Đô thị phát triển hiện đại, vì đâu văn hóa giao thông vẫn ở thuở sơ khai?

Chia sẻ Facebook
23/09/2022 15:32:34

Gần 10 năm qua, hạ tầng giao thông đô thị của Việt Nam đã thay đổi rất lớn nhưng văn hóa tham gia giao thông chỉ được đánh giá ở giai đoạn sơ khai mới hình thành ban đầu.


Vượt đen đò, đi ngược chiều, đi xe đạp trên cao tốc… đây là những tình huống được camera ghi lại và đưa lên mạng xã hội gây xôn xao những ngày qua. Trên thực tế, những tình huống giao thông này không hiếm gặp. Dù gần 10 năm qua, Việt Nam đã có thay đổi lớn về hạ tầng giao thông, tỷ lệ tai nạn giao thông liên tục giảm sâu nhưng văn hóa giao thông vẫn chỉ được đánh giá ở giai đoạn mới hình thành ban đầu, chưa hình thành nếp trong đa số người dân. Xây dựng văn hóa giao thông như thế nào là nội dung của Góc nhìn văn hóa số mới nhất.

Nói về chủ đề này, BTV Thái Mạnh Thắng – BTV kênh VOV Giao thông chia sẻ: "Phần lớn khi thực hiện giờ cao điểm, thông tin các thính giả báo về chương trình đa số là các điểm ủn tắc, hoặc thông tin bức xúc của họ như nhiều phương tiện dùng làn khẩn cấp trên đường cao tốc, đường trên cao… Chúng tôi quan sát camera qua các ngã tư, có thời điểm lượng phương tiện di chuyển tùy tiện, đặc biệt xe gắn máy. Họ tràn ra giữa ngã tư và không theo bất cứ tín hiệu đèn nào, mạnh ai nấy đi".

"Tôi nghĩ hiện tượng này là do tâm lý đám đông, một vài người vi phạm thì những người còn lại thấy người ta vượt thì mình vượt, vượt cũng có bị xử phạt đâu", BTV Thái Mạnh Thắng cho hay.

Ý thức của người dân đã tăng lên. Nhiều người biết vi phạm luật giao thông là sai nhưng từ biết đến tuân thủ thực hiện còn khoảng cách khá xa. Thường nói "tính cách điển hình thể hiện rõ trong hoàn cảnh điển hình", điều nói rất đúng khi quan sát tình trạng giao thông vào giờ cao điểm, khi số lượng phương tiện tham gia giao thông tăng vọt. Nhiều người điều khiển phương tiện theo kiểu điền vào chỗ trống, bất chấp luật lệ. Cứ như vậy, việc điều khiển giao thông trở lên hỗn loạn, đông càng thêm đông, tắc càng thêm tắc.

Thái Mạnh Thắng – BTV kênh VOV Giao thông chia sẻ

Từ năm 2008, Việt Nam đã có Luật Giao thông đường bộ. Việc tuyên truyền ý thức tham gia giao thông được chú trọng nhiều năm nay nhằm làm thay đổi hành vi của người điều khiển phương tiện. Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã phối hợp với các trường học để tổ chức các chương trình đào tạo cho trẻ em. Việc giáo dục ý thức chấp hành giao thông cũng được từng bước đưa vào nhà trước, thậm chí ngay từ bậc mầm non.

Tuy nhiên, hiện tượng vi phạm quy định an toàn giao thông vẫn xảy ra. Theo các chuyên gia, một trong các lý do quan trọng là thiếu nêu gương. Người lớn chưa nêu gương cho trẻ nhỏ, đâu đó việc xử lý của cơ quan chức năng chưa nghiêm minh, vì thế việc chấp hành giao thông vẫn còn kém trong một bộ phận người dân.

Công an Hà Nội xử phạt hơn 85 tỷ đồng vi phạm giao thông trong 3 tháng Trong 3 tháng cao điểm, Công an TP Hà Nội xử lý hơn 76.000 trường hợp vi phạm giao thông, phạt hơn 85 tỷ đồng.

Chia sẻ Facebook