Doanh nghiệp dệt may “đói” đơn hàng
Tình hình lạm phát tại Mỹ và châu Âu, đang làm giảm sức mua các mặt hàng tiêu dùng trong đó có dệt may. Vì vậy, đơn hàng của các doanh nghiệp Việt Nam bị ảnh hưởng.
Ước tính tăng trưởng doanh thu của các công ty sản xuất dệt may sẽ giảm tốc trong 6 tháng cuối năm nay và năm sau.
Công nhân tại công ty cho biết, mấy tháng nay việc tăng ca đã giảm đi khá nhiều. Với người lao động không tăng ca đồng nghĩa với thu nhập ít đi.
Tuy nhiên, Hiệp hội dệt may dự báo từ giờ đến cuối năm các đơn hàng thu đông và thời trang sẽ nhiều hơn. Khó khăn chỉ là tạm thời do lao động Việt có thể may được những mẫu khó và giao hàng nhanh.
"Họ rút đi chủ yếu mặt hàng kỹ thuật thấp và mặt hàng lớn, doanh nghiệp chúng ta phải chuyển dịch sang mặt hàng khó như jacket thì khi đó có thể ổn định được đơn hàng. Khách hàng bao giờ cũng quan tâm chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng - đó chính là 2 yếu tố mạnh nhất của Việt Nam hiện nay", ông Nguyễn Xuân Dương - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết.
Với ngành dệt may năm nay là một năm nhiều biến động không lường trước. Đầu năm đơn hàng nhiều nhưng không tuyển được người. Cuối năm đơn hàng lại giảm, thậm chí bị cắt nhưng vẫn phải tuyển và giữ chân lao động.
Dệt may Việt Nam cần làm gì để tham gia “cuộc chơi” toàn cầu? Những quy định mới từ EU và Mỹ đang đặt ra ngày càng nhiều thách thức với các doanh nghiệp trong ngành dệt may.