Doanh nghiệp chuyển phát nhanh mở ra cánh cửa tương lai thông qua cải tiến công nghệ
Theo báo cáo của Mordor Intelligence, thị trường bưu chính – chuyển phát nhanh toàn cầu đã đạt 376 tỷ đô trong năm 2021 và dự kiến sẽ đạt đến 675 tỷ đô vào năm 2027 với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm vào khoảng 10%.
Chính những cập nhật nhanh chóng về công nghệ là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công này. Và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó.
Những tiến bộ nhanh chóng về công nghệ trong những năm gần đây cũng như tình hình dịch Covid-19 đã tạo nên sự dịch chuyển mạnh mẽ từ xu hướng mua sắm trực tiếp sang trực tuyến ở khách hàng trên phạm vi toàn cầu. Trong đó, công nghệ đóng vai trò như "vitamin" giúp các doanh nghiệp chuyển phát nhanh "tăng sức đề kháng" với sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường và nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Tại buổi thảo luận về "Sáng tạo trong chuyển phát và lợi ích cho khách hàng" thuộc chuỗi tọa đàm "Chỉ Dẫn Đỏ" do J&T Express tổ chức, ông Đỗ Hữu Hưng – Tổng giám đốc nền tảng tiếp thị liên kết ACCESSTRADE Việt Nam cho biết "Các doanh nghiệp trên thị trường đã bắt đầu chạy theo xu hướng vận dụng nền tảng công nghệ vào mô hình kinh doanh, điển hình là AI (trí tuệ nhân tạo) để giải bài toán tối ưu trải nghiệm của người dùng.". Đơn cử, việc ra mắt nền tảng trí thông minh nhân tạo tại Mỹ giúp dự đoán tình trạng thời tiết hay tình hình giao thông đã góp phần hạn chế những yếu tố gây nên sự chậm trễ trong quá trình giao hàng. Một số quốc gia Châu Á như Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản… cũng thúc đẩy việc giao hàng bằng rô – bốt hoặc xe tự hành để tiết kiệm chi phí và thời gian xử lý hàng hóa. Theo ước tính của McKinsey, dịch vụ giao hàng bằng xe tự hành sẽ cung cấp đến 78% mặt hàng trên toàn cầu trong tương lai, góp phần giúp các doanh nghiệp đáp ứng được tốc độ tăng trưởng về sản lượng của bưu kiện và nhu cầu mua sắm trực tuyến ngày một tăng cao của thị trường.
Với sự linh hoạt và sáng tạo, các doanh nghiệp trong ngành tại Việt Nam cũng không nằm ngoài "cuộc chơi", cùng số tiền đầu tư vào công nghệ ước tính lên tới hàng chục triệu đô. Nhằm giữ vững lợi thế cạnh tranh và nâng cao chất lượng dịch vụ, thương hiệu J&T Express – Giao hàng Chuyển phát nhanh luôn linh hoạt ứng dụng các công nghệ hiện đại vào trong vận hành. Tại Việt Nam, J&T Express vừa đưa vào vận hành trung tâm trung chuyển (TTTC) mới tại Củ Chi với hàng loạt thiết bị được đầu tư công nghệ tối tân.
Hàng hóa đầu vào tại TTTC được phân loại một cách hiệu quả nhờ hệ thống DWS với các lớp kiểm tra tích hợp công nghệ tự động quét mã barcode, cân nặng và kích thước. Ngoài ra, TTTC còn được trang bị các thiết bị tân tiến chuẩn e-logistics nhằm đảm bảo việc phân loại hàng hóa được chuẩn xác. Trong đó, có thể kể đến hệ thống ma trận phân loại hàng tự động, hệ thống dây chuyền crossbelt 2 tầng tự động hóa có công suất gấp 10 lần so với việc xử lý thủ công. Theo ước tính, việc áp dụng công nghệ và quy trình tự động hóa tại TTTC Củ Chi có thể giúp J&T Express giảm đến 30 – 40% nhân lực, đồng thời, nâng cao tốc độ xử lý hàng hóa với hơn 2 triệu kiện hàng lớn nhỏ các loại mỗi ngày với độ chính xác gần như tuyệt đối.
Trong suốt hành trình 4 năm chinh phục thị trường Việt Nam, J&T Express đã có nhiều hoạt động ấn tượng nhằm mang lại lợi ích tốt nhất cho người tiêu dùng, các đối tác và khách hàng như Chiến dịch Đỏ, chuỗi tọa đàm "Chỉ Dẫn Đỏ" hỗ trợ người bán hàng online trong khởi sự kinh doanh trực tuyến hay bắt tay cùng các "ông lớn" như UPOS, Haravan, Pancake… Việc đưa vào vận hành TTTC mới với diện tích gần 60.000 mét vuông tại Củ Chi đã một lần nữa khẳng định những nỗ lực của thương hiệu này trong chủ động nắm bắt và đáp ứng nhu cầu mua sắm ngày một tăng cao của thị trường trong tương lai.
Nếu như xem công nghệ là "chiếc chìa khóa" mở ra cánh cửa tiếp cận thị trường ngày càng phát triển mạnh mẽ trong tương lai thì J&T Express đã rất nỗ lực trong việc đi đầu nắm giữ yếu tố then chốt này. Đồng thời, điều này cũng thể hiện được sự cam kết gắn bó lâu dài và phát triển bền vững của doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam.