Doanh nghiệp gặp khó trong tuyển dụng nhân tài công nghệ vững kỹ năng

Chia sẻ Facebook
28/11/2022 09:06:30

Nhân sự thiếu kỹ năng, không được đào tạo bài bản, nền tảng kiến thức không theo kịp tốc độ phát triển công nghệ,… là những thách thức lớn của thị trường lao động thời đại số.


Việc kết nối giữa các trường học và các doanh nghiệp nhằm phát triển năng lực công nghệ cho thế hệ trẻ được đánh giá là cách làm hiệu quả để hạn chế đứt gãy nguồn cung ứng nhân sự công nghệ chất lượng cao trong tương lai.

Doanh nghiệp khát nhân tài công nghệ cao vững kỹ năng

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo ra một cuộc chạy đua về công nghệ giữa các doanh nghiệp, nơi mà tại đó doanh nghiệp nào nhanh chân áp dụng công nghệ các tiến bộ công nghệ mới sẽ có lợi thế trong khai thác tiềm năng tăng trưởng. Tuy nhiên, một trong những cản trở lớn nhất của doanh nghiệp trong ứng dụng công nghệ không nằm ở nguồn vốn, mà lại nằm ở chính con người. Theo báo cáo "Tương lai nghề nghiệp" (Future of Job) của Diễn đàn kinh tế thế giới, 55.4%  doanh nghiệp toàn cầu chia sẻ rào cản lớn nhất trong việc ứng dụng các công nghệ mới của họ chính là do nhân sự địa phương thiếu hụt nhiều kỹ năng cần thiết cho công việc quản lý, làm việc với máy móc, thiết bị hiện đại.

Các lớp đào tạo năng lực công nghệ và ứng dụng vào thực tiễn nghề nghiệp đang trở thành nhu cầu chung của xã hội (Ảnh: lớp học Samsung Innovation Campus 2022)


Tình trạng thiếu hụt kỹ năng của nhân sự thậm chí còn diễn ra trầm trọng hơn trong các ngành nghề mới nổi. Cũng theo báo cáo, các ngành nghề gặp khó khăn khi tuyển dụng nhân tài công nghệ thuộc về các lĩnh vực như Phân tích dữ liệu (Data Analysis), AI và Máy học (Machine Learning), Phát triển phần mềm và ứng dụng... Mặc dù trong tuyển dụng, sự tương thích hoàn toàn về mặt kỹ năng không phải điều kiện tiên quyết, nhưng năng suất lâu dài của một nhân sự được xác định bởi mức độ thông thạo các kỹ năng chính. Theo đó, 3 kỹ năng chính ở nhân sự mà nhà tuyển dụng có nhu cầu tìm kiếm gồm: Tư duy phản biện và logic, Kỹ năng giải quyết vấn đề, Kỹ năng thực hành và phát triển công nghệ. Bên cạnh đó, tùy từng vị trí tuyển dụng, một số kỹ năng mềm khác cũng được các doanh nghiệp đánh giá cao như kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp, thuyết trình, thương lượng – đàm phán…

Đánh giá về rào cản ảnh hưởng tới khả năng áp dụng công nghệ mới của doanh nghiệp. Nguồn: Báo cáo "Tương lai việc làm", diễn đàn kinh tế thế giới

Phát triển năng lực công nghệ cho giới trẻ, "gỡ khó" cho thị trường lao động

Để lấp đầy các kỹ năng còn thiếu của nhân lực công nghệ trước những yêu cầu của thời đại mới, vai trò của giáo dục và đào tạo với sự tham gia của các doanh nghiệp công nghệ đầu ngành trở nên vô cùng cần thiết. Theo ý kiến chuyên gia, kết nối giữa các trường học với doanh nghiệp để đào tạo chuyên sâu cho các học viên là một trong những giải pháp hiệu quả, cần được phát huy để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động trong tương lai.

Với tầm nhìn và sứ mệnh của nhà công nghệ hàng đầu thế giới, đồng thời đẩy mạnh vai trò mũi nhọn của mình trong các hoạt động trách nhiệm xã hội, Samsung tiên phong đóng góp vào tiến trình phát triển chung toàn cầu của lĩnh vực công nghệ thông qua nhiều chương trình đào tạo và bồi dưỡng lao động tay nghề cao. Samsung Innovation Campus (SIC), chương trình phát triển năng lực công nghệ cho người trẻ tuổi từ 14-24, là một trong số đó.

Mang đến cho thanh niên cơ hội tăng cường triển vọng việc làm và được giáo dục thực tế về công nghệ, SIC đã được triển khai tại 33 quốc gia trên toàn thế giới.  Chính thức khởi động lần đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2019, tính đến nay, SIC đã đào tạo hơn 3000 học viên với các khóa học phát triển năng lực công nghệ bao gồm: Khóa học Vạn vật kết nối (Internet of Things – IoT), Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI), Dữ liệu lớn (Big Data) và 1 Khóa học kĩ năng Lập trình cơ bản (Coding & Programming).

SIC cung cấp các khóa học phát triển năng lực công nghệ cao nhằm tăng cường triển vọng việc làm của người trẻ, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.


Các chương trình đào tạo của SIC được xây dựng dựa trên chính thực tiễn xã hội và nhu cầu tuyển dụng tại các công ty lớn thông qua việc thực hiện khảo sát phân tần theo các xu hướng phát triển trong các ngành công nghiệp ở từng khu vực khác nhau. Ngoài ra, với tầm nhìn hướng đến sự phát triển bền vững và trao quyền cho thế hệ lao động trẻ, bộ kỹ năng mềm và kỹ năng hướng nghiệp cũng được tập trung và kết hợp trong chương trình đào tạo của SIC. Do đó, khi tham gia vào chương trình, các bạn học viên sẽ được kết hợp giữa các lớp lý thuyết, các tiết học thực hành và xử lý vấn đề trực tiếp. Từ đó, các bạn không chỉ nắm vững kiến thức mà còn xây dựng các kỹ năng về tư duy phản biện và logic, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng ứng dụng và phát triển công nghệ,...

Tham gia SIC, học viên được trang bị kiến thức công nghệ có tính thực tiễn và kỹ năng cần thiết để có một sự nghiệp vững chắc trong lĩnh vực công nghệ trong tương lai.

Trở lại với niên khóa 2022-2023, SIC đặt mục tiêu mở rộng gấp đôi quy mô đào tạo với thêm 3.000 học viên, hướng đến hình thành một thế hệ lao động công nghệ cao, tự tin làm chủ tương lai, sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu của thời đại mới.

Chia sẻ Facebook