Đoạn điệp khúc "li-la" trong Đàn ghi ta của Lor-ca không có dụng ý gì

Chia sẻ Facebook
29/11/2022 14:38:29

'Li-la li-la li-la' là một đoạn điệp khúc quen thuộc trong tác phẩm Đàn ghi ta của Lor-ca và đã đi vào rất nhiều đề thi. Thế nhưng, nhà thơ Thanh Thảo, cha đẻ của tác phẩm đó lại cho biết khi ông sáng tác, ông hoàn toàn không có ý đồ hay dụng ý nghệ thuật gì trong câu thơ đó.

Phân tích và cảm thụ văn học đối với các bạn học sinh chưa bao giờ là một điều dễ dàng. Để có thể đưa ra những bài cảm nhận, phân tích chuẩn xác, chúng ta đều phải đặt mình vào bối cảnh ra đời của tác phẩm hay tình trạng tại thời điểm đó của tác giả.


Tuy nhiên, đôi khi những điều chúng ta cảm nhận là có sự khác biệt so với tác giả. Một trong những câu chuyện nổi bật về sự khác biệt trong việc cảm thụ văn học của học sinh và tác giả có thể kể đến bài Tiếng đàn ghi ta của Lor-ca của nhà thơ Thanh Thảo. Với nhiều thế hệ học sinh, đây là một trong những tác phẩm “khó nhằn”, vì nó lột tả cảm xúc của nhà thơ, nhạc sĩ Lorca nổi tiếng tại Tây Ban Nha.

Nhà thơ Thanh Thảo là một trong những cây bút nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. (Ảnh: Người Nổi Tiếng)


Một trong những câu thơ ghi dấu ấn với học sinh có lẽ là tiếng đàn “li-la li-la li-la” . Chỉ một câu ngắn ngủi nhưng được học sinh phân tích dài cả trang giấy. Hầu hết chúng ta sẽ được hiểu đó là âm thanh vang vọng của tiếng đàn, cũng chính là sự đại diện cho tinh thần chiến đấu bền bỉ của Lorca với chế độ độc tài Tây Ban Nha. Đôi khi, âm thanh đó còn được hiểu là khúc nhạc để tạm biệt người nghệ sĩ tài hoa về với cõi vĩnh hằng.

Tác phẩm quen thuộc của ông với các thế hệ học sinh là bài Đàn ghi ta của Lor-ca. (Ảnh: Bảo tàng văn học)


Thế nhưng, báo Trí Thức Trẻ cho biết, trong một lần phỏng vấn trực tiếp với báo chí và được hỏi về dụng ý nghệ thuật khi khép lại bài thơ với cụm từ “li-la li-la li-la”, nhà thơ Thanh Thảo đã thẳng thắn chia sẻ khiến ai nấy đều “ngã ngửa”. Cụ thể, ông cho biết: "Thú thật, khi viết, tôi cũng không có ý đồ nghệ thuật gì, bởi những từ tượng thanh này chợt đến, có lẽ là từ vô thức của tôi, và tôi viết ra như thế thôi. Tất cả những gì chúng ta phân tích về bài thơ, đều đến sau khi bài thơ đã hoàn chỉnh. Còn trong khi sáng tác, thì tôi nghĩ, không nhà thơ nào 'nhằm mục đích' gì cả. Sướng thì viết, thế thôi!".

Ông đã có những chia sẻ thẳng thắn và bất ngờ về tác phẩm của mình. (Ảnh: Tạp chí Quảng Ngãi)

Ý đồ của nhà thơ Thanh Thảo khi sáng tác hoàn toàn không giống với tưởng tượng của chúng ta. (Ảnh: Tạp chí Sông Hương)

Tuy nhiên, đây chỉ là chia sẻ thẳng thắn của tác giả để cho chúng ta có một góc nhìn mới hơn. Trên thực tế, văn chương không bao giờ có giới hạn, nó giá trị bởi cảm nhận của mỗi người. Người ta vẫn thường nói khi phân tích tác phẩm văn học của người khác cũng đồng thời là đang tạo ra một tác phẩm mới cho mình. Và chắc chắn, chính tác giả khi đọc những bài cảm nhận, phân tích về tác phẩm của mình cũng sẽ có thêm nhiều góc nhìn mới hơn mà khi họ sáng tác cũng chưa từng nghĩ tới.

Nhiều bạn trẻ cho rằng cần phân biệt rạch ròi giữa ý đồ của tác giả khác với những gì mà người đọc cảm nhận được. (Ảnh: Chụp màn hình Trường Người Ta)


Hay một thời gian về trước, trên mạng bất ngờ xuất hiện thông tin nam đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, cũng là con trai nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã nhờ bố phân tích tác phẩm Chiếc Lược Ngà do chính ông sáng tác. Tuy nhiên, khi nhận kết quả, Nguyễn Quang Dũng chỉ được 4 điểm.

Câu chuyện nhà văn Nguyễn Quang Sáng chỉ được 4 điểm khi phân tích chính tác phẩm của mình đã gây xôn xao trên mạng. (Ảnh: Đời sống & Pháp luật)


Ngay sau đó, ông đã lên tiếng đính chính trên báo Pháp luật & bạn đọc về thực hư câu chuyện và cho biết hầu hết các bài văn của ông đều chỉ được 4 - 6 điểm. Tại thời điểm được dạy tác phẩm Chiếc Lược Ngà , Nguyễn Quang Dũng đã đem về cho bố mình xem phần cô giáo dạy nhưng bố ông đã cho biết có một số chi tiết được “ca ngợi quá” vì trong quá trình sáng tác ông cũng không có ý đồ như vậy.

Tác phẩm Chiếc Lược Ngà được đưa vào giảng dạy trong nhà trường. (Ảnh: NXB Văn hóa - Văn nghệ TP.HCM)

Tác giả Nguyễn Quang Sáng được ví như cây đại thụ nền nền văn học Nam Bộ. (Ảnh: VnExpress)

Thế nhưng, suy cho cùng, văn học là không giới hạn, mỗi người đều có quyền đưa ra cảm nhận của bản thân mình khi đọc một tác phẩm. Và đôi khi, những suy nghĩ ý tưởng đó tác giả cũng chưa từng nghĩ ra.


Cùng cập nhật những tin tức hấp dẫn tại YAN !

Văn học không bao giờ có giới hạn, cũng không có một khuôn mẫu nào cụ thể. Chính vì vậy, đôi khi các bạn học sinh cảm thấy "vật vã" với những tiết Ngữ Văn kéo dài trên trường. Thế nhưng, phân tích tác phẩm văn học chính là cảm nhận của mỗi người. Chính vì vậy, thay vì ép mình đi theo những khuôn trong các quyển văn mẫu, chúng ta hay tự mình đi tìm hiểu bối cảnh sáng tác, hoàn cảnh ra đời cũng như những câu chuyện bên lề của tác giả để có thể cảm nhận sâu sắc nhất về tác phẩm. Và biết đâu, đôi khi những gì chúng ta cảm nhận được thậm chí còn hay hơn, vượt xa cả những ý tưởng trước đó của tác giả.


Cùng cập nhật những tin tức khác TẠI ĐÂY !

Chia sẻ Facebook