Doanh nghiệp có Giám đốc bỏ trốn bị ngân hàng siết nợ
Agribank vừa thông báo sẽ tiến hành xử lý tài sản của Công ty TNHH Kai Yang Việt Nam có giám đốc cùng 17 bộ sậu bỏ trốn về Đài Loan, và một DN là chủ đầu tư nhiều dự án tại Thanh Hóa
Ngân hàng đại hạ giá món nợ của ông lớn bất động sản, DN có giám đốc bỏ trốn
Tài sản thứ nhất gồm toàn bộ hệ thống nhà văn phòng, nhà chuyên gia, nhà xưởng sản xuất, nhà kho, các công trình phụ trợ và các vật kiến trúc khác của Công ty TNHH KaiYang Việt Nam (KaiYang Việt Nam) được xây dựng trên diện tích 28.733,9m2 đất thuê tại phường Ngọc Sơn, quận Kiến An, Hải Phòng.
Tài sản thế chấp thứ hai gồm toàn bộ hệ thống máy móc, thiết bị và phương tiện vận tải phục vụ sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH KaiYang Việt Nam. Trong đó có tới gần 300 loại máy móc khác nhau để phục vụ sản xuất giày da (mỗi loại từ 1-4 bộ) và một số xe ô tô tải, ô tô con các loại.
Đáng chú ý, đây không phải lần đầu tiên KaiYang Việt Nam Việt Nam bị ngân hàng thông báo thu giữ tài sản đảm bảo. Trước đó vào năm 2019, do không thể trả 51,60 tỷ đồng khoản nợ vay tại Ngân hàng VIB nên công ty bị VIB thu giữ toàn bộ hàng hoá tồn kho luân chuyển gồm nguyên liệu và vật liệu thành phẩm giày da các loại để xử lý, thu hồi nợ xấu.
Công ty TNHH KaiYang Việt Nam là một doanh nghiệp sản xuất giày da 100% vốn Đài Loan, trụ sở tại phường Ngọc Sơn, quận Kiến An, TP Hải Phòng.
Năm 2019, hơn 2.200 lao động của doanh nghiệp này lâm vào cảnh khốn đốn sau khi ông chủ doanh nghiệp cùng 17 nhân viên người Đài Loan đã âm thầm trở về Đài Loan mà không rõ lý do. Trong khi đó, công ty đang nợ lương công nhân 1 tháng 12 ngày chưa trả, nợ bảo hiểm xã hội từ tháng 5,6,7/2019, tương đương khoảng 9,5 tỷ đồng.
Sự việc được dư luận biết đến vào ngày 12/8/2019, khi công nhân đến làm việc và phát hiện công ty đã bị niêm phong tài sản. Họ chỉ được phép vào trong các phân xưởng để lấy đồ đạc cá nhân, nhưng phải chịu sự giám sát chặt chẽ của lực lượng bảo vệ và các nhân viên của ngân hàng SeABank.
Một tuần sau khi ban lãnh đạo công ty rời khỏi trụ sở không rõ lý do, KaiYang Việt Nam đã được Công ty TNHH H&S (một doanh nghiệp 100% vốn Đài Loan) tiếp nhận lại. Trong buổi ra mắt công nhân, ban lãnh đạo mới của công ty cam kết sẽ thanh toán một phần lương cho công nhân. Tuy nhiên, chỉ 1 tuần sau, công ty lại thông báo ngừng hoạt động.
Ngân hàng “đại hạ giá” khoản nợ của đại gia bất động sản Thanh Hoá
Không chỉ với KaiYang Việt Nam, Ngân hàng Agribank cũng vừa thông báo đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH Điện tử Tin học Viễn thông EITC (Công ty EITC), một doanh nghiệp thuộc sở hữu của đại gia bất động sản Thanh Hoá.
Khoản nợ của Công ty EITC tại Agribank được hình thành từ 2 hợp đồng tín dụng ký năm 2009 và 2010. Tài sản đảm bảo là quyền sử dụng 945m2 đất tại phường Quảng Cư, TP Sầm Sơn, và 128m2 đất tại khu phố Sơn Hải, phường Trường Sơn, TP Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá.
