Doanh nghiệp CNTT Việt Nam vươn mình sau đại dịch
Thực tế số liệu từ Tổng cục Thống kê trong năm 2021 cho biết, dịch bệnh kéo dài đã bào mòn sức lực của nhiều doanh nghiệp trong nước.
Có 69% doanh nghiệp được khảo sát có sự sụt giảm doanh thu so với thời gian trước COVID-19; 56% doanh nghiệp thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu đầu vào do khó khăn vận chuyển trong nước/quốc tế; 66% năng lực sản xuất bị suy giảm do các hạn chế hoạt động làm việc tại nhà theo yêu cầu giãn cách xã hội. Trước thực tế này, doanh nghiệp buộc phải chuyển đổi nhanh hơn nữa để có thể tồn tại và phát triển.
Đại dịch đã dẫn đến những sự thay đổi mang tính đột phá, trong đó có xu hướng người tiêu dùng thích ứng dụng kỹ thuật số và người lao động chuyển sang mô hình làm việc từ xa. Và quan trọng là các xu hướng này có thể sẽ còn kéo dài kể cả sau đại dịch.
Thách thức mà đại dịch đặt ra cho các doanh nghiệp không chỉ là duy trì năng suất thông qua các hoạt động được số hóa, mà còn tái tập trung vào các cơ hội mới mà số hóa mang lại. Đây là sẽ cơ hội lớn để các doanh nghiệp CNTT phát triển mạnh mẽ thời điểm hiện tại và cả trong tương lai.
Trong bối cảnh dịch vẫn hoành hành và diễn biến phức tạp, khó lường, nhất là ở nhiều nước khu vực châu Á trong năm 2021, việc đồng bộ hóa các giải pháp với nội dung thiết thực nhằm hỗ trợ doanh nghiệp (DN) vượt qua khó khăn là cần thiết không chỉ cho DN, mà còn cho người lao động, cũng như toàn bộ đời sống và sự phát triển kinh tế xã hội ở các địa phương và cả quốc gia.
Các chính sách như cắt giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) cho các DN chủ yếu thuộc quy mô vừa và nhỏ, có doanh số dưới 200 tỷ đồng/năm; kéo dài thời gian miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp từ 1/1/2021 tới năm 2025 (miễn khoảng 7.500 tỷ đồng/năm); giãn, hoãn thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế TNDN, tiền thuê đất và các chính sách nới lỏng về tín dụng của các ngân hàng.
Bên cạnh đó, các tổ chức trong nước cũng thường xuyên có những chương trình thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp đặc biệt là trong tình hình kinh tế có những tín hiệu phục hồi sau đại dịch.
Chương trình Sao Khuê là hoạt động đánh giá chuyên môn tin cậy, uy tín hàng đầu của ngành phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam. Chương trình bình chọn và công nhận các sản phẩm, dịch vụ xuất sắc, uy tín hàng đầu của ngành công nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức hàng năm.
Năm 2022, thực hiện chiến lược "Make in Vietnam" của Bộ Thông tin và Truyền thông, với vai trò tiên phong "Xung kích chuyển đổi số", Sao Khuê tiếp tục sứ mệnh quảng bá, xây dựng thương hiệu cho ngành phần mềm và dịch vụ CNTT, góp phần định hướng thị trường, giúp người sử dụng lựa chọn các sản phẩm phần mềm, dịch vụ CNTT tốt nhất.
Trong lễ trao giải giải thưởng Sao Khuê 2022, diễn ra ngày 23/4 vừa qua tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng đất nước trải qua những thời khắc khó khăn do Covid-19 và cộng đồng công nghệ đã có nhiều đóng góp thiết thực.
Tại buổi lễ, phần mềm BRAVO 8R2 (ERP-VN) của Công ty Cổ phần Phần mềm BRAVO là một trong số ít giải pháp quản lý doanh nghiệp được trao giải. Với những lợi thế vượt trội về tính hiệu quả và ứng dụng công nghệ mới, BRAVO 8R2 (ERP-VN) đã một lần nữa được trao Giải thưởng Top 10 Sao Khuê 2022 (lần thứ nhất vào năm 2021).
Giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp BRAVO 8R2 (ERP-VN) là sản phẩm chủ lực của công ty BRAVO, hỗ trợ các nhà lãnh đạo trong việc quản lý tất cả các nguồn lực của doanh nghiệp (nhân lực - tài lực - vật lực), trợ giúp các bộ phận của doanh nghiệp thao tác nghiệp vụ và chia sẻ thông tin một cách hiệu quả thông qua quy trình xử lý công việc đã được quy chuẩn khi thiết kế phần mềm.
Bắt kịp sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin trong những năm gần đây, cùng sự phát triển lớn mạnh không ngừng của các doanh nghiệp Việt, BRAVO cũng không ngừng đầu tư nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu quản trị ngày một cao hơn của các doanh nghiệp. Đặc biệt, trong những năm gần đây khi CNTT là chìa khóa để các doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong đại dịch thì BRAVO vẫn vững vàng bước qua đại dịch. Đồng thời không ngừng nghiên cứu, cải tiến và hoàn thiện sản phẩm – dịch vụ của mình để đáp ứng tốt nhất những yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Ánh Dương
Theo Nhịp Sống Kinh Tế