Đồ uống nào là nguy hiểm nhất?

Chia sẻ Facebook
21/06/2023 08:46:41

Nếu bạn không muốn sức khỏe và tuổi thọ giảm đi thì hãy tránh xa những đồ uống nguy hiểm này,

Chuyên gia y tế khuyến cáo cơ thể con người cần nạp khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Tuy nhiên, không phải đồ uống nào cũng có thể tùy tiện nạp vào cơ thể, thậm chí một số đồ uống tưởng như giải nhiệt rất tốt nhưng lại gây tổn hại sức khỏe. Đặc biệt nếu bạn không muốn sức khỏe và tuổi thọ giảm đi thì hãy tránh xa những thức uống sau.

Các bác sĩ khuyến cáo mọi người nên uống ít hoặc không uống nước giải khát chứa đường. (Ảnh: Rohappy/ Shutterstock)

Chuyên gia tiết niệu nói gì về đồ uống có đường


Các bác sĩ liên tục cảnh báo mọi người không nên uống quá nhiều đồ uống có đường. Tiến sĩ Dai Dingen, Khoa Tiết niệu, Bệnh viện Đại học Y khoa Đài Bắc, Đài Loan, cho biết: Việc sử dụng chế độ ăn nhiều đường trong thời gian dài sẽ làm giảm số lượng và khả năng hoạt động của tinh trùng.


Tại sao lại như vậy? Bác sĩ Dai Dingen giải thích rằng trong loại đồ uống này có sử dụng đường fructose, đường hạt hoặc sucrose, miễn là đường tinh luyện, chúng sẽ gây ra các gánh nặng cho cơ thể. Khi lượng đường nạp vào cơ thể quá nhiều, không chỉ khiến insulin hoạt động quá mức, mà còn dễ dẫn đến béo phì hay hội chứng chuyển hóa. Về lâu dài sẽ làm giảm nồng độ Testosterone, khiến số lượng tinh trùng giảm, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của tinh trùng và chức năng sinh sản ở nam giới. Vì vậy, ông đề nghị mọi người nên uống ít hoặc không uống những loại đồ uống này.


Cuối cùng, bác sĩ Dai Dingen nói rằng ngoài việc bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, điều quan trọng là phải hình thành thói quen làm việc và nghỉ ngơi đều đặn, cũng như tập thể dục thường xuyên. Đồng thời tránh xa các thực phẩm giàu chất béo và đường càng nhiều càng tốt. Đây là quy tắc tốt nhất cho chức năng sinh sản khỏe mạnh.

Các con số thống kê khổng lồ về đồ uống có đường


Theo dữ liệu thống kê trong một cuộc khảo sát, có tới 55% học sinh tiểu học chọn uống đồ uống giải khát bao gồm: trà sữa, trà đen, các loại đồ uống khác và chỉ 45% chọn uống nước lọc. Có thể thấy rằng nhiều người đã hình thành thói quen uống nước có đường giải khát từ khi còn nhỏ.


Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, lứa tuổi thanh thiếu niên đang là đối tượng tiêu thụ nước uống có đường nhiều nhất. Trong đó, các sản phẩm trà uống liền là hơn 2000 triệu lít; nước uống có ga hơn 1000 triệu lít; đồ uống thể thao gần 600 triệu lít; cuối cùng là nước tăng lực và nước uống trái cây là gần 360 triệu lít.


Juliawati Untoro, chuyên gia dinh dưỡng của tổ chức WHO cho biết: Đã có khuyến cáo về việc người dân nên kiểm soát đồ uống có đường để tránh các bệnh như thừa cân, béo phì, tim mạch và huyết áp. Tuy nhiên nhiều báo cáo gần đây lại cho thấy, tỷ lệ sử dụng đồ uống có đường trên thế giới đang tăng một cách đáng báo động. Tại Việt Nam, tỉ lệ này cũng đang tăng nhanh với mức độ chóng mặt, tỉ lệ các bệnh trên cũng đồng thời gia tăng. Ngoài ra nước ngọt cũng là loại thực phẩm cung cấp năng lượng nhanh nhưng rất nghèo dinh dưỡng.


Việc sử dụng nước uống có đường lâu dài đối với sức khỏe sẽ tiềm ẩn sự tổn thương vô cùng nghiêm trọng. Bởi vì nước giải khát tuy có chứa thành phần nước nhưng không giải quyết được tình trạng cơ thể thiếu nước mà nó còn có thể làm trầm trọng thêm hiện tượng mất nước, từ đó ảnh hưởng đến chức năng thận. Do đó, khi lượng nước nạp vào không đủ do uống nhiều nước giải khát trong thời gian dài có thể gây ra bệnh béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch và thừa axit uric. Đồng thời, các chuyên gia cũng đã chỉ ra rằng uống nước lọc có rất nhiều lợi ích như: giúp ổn định đường huyết và kiểm soát lượng đường trong máu, v.v.


Vì vậy, mọi người nên uống nhiều nước, điều này cũng có thể điều chỉnh tốc độ trao đổi chất của cơ thể. Nhưng nhớ là không được uống nước trước khi đi ngủ 2 tiếng. Vì lúc đó lượng đường trong máu sẽ giảm do hormone gây căng thẳng giảm, cho nên sẽ xảy ra tình trạng hạ đường huyết vào ban đêm, cộng thêm việc dễ dẫn đến tình trạng đi tiểu đêm khiến giấc ngủ bị gián đoạn.


An Chi (t/h)

Trong chuyện nước tăng lực, quảng cáo và khoa học mâu thuẫn nhau Nước tăng lực là nước giải khát, thực phẩm bổ sung hay thuốc kích thích thần kinh?

Chia sẻ Facebook