Đoàn kết Khối thịnh vượng đối kháng ĐCSTQ – Chính sách mới chạy đua chức thủ tướng Anh
Ai là người cứng rắn nhất đối với ĐCSTQ? Điều này đã trở thành một trong những vấn đề trọng tâm của cuộc chạy đua giành quyền lãnh đạo Đảng Bảo thủ ở Anh. Nhưng những lời hùng biện cứng rắn từ cả hai phe ứng cử cho thấy, dù ai chiến thắng thì cũng sẽ mở ra một giai đoạn mới đầy biến động trong quan hệ Anh – Trung.
Hôm thứ Tư (27/7), Ngoại trưởng Liz Truss, người hiện đang dẫn đầu cuộc cạnh tranh, đã đề xuất một chiến lược chống Cộng mới, đó là đoàn kết các nước trong Khối thịnh vượng chung để chống lại “ảnh hưởng ác tính đang ngày càng tăng” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Hiện tại, cựu Bộ trưởng Tài chính Anh Rishi Sunak đang cạnh tranh với bà Truss cho vị trí lãnh đạo của đảng, và người chiến thắng sẽ nghiễm nhiên trở thành Thủ tướng tiếp theo của Vương quốc Anh. Họ đang cố gắng chứng minh với các thành viên Đảng Bảo thủ rằng họ là những người theo đường lối cứng rắn thực sự đối với Trung Quốc (ĐCSTQ).
Theo The Times đưa tin, bà Truss nói:
“Là một trong những khối lớn nhất của các nền dân chủ yêu tự do (Khối thịnh vượng chung), chúng tôi phải đảm bảo rằng chúng tôi tiếp tục mang lại lợi ích rõ ràng cho các thành viên và cung cấp một giải pháp thay thế rõ ràng, để ứng phó với ảnh hưởng ác tính đang ngày càng gia tăng từ Bắc Kinh.”
Khối thịnh vượng chung là một tổ chức quốc tế bao gồm 56 quốc gia có chủ quyền, hầu hết các thành viên của khối này là các thuộc địa và thống trị của Anh trước đây. Người đứng đầu Khối thịnh vượng chung hiện là Nữ hoàng Elizabeth II.
Bà Truss đã cam kết rằng nếu trở thành thủ tướng, bà sẽ ký một thỏa thuận thương mại “nhanh chóng” với các nước thuộc Khối thịnh vượng chung. Bà tin rằng động thái này sẽ giúp Anh và các nền dân chủ khác “giành chiến thắng trong cuộc chiến toàn cầu chống lại các nhà độc tài”.
“Tôi sẽ đảm bảo rằng Khối thịnh vượng chung là trọng tâm trong kế hoạch ‘Toàn cầu hóa Vương quốc Anh’ của tôi” , bà Truss nói. “ Toàn cầu hóa Vương quốc Anh” (Global Britain) là chương trình chính sách đối ngoại và quốc phòng do Chính phủ Johnson đề xuất vào năm 2021, và nội hàm của nó bao gồm nước Anh cần “nghiêng về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” (the Indo-Pacific tilt).
Truyền thông Anh The Independent đưa tin, nhóm vận động tranh cử của bà Truss tin rằng điều này sẽ củng cố lợi thế chi phí thương mại của Khối thịnh vượng chung, để đối kháng lại sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc.
Bà Truss có được sự ủng hộ của một số người nổi tiếng nhất thuộc phe diều hâu đối với Trung Quốc trong Đảng Bảo thủ Anh, bao gồm cả cựu lãnh đạo Đảng Bảo thủ Iain Duncan Smith, người đã thúc đẩy thành công việc loại bỏ Huawei khỏi mạng 5G của Anh. Có suy đoán rằng ông Smith sẽ đảm nhận công việc về Trung Quốc trong chính phủ của bà Truss .
“Chúng ta không thể phạm phải những sai lầm tương tự với Trung Quốc như chúng ta đã làm với Nga”, ông
“Tôi rất vui khi thấy điều này, nhưng bà Truss quan tâm hơn đến vấn đề này (nhắm vào ĐCSTQ) và coi đó là một cuộc chiến văn minh. Đây là cuộc chiến giữa một xã hội tự do và cởi mở với một xã hội khép kín và áp bức.”
Ông Sunak là cựu Bộ trưởng Tài chính Anh. Ông từng mong muốn thiết lập quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn với Trung Quốc và năm nay đã tìm cách nối lại các cuộc đàm phán chính phủ cấp cao giữa hai nước. Nhưng về phương diện phê bình và tấn công Trung Quốc (ĐCSTQ), ông Sunak đang gắng sức vượt lên so với bà Truss.
Tuần này, ông Sunak tuyên bố Trung Quốc (ĐCSTQ) là “mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh và thịnh vượng của Vương quốc Anh và thế giới trong thế kỷ này” , đồng thời cam kết hạn chế ảnh hưởng của nước này ở Anh. Ông cũng đề xuất đóng cửa tất cả 30 Viện Khổng Tử ở Anh để ngăn chặn sự xâm nhập của ĐCSTQ thông qua các chương trình văn hóa và ngôn ngữ. Ông cũng cam kết “‘đá’ ĐCSTQ ra khỏi các trường đại học của chúng ta” và cấm các trường hợp ĐCSTQ mua lại các tài sản quan trọng của Anh, bao gồm các công ty công nghệ nhạy cảm về mặt chiến lược.
Ông Sunak và bà Truss hiện đang cạnh tranh sự ủng hộ của khoảng 160.000 thành viên đảng Bảo thủ, những người sẽ bắt đầu bỏ phiếu vào đầu tháng Tám. Kết quả bỏ phiếu sẽ được công bố vào ngày 5/9.
Theo Từ Giản, Epoch Times
Tâm điểm Trung Quốc trong tranh luận giữa 2 ứng viên Thủ tướng Anh Cả ông Rishi Sunak và bà Liz Truss đều cho biết lập trường cứng rắn đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)