Doanh nghiệp bất động sản nghỉ dưỡng lạc quan khi ngành du lịch đang bứt phá
Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, riêng trong tháng 7/2022, có 352,6 nghìn lượt khách quốc tế đến Việt Nam tăng 49% so với tháng 6/2022. Luỹ kế 7 tháng đầu năm, có 954,6 nghìn lượt khách quốc tế đến Việt Nam, gấp 10 lần so với cùng kỳ năm trước.
Riêng khách nội địa trong nửa đầu năm 2022 đạt 60,8 triệu lượt, đổ về một số địa điểm du lịch nổt bật như Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, Phú Quốc, công suất buồng phòng đạt 90 - 95% vào các dịp lễ lớn.
Trong chia sẻ mới đây, đại diện Vietjet thậm chí nhấn mạnh ngành hàng không phải gọi là bứt phá, Công ty theo đó đã vượt mức tăng trưởng trước dịch. Hiệu quả từ du lịch cũng kéo theo đà tăng giá và tiềm năng khai thác lợi nhuận từ bất động sản nghỉ dưỡng.
"Thực tế, bất động sản Việt Nam nói chung, và cụ thể là phân
khúc nghỉ dưỡng, vẫn là một thị trường đầy tiềm năng trong mắt nhà đầu tư trong ngoài nước. Do đó, mặc dù những chính sách mới về tài khóa tạo ra một vài khó khăn nhất thời, niềm tin về thị trường bất
động sản nghỉ dưỡng vẫn được duy trì tốt, và các
chủ đầu tư cũng có nhiều phương án – ví dụ như M&A – để đảm bảo dự án được triển khai đúng lộ trình
Đồng quan điểm, ông Mauro Gasparotti – Giám đốc Savills Hotels Châu Á Thái Bình Dương – cho biết chỉ tính riêng trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng lượt khách quốc tế cao nhất đạt 16,9% trong giai đoạn 2009-2019. Cùng với đó nguồn cung phòng lưu trú đạt tiêu chuẩn từ trung cao cấp cũng tăng lên nhanh chóng từ 14.000 phòng (2009) lên 94.000 phòng hiện nay.
Thống kê bởi Savills, công suất và giá phòng ghi nhận sự cải thiện ở khắp mọi nơi trên thế giới, thị trường Việt Nam cũng không ngoại lệ. Kỳ nghỉ hè năm nay được xem là bước tái khởi động đầy lạc quan tại các điểm đến du lịch.
Riêng tại Việt Nam, tại các địa điểm ven biển như Vũng Tàu – Hồ Tràm, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc, trong mùa hè năm nay, nhiều khách sạn và resort ghi nhận tốc độ hồi phục ấn tượng, một số resort thành công trong việc thu hút khách nội địa thậm chí kỳ vọng đạt mức công suất 50-70%.
Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Nam Sơn, Chủ tịch Tập đoàn đầu tư Tanzanite International, cũng bày tỏ sự lạc quan hiện nay. Vận hành dự án Hamptons Plaza (diện tích hơn 5 ha, Hồ Tràm) ghi nhận tình hình kinh doanh tích cực thời gian qua.
"Có thể thấy lượng khách du lịch quốc tế đến Bà Rịa Vũng Tàu chưa đến 5%, trong khi Đà Nẵng thu hút lượng khách quốc tế đến 70%. Hamptons Plaza là trung tâm giải trí được đầu tư và thiết kế tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên và duy nhất có tầm nhìn hướng biển tại Việt Nam. Chúng tôi kỳ vọng nơi đây sẽ tạo ra sự bức phá vươn tầm quốc tế, là điểm đến có sức cạnh tranh không chỉ ở Việt Nam mà còn ở toàn khu vực Châu Á",
"Hầu như không có nhà hàng 4-5 sao ngoài các khu nghỉ dưỡng, không nơi mua sắm, ít địa điểm giải trí, đặc biệt không có dịch vụ giải trí về đêm nhộn nhịp",
Phía Savills cũng nhấn mạnh bất cập hiện nay của ngành là sản phẩm lưu trú, du lịch vẫn còn đơn điệu, thiếu các sản phẩm mang đậm nét văn hóa, truyền thống địa phương. Việt Nam còn có nhiều dự án cùng cạnh tranh trong một phân khúc với mô hình và sản phẩm tương tự nhau, khiến cho các dự án bị thiếu điểm nhấn.
Chưa kể, lạm phát, chi phí chuyến bay gia tăng và sự chậm khôi phục của hai thị trường khách Trung Quốc và khách Nga cũng đang làm chậm lại quá trình phục hồi của bất động sản nghỉ dưỡng. Như vậy, để hoạt động du lịch có thể đạt được mức như năm 2019, chúng ta vẫn phải chờ đến khi thị trường khách quốc tế hoàn toàn khôi phục.
"Chúng tôi kỳ vọng nguồn cầu sẽ hoàn toàn khôi phục vào năm 2024. Tuy nhiên bên cạnh vấn đề nguồn cầu, ngành du lịch Việt Nam còn phải phải đối mặt với thách thức khác là tình trạng dư thừa nguồn cung. Chúng tôi ước tính trong ba năm tới, nguồn cung tại các điểm đến du lịch trọng điểm sẽ tăng trưởng với tốc độ trung bình 20% mỗi năm. Với tốc độ này, nếu nguồn cầu không tăng theo kịp thì có thể dẫn đến tình trạng cung vượt cầu, qua đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến công suất phòng của các khách sạn, khu nghỉ dưỡng trong nước",