Độ bền SSD, lựa chọn nào tối ưu chi phí tổng sở hữu (TCO)
Độ bền là một thông số kỹ thuật quan trọng khi chọn SSD, không chỉ riêng những SSD cao cấp cho máy chủ doanh nghiệp, hệ thống lưu trữ lớn, mà nó cũng quan trọng trong việc lựa chọn SSD cho nhu cầu sử dụng cá nhân.
Việc lựa chọn đúng độ bền SSD phù hợp với mục đích sử dụng sẽ giúp đảm bảo SSD hoạt động ổn định và tuổi thọ lâu hơn.
Độ bền của SSD sẽ dựa trên chu kỳ ghi xóa dữ liệu trên các ô nhớ. Khác với HDD, lưu trữ các bit dữ liệu bằng từ tính, sẽ không bị hao mòn theo thời gian, SSD sử dụng điện để lưu trữ dữ liệu, do đó khi dữ liệu mới được ghi vào SSD, nó sẽ phải xóa dữ liệu cũ, quá trình ghi xóa sẽ làm hao mòn các lớp tích điện, từ đó khả năng lưu trữ của SSD sẽ giảm dần theo thời gian và tuổi thọ của SSD cũng giảm theo.
Thông số về độ bền của SSD thường sẽ được ghi là TBW viết tắt của TeraByte Written hoặc PBW (Petabyte Written), tổng dung lượng dữ liệu được ghi vào SSD, số này sẽ được tính trong một khoảng thời gian cụ thể (ví dụ 3 năm, 5 năm,…), thường sẽ dựa vào số năm bảo hành của sản phẩm.
Các hãng sản xuất SSD đã tính toán tổng dung lượng ghi tối đa TBW dựa trên nhu cầu ghi dữ liệu lên SSD hằng ngày của người dùng, từ đó phân loại SSD theo từng mục đích sử dụng khác nhau. Từ thông số TBW được cung cấp, bạn có thể tính được tổng dung lượng ghi vào SSD mỗi ngày dựa vào công thức sau:
TBW = DWPD * Số năm bảo hành * 365 ngày * Dung lượng ổ cứng (TB)
PBW = TBW / 1000 (PB)
Trong đó DWPD hoặc DW/D (Drive Writes per Day) là số lần SSD ghi hết dung lượng của nó mỗi ngày
Ví dụ: Ổ SSD Ultrastar SN840 có dung lượng là 15.36TB và có độ bền là 1 DWPD thì có nghĩa là nó sẽ phù hợp với các ứng dụng và hệ thống có tổng dung lượng dữ liệu ghi vào nó mỗi ngày là 15.36TB, và tổng dung lượng dữ liệu ghi vào SSD trong suốt 5 năm bảo hành sẽ là:
DWPD * 356 ngày * 5 năm * Dung lượng SSD (TB) = 1*365*5* 15.36 = 28,032 (TBW) = 28 (PBW)
Vậy làm thế nào để lựa chọn độ bền của SSD để tối ưu tổng chi phí sở hữu (TCO) nhất. Đặc biệt là đối với các SSD cao cấp dành cho doanh nghiệp, các dự án lưu trữ lớn, thì tổng chi phí sở hữu (TCO) được xem là một yếu quan trọng để đưa ra quyết định lựa chọn sản phẩm.
Tổng chi phí sở hữu (TCO) là chi phí đầu tư ban đầu của một hệ thống cộng với chi phí vận hành. Về tổng chi phí sở hữu, khi lựa chọn giữa các thiết bị thay thế, chúng ta không chỉ nên xem xét giá mua mà còn cả chi phí vận hành, bảo trì phát sinh trong dài hạn. Thiết bị có tổng chi phí sở hữu (TCO) thấp hơn có giá trị cao hơn về lâu dài.
Đối với các SSD dành cho máy chủ, hoạt động liên tục 24/7 và với cường độ cao, chúng được phân loại chi tiết hơn về khối lượng công việc cho từng mục đích sử dụng cụ thể, bao gồm: chuyên đọc, chuyên ghi và hỗn hợp (đọc và ghi).
Đối với các ứng dụng và khối lượng công việc cần đọc dữ liệu nhiều như: lưu trữ đệm (caching), mạng phân phối nội dung (CDN), thường dùng các SSD chuyên về đọc dữ liệu và có độ bền thấp hơn.
Đối với các mục đích sử dụng đọc/ghi hỗn hợp hoặc chuyên ghi dữ liệu như: cơ sỡ dữ liệu SQL, lưu trữ camera giám sát thông minh. Các SSD có độ bền cao sẽ là lựa chọn phù hợp nhất.
Làm thế nào để so sánh độ bền giữa các SSD để có sự lựa chọn phù hợp, tối ưu chi phí sở hữu (TCO) nhất? Bên dưới là một ví dụ so sánh giữa ổ SSD Western Digital Ultrastar SN640 và một SSD khác trong cùng phân khúc.