Đáng chú ý, chỉ trong vòng 1 tháng qua, khoản nợ này đã được Agribank rao bán tới 3 lần. Cụ thể, tháng 6/2022, Agribank từng rao bán khoản nợ này với giá khởi điểm 49,97 tỷ đồng nhưng không tìm được người mua. Đến đầu tháng 7/2022, khoản nợ này được ngân hàng rao bán thêm một lần nữa với giá khởi điểm 44,98 tỷ đồng. Và đến nay, khoản nợ của Công ty EITC một lần nữa được ngân hàng hạ giá khởi điểm xuống còn 40,48 tỷ đồng.
Công ty EITC được biết đến là chủ đầu tư nhiều dự án trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa như dự án khu đô thị phía Đông đại lộ Bắc Nam (2.980,5 tỷ đồng) có quy mô 58ha; dự án khu biệt thự cao cấp xã Quảng Cư, TP Sầm Sơn (555 tỷ đồng); dự án khu thương mại dịch vụ và dân cư B thuộc khu đô thị mới Đông Hương, TP Thanh Hóa (512 tỷ đồng)…
Tuy nhiên, các dự án này đều rơi vào tình trạng bỏ hoang nhiều năm liền gây bức xúc trong dư luận. Năm 2021, UBND tỉnh Thanh Hoá đã phải gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng dự án đầu tư khu biệt thự cao cấp phường Quảng Cư, TP Sầm Sơn sau 11 năm chủ đầu tư không chịu triển khai.
Được thành lập năm 2003, Công ty TNHH Điện tử tin học viễn thông EITC có vốn điều lệ 450 tỷ đồng, trong đó Công ty CPTM đầu tư bất động sản An Phát góp 48% vốn điều lệ. Công ty An Phát cũng nắm 45% vốn điều lệ tại Công ty CP đầu tư Fortune; 45% vốn điều lệ tại Công ty Đại Long. Năm 2015, Công ty An Phát đã thâu tóm cổ phần chi phối tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 3 (Vinaconex 3).
Ngân Giang
Tin Cùng Chuyên Mục
Những đặc sản mỗi năm chỉ có 1 lần, giá đắt đỏ vẫn được nhiều người săn lùng mua
icon 0
Những loại đặc sản có tự nhiên, mỗi năm chỉ xuất hiện 1 lần và được ví là lộc đất, lộc rừng, rồi lộc trời... cho trở thành những đặc sản độc lạ hiếm có được nhiều người săn lùng dù giá đắt đỏ...
Giá lợn hơi tăng cao, túi tiền ông chủ công ty chăn nuôi cũng dầy thêm
icon 0
Giá lợn hơi rục rịch tăng trở lại từ đầu tháng 7/2022 khiến cổ phiếu của các doanh nghiệp chăn nuôi 'ăn theo' giúp tài sản của các chủ doanh nghiệp này cũng tăng thêm...
Bất ngờ giảm 5 triệu đồng/lượng, chuyện gì đang xảy ra với vàng SJC?
icon 0
Chỉ trong ngày hôm qua (18/7), giá vàng SJC đột ngột giảm mạnh 5 triệu đồng mỗi lượng khiến nhiều nhà đầu tư khá bất ngờ và dường như không kịp trở tay. Chuyện gì đang xảy ra đối với vàng SJC?
Xuất hiện 2 cặp vợ chồng trong Top 10 người giàu nhất sàn chứng Việt
icon 0
Trong số 10 tỷ phú giàu nhất Việt Nam hiện nay, có hai cặp là vợ chồng Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup (VIC) Phạm Nhật Vượng và vợ chồng Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoà Phát (HPG) Trần Đình Long.
Sầu riêng cuối vụ khan hiếm, giá cao, xuất khẩu hút hàng
icon 0
Nhà vườn trồng cây sầu riêng tại tỉnh Tiền Giang phấn khởi khi giá trái cây tăng ở mức cao. Đặc biệt, khi phía Trung Quốc đã chấp thuận cho trái sầu riêng Việt Nam xuất khẩu chính ngạch
XEM THÊM BÀI VIẾT