DN Việt Nam phát triển bền vững: Khẩn thiết để đón đầu một lượng vốn ngoại khổng lồ đang chờ sẵn

Chia sẻ Facebook
16/09/2022 01:50:12

“Phát triển bền vững đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết cho hoạt động giao thương quốc tế và kêu gọi đầu tư”, bà Cao Thị Ngọc Dung, đại diện Công ty PNJ, Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân Tp.HCM (Hawee), chia sẻ.

Ngân hàng Thế giới đã Ban hành Báo cáo Quốc gia về khí hậu và phát triển vào tháng 7/2022, trong đó có nêu rõ hiện nay gần 100 triệu người dân Việt Nam nằm trong nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất trên thế giới trước sự tàn phá của biến đổi khí hậu. Cũng như, chúng ta đang phải đối mặt với những rủi ro ngày một nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu, đe dọa mục tiêu trở thành nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2045.

Thực tế, phát triển bền vững và tăng trưởng xanh đã sớm là mục tiêu lớn của Chính phủ Việt Nam. Tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới năm 1992 ở Rio de Janerio, các nhà hoạt động về kinh tế, xã hội, môi trường cùng với các nhà chính trị của 179 nước, trong đó có Việt Nam, có thống nhất về quan điểm phát triển bền vững.

Đến ngày 17/8/2004, Việt Nam chính thức ban hành Định hướng chiến lược nhằm phát triển bền vững đất nước trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau, ghi nhận quan điểm của các chuyên gia, cơ quan ban ngành cùng đại diện doanh nghiệp tại Nhịp cầu ASEAN++ với chủ đề “Kết nối để phát triển bền vững” mới đây.

Hiện, phát triển bền vững là từ khóa quan trọng cho tất cả các doanh nghiệp. Bởi, người tiêu dùng hiện đại, đặc biệt là thế hệ trẻ tại các thị trường phát triển có xu hướng ưu tiên sử dụng sản phẩm của các doanh nghiệp được đánh giá là bền vững. Những nguồn vốn đầu tư cũng được ưu tiên cấp cho các doanh nghiệp kinh doanh bền vững tạo ra tác động tích cực cho xã hội.

Đặc biệt, năm 2021, Thủ tướng Chính Phủ ban hành Quyết định 1658/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050. Theo đó, mục tiêu tổng quát của Chiến lược là thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội. Hiện nay, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng đang xây dựng dự thảo kế hoạch hành động triển khai các nội dung liên quan trong Quyết định 1658 nói trên.

Tài sản của các quỹ đầu tư ESG trên toàn cầu gia tăng

“chúng ta đang đứng trước dòng vốn FDI khổng lồ, đi kèm với những tiêu chuẩn không chỉ về kinh doanh mà gắn liền với trách nhiệm xã hội”,

Như vậy, vấn đề phát triển bền vững đã và đang trở thành chiến lược được nhiều doanh nghiệp trên thị trường quốc tế lựa chọn, trong đó đề cao chính sách về quản lý rủi ro về môi trường và xã hội cũng như công bố thông tin về cách thức doanh nghiệp quản lý các vấn đề này.


Còn tương đối mới mẻ đối với thị trường Việt Nam

Vị này cũng chia sẻ thêm, cơ quan dù đang rất gấp rút xây dựng các chỉ số mới đầy đủ yếu tố, tiêu chuẩn về phát triển bền vững và phổ cập đến doanh nghiệp, Việt Nam vẫn con rất nhiều thử thách. Trong đó, ở những trường hợp công bố thông tin chưa đầy đủ thời gian qua, có rất nhiều đơn vị bản thân lãnh đạo có làm trách nhiệm xã hội nhưng không nghĩ công bố thông tin đó. So sánh với các quốc gia khác trong khu vực như Malaysia, Singapore hay Thái Lan, thì họ đã đi trước rất lâu và các báo cáo kinh doanh rất chi tiết, rất đầy đủ. Thậm chí, gần như doanh nghiệp các nước này đều có kiểm toán độc lập, trong khi tại Việt Nam có nhưng chỉ dừng lại số ít công ty lớn (có thể gọi nôm na là cá biệt).

Phía UBCKNN cũng không phủ nhận đây lại là một vấn đề tương đối mới mẻ đối với thị trường Việt Nam. Dù những năm gần đây, nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, các Bộ, ngành cũng đặt ra mục tiêu phát triển thị trường tín dụng xanh, trái phiếu xanh như Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh.

Liên quan đến tín dụng xanh, theo ông Nicolas Mackel, Tổng Giám đốc Điều hành của Tổ chức Tài chính Luxembourg (LFF), có 4 xu hướng chính của thị trường tài chính toàn cầu bao gồm: (1) Những mầm mống của khủng hoảng được kích hoạt bởi các nguyên nhân như; sự trở lại của lạm phát và những vấn đề về năng lượng (2) Xu hướng trở lại của chủ nghĩa đơn phương (Fragmented), đi ngược lại với xu hướng toàn cầu hóa trong nhiều năm qua. (3) Sự phát triển của tài chính xanh (Green-finance). (4) Xu hướng chuyển đổi số trên thị trường dịch vụ tài chính.

Trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng đang diễn ra cùng với tỷ lệ lạm phát cao chưa từng có trong 25 năm qua ở Châu Âu, tất cả các quốc gia đều đang và sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều cuộc khủng hoảng sắp diễn ra đồng thời. Khủng hoảng nghiêm trọng nhất chính là khủng hoảng về môi trường và biến đổi khí hậu. Chính vì vậy, vị này nhấn mạnh cần thiết phải thúc đẩy các dịch vụ tài chính bền vững trong tương lai bởi vì tài chính đóng vai trò then chốt thúc đẩy quá trình chuyển đổi và phát triển kinh tế.

Ông Nicolas Mackel.

Chúng tôi đánh giá quản trị công ty như một công việc tất yếu doanh nghiệp phải làm, có gắn bó mật thiết với năng lực cạnh tranh của công ty. Với một thị trường mới nổi như thi trường chứng khoán Việt Nam, việc áp dụng và cải thiện quản trị công ty yêu cầu một lộ trình thay đổi đầy đủ mà HĐQT giữ vai trò chủ động tiếp cận với xu thế toàn cầu, tích hợp nội dung vào chương trình nghị sự và cần chủ động hành động

Cùng với cam kết phát thải ròng bằng “0” được đưa ra bởi Chính phủ, hệ thống quy định pháp luật sẽ tiếp tục được kiện toàn, theo đó, đây cũng chính là con đường tất yếu và là một cơ hội trên hành trình phát triển doanh nghiệp một cách bền vững. Tại quốc gia nơi phát triển bền vững vẫn chưa đi sâu vào thực tiễn như Việt Nam, HĐQT thay đổi tư duy một cách đồng nhất với cam kết để có thể quản trị công ty một cách hiệu quả từ đó thúc đẩy mục tiêu này trở thành ưu tiên dài hạn ở cấp độ toàn doanh nghiệp và đảm bảo một tương lai bền vững.

Bà Thanh khẳng định “quản trị công ty là lựa chọn chứ không phải bắt buộc” nên doanh nghiệp một khi đã tham gia cần phải vượt qua mức yêu cầu thấp nhất là tuân thủ pháp luật để tối ưu hóa lợi ích từ quản trị công ty.

Chia sẻ Facebook