Doanh nghiệp của doanh nhân nghìn tỷ có công trong sự nghiệp “rèn người” làm ăn ra sao?
Doanh nghiệp đầu ngành công nghệ của đại gia Trương Gia Bình vừa báo cáo kết quả kinh doanh khả quan.
Ông Trương Gia Bình trước khi trở thành một doanh nhân nổi tiếng như bây giờ, ông Bình đã có một thời gian dài tham gia vào lĩnh vực giáo dục.
Năm 1988, FPT chính thức ra đời và ông Trương Gia Bình là một trong số 13 thành viên đồng sáng lập. Song song với quá trình phát triển doanh nghiệp thì người đứng đầu FPT cũng đặc biệt chú tâm vào sự nghiệp rèn người. Vào năm 1995, ông Trương Gia Bình là người có công lớn thành lập Khoa Quản trị Kinh doanh (HSB) trực thuộc Đại học quốc gia Hà Nội, một địa chỉ đào tạo MBA (Thạc sĩ quản trị kinh doanh) quen thuộc và có uy tín tại Việt Nam.
Ông Trương Gia Bình là người có công lớn thành lập Khoa Quản trị Kinh doanh (HSB) trực thuộc Đại học quốc gia Hà Nội
Năm 2006, công ty của ông đã mở trường Đại học FPT, trường đại học tư nhân đầu tiên của Việt Nam do ông nắm giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng quản trị. Ông cũng tham gia vào hoạt động giảng dạy, một số môn học ông trực tiếp đứng lớp là môn Nghệ thuật lãnh đạo, Văn hóa doanh nghiệp...
FPT đang ngày càng lớn mạnh với 7 công ty con và 2 công ty liên kết. Sau 9 tháng đầu năm 2020, doanh thu thuần của FPT đạt 21.163 tỷ đồng, tăng trưởng 8% so với cùng kỳ 2019, lợi nhuận sau thuế đạt 3.169 tỷ đồng. Tính đến ngày 30/9/2020, quy mô tổng tài sản của công ty đạt 37.757 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu đạt 18.178 tỷ đồng.
Đáng chú ý, doanh nghiệp đầu ngành công nghệ này vừa báo cáo kết quả kinh doanh khả quan. Cụ thể, doanh thu và lợi nhuận trước thuế trong 10 tháng năm 2023 của FPT đạt 42.465 tỷ đồng và 7.689 tỷ đồng, tăng 21% và 19,1% so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, kết thúc 10 tháng năm 2023, FPT đã hoàn thành 81,2% kế hoạch doanh thu và 84,9% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Ông Trương Gia Bình cũng từng tiết lộ mục tiêu đầy tham vọng vào năm 2035, FPT sẽ có một triệu nhân viên chuyển đổi số Việt Nam và thế giới.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu của doanh nghiệp hàng đầu ngành công nghệ này đang giao dịch ở mức giá 91.000 đồng/cp.
Trước những cú rung lắc của thị trường chứng khoán trong tuần vừa qua, các chuyên gia cho rằng khả năng thị trường có thể tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh trong tuần giao dịch tới.
Công ty CK KB Việt Nam (KBSV) khuyến nghị NĐT hạ tỷ trọng về ngưỡng an toàn trong các nhịp hồi phục sớm.
Việc chỉ số VN-Index đảo chiều giảm điểm mạnh trong phiên cuối tuần trước, cùng thanh khoản gia tăng đột biến cho thấy những tín hiệu của một phiên phân phối điển hình và khiến cho trạng thái thị trường trở nên tiêu cực hơn.
Với xu hướng giảm điểm vẫn đóng vai trò chủ đạo trong trung hạn, VN-Index đang phải đối mặt với rủi ro mở rộng nhịp giảm điểm xuống các vùng hỗ trợ, gần là 1.08x điểm và sâu hơn là 1.065 (+/-10) điểm, nhằm tìm kiếm lực cầu bắt đáy.
Nhà đầu tư được khuyến nghị bán hạ tỷ trọng về ngưỡng an toàn trong các nhịp hồi phục sớm.
Tương tự, Công ty CK Vietcombank (VCBS) cũng cho rằng, các nhà đầu tư vẫn giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức hợp lý từ 30-40%, bám sát thị trường ở những ngưỡng hỗ trợ 1.080-1.090 điểm và xa hơn là 1.040 điểm, tương ứng với mốc 0,236 và 0,382 của thang đo Fibonacci mở rộng để có thể tận dụng những nhịp rung lắc mạnh nhằm giải ngân cho chiến lược giao dịch lướt sóng ngắn hạn T+.
Tuấn Kiệt