SSD Ultrastar SN640 NVMe™ có chỉ số DW/D = 0.8 và có thời gian bảo hành 5 năm, và SSD khác cùng phân khúc có chỉ số DW/D cao hơn và thời gian bảo hành 3 năm ngắn hơn. Mặc dù chỉ số DW/D thấp hơn, nhưng tổng dung lượng dữ liệu có thể ghi vào SSD Ultrastar SN640 lại nhiều hơn và được hưởng thời gian bảo hành dài hơn.
Điều quan trọng là chúng ta nên hiểu rõ các yêu cầu về độ bền của hệ thống và hiểu các thông số kỹ thuật của SSD để đưa ra lựa chọn tối ưu. Chi phí đầu tư chỉ là một phần của TCO, thực tế chúng ta cần tính đến chi phí thay thế các ổ SSD, trong trường hợp hỏng hóc, chi phí vận hành, chẳng hạn như chi phí nhân công để lắp đặt và chi phí liên quan đến thời gian ngừng hoạt động của hệ thống trong quá trình thay thế. Do đó một SSD với chi phí thấp ban đầu, có vẻ tiết kiệm hơn nhưng về lâu dài nó sẽ đắt hơn khi cộng các chi phí này lại.
Đối với môi trường luôn vận hành với cường độ cao, tải lượng công việc lớn của doanh nghiệp, việc thay thế SSD thường xuyên có thể làm tăng tổng chi phí sở hữu (TCO) và làm gián đoạn ứng dụng hoặc hệ thống, đó là một vấn đề nghiêm trọng.
Thông số PBW và thời gian bảo hành là 2 thông tin quan trọng trong việc lựa chọn SSD có độ bền phù hợp với mục đích sử dụng, giúp tiết kiệm chi phí. Thông số này có ý nghĩa: Xác định được bao nhiêu dung lượng dữ liệu có thể ghi vào SSD trong suốt thời gian bảo hành; Thời gian ổ SSD vận hành ổn định trước khi cần được thay thế.
Theo Source Western Digital Blog
Gửi bình luận
Bài viết cùng chuyên mục
Công ty Metaverse này sẽ mang tới cho bạn cơ hội sống bất tử
icon 0
Somnium Space đang nghiên cứu một cơ chế để các cá nhân có thể giao tiếp với các thành viên trong gia đình của họ ngay cả sau khi họ đã chết.
Tối ưu nền tảng quản trị theo từng bài toán kinh doanh, MDO cùng doanh nghiệp vượt qua nỗi sợ chuyển đổi số
icon 0
Chuyển đổi số đang trở thành làn sóng mạnh mẽ trong cộng đồng doanh nghiệp, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng sẵn sàng để bắt đầu hay khi bắt đầu thì sẽ nắm chắc thành công. Thực tế có đến hơn 70% doanh nghiệp chuyển đổi số thất bại.
Chủ tịch FPT Telecom xấu hổ trước người trẻ: ''Họ giàu hơn cả anh Trương Gia Bình nhưng không bao giờ mua xe, mua nhà''
icon 0
''Liệu rằng thành công về tiền bạc có phải là tiêu chuẩn của hạnh phúc hay không? Tôi nghĩ: Có tiền thì chưa chắc đã có hạnh phúc, nhưng không có tiền thì rất rất khó hạnh phúc'' - Chủ tịch FPT Telecom khẳng định từ những phút mở đầu.
Người sở hữu hơn 1.400 chiếc cassette ở Hà Nội icon 0
Để có bộ sưu tập hơn 1.400 chiếc cassette, ông Thủy đã mất rất nhiều công sức trong 5 năm để tìm kiếm, săn lùng ở cả trong và ngoài nước như Nhật Bản, Campuchia...
Xuất khẩu điện thoại, linh kiện ngày càng có tỷ trọng lớn tại Việt Nam
icon 0
Điện thoại, linh kiện là mặt hàng chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Năm 2021, ngành này chiếm trên 17,11% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước.
Cần Thơ sẽ đưa thanh toán không dùng tiền mặt trong TMĐT đạt 50% vào cuối năm 2025
icon 0
Đưa tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử (TM ĐT) đạt 50% vào cuối năm 2025 là 1 mục tiêu của kế hoạch phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021 - 2025.
Viettel chính thức đón nhận thực tập sinh xuất sắc tham gia các dự án chuyển đổi số quốc gia
icon 0
Ngày 16/4/2022, tại Trụ sở Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), Lễ khai giảng Chương trình Thực tập sinh Tài năng (Viettel Digital Talents) 2022 đã chính thức đón nhận 115 sinh viên xuất sắc vượt qua vòng sơ loại.
RMIT Việt Nam lần đầu cấp học bổng Thạc sĩ các ngành Trí tuệ nhân tạo, An toàn thông tin
icon 0
Trong 81 suất học bổng dành cho sinh viên tương lai tại RMIT Việt Nam năm 2022, có 6 suất học bổng 50% học phí cho các ứng viên của các chương trình đào tạo Thạc sĩ Trí tuệ nhân tạo, Thạc sĩ An toàn thông tin.
XEM THÊM BÀI VIẾT