Doanh nghiệp châu Âu từ ngành truyền thống đến công nghệ bắt đầu giảm lao động
Trong bối cảnh lạm phát cao và ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh ở Ukraine, nhiều công ty châu Âu phải sa thải nhân viên hoặc ngừng tuyển dụng.
Trong bối cảnh lạm phát cao hàng thập kỷ và ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh ở Ukraine vẫn đang tiếp diễn, các công ty trên khắp châu Âu đã buộc phải sa thải nhân viên hoặc ngừng tuyển dụng.
Dưới đây là một số công ty đã tuyên bố sa thải, theo hồ sơ quản lý, trang web của công ty và báo cáo của Reuters :
Lĩnh vực thực phẩm, bán lẻ thông thường và hàng tiêu dùng
HENKEL: Công ty hóa chất của Đức, sở hữu các thương hiệu như Schwarzkopf, sẽ cắt giảm khoảng 2.000 việc làm do nhu cầu đối với các sản phẩm của họ chậm lại, cũng như chi phí gia tăng và các vấn đề về chuỗi cung ứng toàn cầu.
H&M: ‘Gã khổng lồ’ thời trang Thụy Điển có khoảng 155.000 nhân viên. Khoảng 1.500 việc làm sẽ bị cắt giảm trong nỗ lực thắt lưng buộc bụng trị giá 2 tỷ bảng Anh (189,5 triệu USD).
SALMAR: Do Chính phủ Na Uy có kế hoạch tăng thuế đối với các trang trại nuôi cá hồi, công ty trong lĩnh vực nuôi cá này tuyên bố tạm cắt giảm 851 việc làm để giúp chống lạm phát.
Getir: Theo một nguồn tin nói với Reuters , công ty giao hàng tạp hóa của Thổ Nhĩ Kỳ có kế hoạch cắt giảm 14% lực lượng lao động trên toàn cầu do lạm phát và chi phí gia tăng.
Tập đoàn ICA (ICA Gruppen): Nhà bán lẻ lớn của Thụy Điển cho biết, do chi phí gia tăng, lạm phát và thu nhập khả dụng thấp hơn, nên công ty sẽ cắt giảm khoảng 200 việc làm để tiết kiệm khoảng 1 tỷ SEK mỗi năm.
CLAS OHLSON: Chuỗi cửa hàng kim khí ở Thụy Điển này cho biết họ sẽ cắt giảm khoảng 85 công việc toàn thời gian, đồng thời thực hiện các bước khác để tiết kiệm chi phí và giảm khấu hao.
Lĩnh vực công nghiệp và Kỹ thuật
SIEMENS GAMESA: Nhà sản xuất tua-bin gió Tây Ban Nha có kế hoạch cắt giảm 2.900 việc làm, chủ yếu ở châu Âu, như một phần trong kế hoạch quay trở lại hoạt động có lãi.
Husqvarna: Nhà sản xuất thiết bị và dụng cụ làm vườn sẽ cắt giảm 1.000 việc làm. Công ty sẽ chuyển từ dụng cụ chạy xăng sang dụng cụ chạy bằng pin, đây là lý do chính dẫn đến việc cắt giảm nhân viên.
Alfa Laval: Tập đoàn về kỹ thuật của Thụy Điển đưa ra các hành động tái cấu trúc trong các bộ phận năng lượng và hàng hải. Động thái này sẽ ảnh hưởng đến khoảng 500 nhân viên.
Valmet: Do số lượng đơn đặt hàng giảm do chiến tranh và các hạn chế do COVID-19 của Trung Quốc, công ty Phần Lan này đã bắt đầu đàm phán vào tháng 5 về việc cắt giảm nhân viên tạm thời ba tháng tại nhà máy sản xuất van của họ ở Helsinki. Động thái này ảnh hưởng đến khoảng 340 công nhân.
Lĩnh vực Tài chính ngân hàng
Monte dei Paschi di Siena: Công ty cho vay thuộc sở hữu nhà nước của Ý với 21.015 nhân viên đã đạt được thỏa thuận với các công đoàn để cắt giảm 4.125 việc làm vào cuối năm nay thông qua chương trình ‘nghỉ hưu sớm tự nguyện’ đầy tốn kém.
Klarna: Theo tờ Dagens industri đưa tin hồi tháng 5, công ty thanh toán Thụy Điển có 7.000 nhân viên sẽ cắt giảm khoảng 10% lực lượng lao động.
Các hãng hàng không, ô tô, du lịch
MICHELIN: Nhà sản xuất lốp xe có kế hoạch cắt giảm 1.600 việc làm tại Pháp để tìm cách đảm bảo sản xuất. Chương trình sa thải tự nguyện ban đầu của công ty đã khiến khoảng 2.300 người thất nghiệp.
STELLANTIS: Nhà sản xuất ô tô đa quốc gia lớn thứ tư thế giới đang cho một số lượng công nhân (không tiết lộ số lượng chi tiết) tại nhà máy dập của họ ở tiểu bang Michigan (Mỹ) nghỉ phép vô thời hạn, để giảm thiểu tác động của chuỗi cung ứng.
AIR FRANCE: Theo tờ Le Figaro đưa tin vào tháng 6, hãng hàng không Pháp này đang đàm phán để giảm gần 300 nhân viên mặt đất thông qua tự nguyện nghỉ việc.
FINNAIR: Hãng hàng không Phần Lan sẽ cắt giảm khoảng 150 việc làm, 90 trong số đó ở trong nước, như một phần của kế hoạch quay trở lại hoạt động có lãi.
Lĩnh vực Công nghệ
PHILIPS: Nhà sản xuất thiết bị y tế Hà Lan sẽ cắt giảm khoảng 4.000 việc làm, tương đương 5% lực lượng lao động của mình, để ứng phó với vấn đề doanh số bán hàng sụt giảm và đợt thu hồi máy thở quy mô lớn.
Sinch: Công ty viễn thông đám mây Thụy Điển đang cắt giảm 150 nhân viên, tương đương gần 4% lực lượng lao động. Công ty đặt mục tiêu tiết kiệm ít nhất 300 triệu SEK mỗi năm.
BASF: Nhà sản xuất hóa chất Đức đã công bố một kế hoạch tiết kiệm mới, sẽ bao gồm cắt giảm một số lượng (chưa được tiết lộ) nhân viên, và sau đó công ty này cho biết cần phải giảm các hoạt động kinh doanh ở châu Âu “vĩnh viễn”.
Theo Lý Ngôn, Epoch Times
Hơn 1100 phóng viên và nhân viên New York Times đình công Ngày 8/12 tại tờ báo nổi tiếng thế kỷ New York Times ở Mỹ, hàng ngàn phóng viên và nhân viên đã đình công 24 giờ yêu cầu tăng lương.