thống kê.
Và cuối cùng, người dùng tại hội sở, cấp quản lý bán hàng theo sát được lộ trình của nhân viên cấp dưới, tình hình hoạt động bán hàng cũng như hiệu quả của các chương trình HTTM để kịp thời đưa ra các chương trình huấn luyện nâng cao cũng như hỗ trợ cho đội ngũ nhân viên bán hàng.
Lớp này cung cấp cả giải pháp quản lý vận tải, quản lý kho cho phép doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình kiểm soát hàng hóa, nâng cao hiệu suất làm việc.
Cuối cùng, lớp thứ 5 là lớp giao tiếp với các giải pháp tương tác khách hàng.
Theo các chuyên gia trong ngành, xu hướng hiện nay của khách hàng là kết nối với nhà cung cấp dịch vụ thông qua nhiều kênh tương tác online/offline, tham gia vào các mạng xã hội/ứng dụng OTT. Họ có nhiều trải nghiệm công nghệ và có nhiều lựa chọn về công cụ tương tác với Nhà cung cấp.
Do đó cần thiết phải có giải pháp chăm sóc khách hàng đa kênh nhằm đa dạng hóa công cụ tương tác với khách hàng; Gia tăng hiểu biết, tổng hợp thông tin khách hàng; Đồng bộ thông tin qua các kênh tương tác, tức là khách hàng có thể liên hệ qua môi trường thoại nhưng thông tin giải đáp có thể trả về qua SMS, email… hoặc ngược lại.
Năm 2021, khi giới thiệu 2 dòng dịch vụ có thể giúp doanh nghiệp chuyển đổi số nhanh và hiệu quả gồm Điện toán đám mây Cloud, và Tự động hóa quy trình - Robotic Process Automation (RPA), Viettel Solutions cho biết đã giúp doanh nghiệp giảm trên 30% chi phí.