Doanh nghiệp chuyển phát “chuyển mình” với công nghệ hiện đại

Chia sẻ Facebook
19/05/2022 08:01:19

Doanh nghiệp e-logistics nói chung và doanh nghiệp chuyển phát nói riêng đang trên đà phát huy, sáng tạo nhiều giải pháp tân tiến hướng tới trở thành cầu nối vững chãi cho người bán và khách hàng.


Dù chịu tác động không nhỏ bởi dịch bệnh năm 2021, song xuất nhập khẩu cả nước vẫn đạt tổng kim ngạch đạt 668,55 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu tăng 19%, nhập khẩu tăng 26,5% so với năm 2020; xuất siêu hơn 4 tỷ USD. Hơn nữa với thế mạnh dân số trẻ, lượng thế hệ mới - GenZ sử dụng smartphone đang dần chiếm tỷ trọng cao, khiến giao dịch trên các sàn thương mại điện tử bùng nổ là yếu tố chính giúp Việt Nam có được những con số này. Kết quả trên không thể không kể đến những đóng góp tích cực của dịch vụ logistics, đặc biệt là e-logistics. Trong thời gian qua, dịch vụ logistics của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 12-14%.

Dịch vụ logistics nói chung được xem là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện công việc truyền thống như nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục giấy tờ, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa... Với chuyển phát nhanh được xem là khâu last mile delivery, là quá trình giao hàng chặng cuối từ trung tâm phân phối hàng hóa hoặc kho đến tay người tiêu dùng. Cụ thể, tất cả hoạt động trên đều được xử lý theo hệ thống quản lý hàng hóa áp dụng công nghệ hiện đại, tốc độ xử lý nhanh, có thể đáp ứng được kỳ vọng cao hơn từ khách hàng như thời gian và chất lượng dịch vụ. Các doanh nghiệp chuyển phát tối ưu được lưu kho, giao nhận hàng, thích hợp trở thành "trợ thủ" đắc lực giúp các doanh nghiệp phát triển nội địa, mở rộng mô hình kinh doanh đi quốc tế.

Tuy nhiên, vẫn còn tồn đọng một số hạn chế cho các doanh nghiệp như năng lực cạnh tranh, vẫn chưa áp dụng và đầu tư công nghệ hóa, các khâu khớp chủ yếu là thủ công và thiếu thốn về nguồn nhân lực. Những khó khăn nêu trên làm ảnh hưởng đến hiệu suất giao hàng, chất lượng dịch vụ và làm giảm trải nghiệm của khách hàng.

Sớm nhận thấy dịch vụ logistics được xem như "mạch máu" của nền kinh tế quốc gia, nhiều doanh nghiệp trong ngành đã vạch ra lối đi cho công cuộc "thay áo mới" cho logistics truyền thống, giảm thiểu những hạn chế tồn đọng và cải thiện dịch vụ giao hàng chặng cuối thông qua công nghệ. Cùng với những thay đổi tích cực, hiện nay, giao hàng chặng cuối ở Việt Nam đang ngày càng phát triển với tốc độ vượt bậc.

Đơn cử như J&T Express - Giao hàng chuyển phát nhanh, là thương hiệu quốc tế đang phát triển nhanh chóng, với lĩnh vực kinh doanh cốt lõi là dịch vụ chuyển phát nhanh và hậu cần xuyên biên giới. Sau 4 năm xây dựng và phát triển tại thị trường Việt Nam, doanh nghiệp đã xây dựng chiến lược dài hơi, bài bản như chuẩn bị đi vào vận hành trung tâm trung chuyển hàng hóa thứ 37. Tính tới thời điểm hiện tại, đây được xem là trung tâm hàng hóa lớn nhất Việt Nam, với diện tích lên tới 60.000m2 với thiết bị dây chuyền hoàn toàn tự động. Mỗi ngày, trung tâm có khả năng xử lý tới hơn 2 triệu kiện hàng các loại.

Ngoài ra để gia tăng trải nghiệm cho người dùng và nâng uy tín thương hiệu quốc tế, J&T Express còn liên tục cập nhật nhanh chóng những ứng dụng công nghệ nhằm hỗ trợ người bán hàng online giao nhận hàng hóa như Track &Trace. Từ đó có thể giúp khách hàng cắt giảm chi phí, giảm thiểu sai sót trong dịch vụ hậu cần.

Một số doanh nghiệp giao nhận chủ động hợp tác bằng nhiều hình thức với các nhà cung cấp dịch vụ logistics, phần mềm hỗ trợ bán hàng đa kênh, nhằm tạo lợi thế cạnh tranh và cải thiện năng lực dịch vụ. Đơn cử như J&T Express, mới đây doanh nghiệp này đã cùng một số doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử tổ chức buổi tọa đàm "Chỉ Dẫn Đỏ", đem lại bức tranh tổng quát về những thay đổi, cải tiến của kinh doanh trực tuyến và chuyển phát nhanh. Từ đó, các doanh nghiệp mong muốn chia sẻ kiến thức, định hướng một số đối tượng mục tiêu về kinh doanh online trong thời kì hiện đại. Chuỗi tọa đàm đã phát sóng tập thứ 2, thu hút được hàng ngàn người xem trực tuyến.

J&T Express giao hàng khắp 63 tỉnh thành

Thêm vào đó, cũng nằm trong chiến lược đã định, việc coi trọng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, nhiệt huyết trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng cũng là điều thực sự cần thiết.

Theo ghi nhận, với việc phủ sóng hơn 1.900 bưu cục và điểm nhận hàng, 19.000 nhân viên khắp 63 tỉnh thành, J&T Express đang nỗ lực mở rộng phạm vi cung cấp các dịch vụ hậu cần không chỉ nội địa mà còn vươn ra quốc tế. Bên cạnh đó, đồng hành với cộng đồng doanh nghiệp chuyển phát, J&T Express sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ, cải tiến công nghệ giúp trải nghiệm người dùng trở nên hoàn hảo.


Ánh Dương

Theo Nhịp Sống Kinh Tế

Chia sẻ Facebook