Định mệnh: Vị thư sinh chưa đến 20 tuổi làm quan đầu triều

Chia sẻ Facebook
04/05/2023 08:22:54

Chưa đến 20 tuổi, chưa hề đỗ đạt, cũng không phải Hoàng thân, không có bất kỳ quen biết nào, một câu chuyện lịch sử ly kỳ về định mệnh.


Chưa đến 20 tuổi, chưa hề có đỗ đạt gì, cũng không phải Hoàng thân quốc thích, không có bất kỳ sự giới thiệu hay quen biết nào, vậy mà Đoàn Nhữ Hài lại được phong chức quan đầu triều. Đây quả là một câu chuyện lịch sử ly kỳ về định mệnh…


Câu chuyện định mệnh ly kỳ này được ghi chép cẩn thận trong “Đông A di sự” , một cuốn sách do Trần Triều Bình Chương Quốc Sư, Băng Hồ Tướng Công Trần Nguyên Đán chắp bút. Cuốn sách cổ này là một tư liệu quý, do chính những người trong dòng tộc nhà Trần ghi chép lại từng chi tiết về các sự kiện của triều đại nhà Trần. Dưới đây xin được gửi tới độc giả câu chuyện về Đoàn Nhữ Hài.

Câu chuyện của Đoàn Nhữ Hài gắn liền với câu chuyện Thượng hoàng Trần Nhân Tông giáo dục con là Vua Trần Anh Tông – Bức “Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ” mô tả cảnh vua Trần Anh Tông đón cha. (Tranh: Wikipedia, Public Domain)

Định mệnh phải chăng là có thật?

Thời còn đang chuẩn bị cho kỳ thi Thái học sinh (tiến sĩ), thư sinh 20 tuổi Đoàn Nhữ Hài là một học trò của trường Quốc Tử Giám tại kinh thành Thăng Long. Vào một ngày nọ, cậu đến chơi chùa Diên Hựu (ngày nay còn gọi là Một Cột), tình cờ gặp một vị hòa thượng. Nghe nói người tu hành có thể đoán biết tương lai, Đoàn Nhữ Hài đã tò mò hỏi về con đường làm quan của mình.


Vị hòa thượng hỏi Đoàn Nhữ Hài ngày tháng năm sinh và nhận được câu trả lời rằng: “Tôi tuổi kỷ mão, tháng 9 ngày mồng 1, giờ mão”.


Vị hòa thượng bấm đốt ngón tay thong thả nói: “Số của tiên sinh là số tá cửu trùng ư kim điện, nghĩa là số phò tá Vua ở sân rồng, tức là số làm tới Tể tướng”.

Vị hòa thượng giải thích kỹ hơn:


“Mệnh tiên sinh lập tại mùi, xương, khúc, kình miếu địa thủ mệnh. Lại được Nhật mão, Nguyệt tại hợi tịnh minh chiếu, thêm cách giáp Quang, Quý. Đây là cách của Đại thần phò tá Đế vương. Năm nay Đại hạn của tiên sinh ở Tỵ có hình, tang, cơ, mã được nguyệt chiếu. Tiểu hạn ở thân, ngoại triều có tham vũ, tướng, quyền, lộc, tả, hữu tất thành đại hỷ sự, đại hỷ sự sẽ đến một cách bất ngờ. Khi tiên sinh bị ngựa đá hoặc cắn thì là khi công danh tới đấy”.

Đoàn Nhữ Hài nghe xong thì mừng lắm, trở về chăm chỉ học hành. Nhưng tháng sau khi cậu thi khảo hạch của Quốc Tử Giám thì bị trượt vì lời văn ngông nghênh, kênh kiệu quá.


Đoàn Nhữ Hài giận lắm, tìm tới vị hòa thượng trách mắng: “Hôm trước đại sư đoán rằng sau này tôi sẽ làm Tể tướng, thế sao tôi thi trượt? Không đậu thì làm sao thi Thái học sinh được? Không đậu Thái học sinh thì sao có thể làm Tể tướng?”

Vị hòa thượng điềm tĩnh giảng giải:


“Bần tăng đoán tiên sinh làm Tể tướng, chứ có đoán tiên sinh thi đậu đâu? Năm nay tiểu hạn tiên sinh nhập cung Dậu được Thái dương miếu địa, Hóa khoa từ Mão chiếu sang thì thanh vân đắc lộ gặp được thiên nhan. Nhưng đại hạn đóng ở cung Tỵ. Thiên mã gặp Đà la tức là ngựa què. Ngựa đã què lại còn đi đến cung Dậu gặp Tuần thì ngựa bị chặt cụt chân. Vậy khi nào tiên sinh gặp ngưạ cắn hoặc đá là lúc gặp Vua. Đây tôi cho tiên sinh biết: ngày 13/6 này tiên sinh sẽ được gần Thiên tử”.


Cuối cùng, vị hòa thượng còn không quên dặn dò: “Sau này ở địa vị cực cao quý, tiên sinh phải thương yêu muôn dân”.

Đoàn Nhữ Hài khấp khởi mừng thầm, về chờ đến ngày 13/6. Tuy nhiên ngày hôm đó chờ mãi mà chẳng có gì lạ. Cậu ta lại tức tốc tìm đến chùa Diên Hựu, lần này là để hỏi tội hòa thượng. Nhưng trên đường đi, cậu đụng phải một người đang cưỡi ngựa, ngã lăn vào bụi cỏ.

Chùa Diên Hựu là nơi Đoàn Nhữ Hài đã gặp vị hòa thượng và biết được định mệnh của mình. Trong ảnh là kiến trúc Liên hoa đài bên trong quần thể chùa Diên Hựu. (Ảnh: Firmin André Salles, Wikipedia, Public Domain)


Đoàn Nhữ Hài tóm lấy dây cương hạch tội: “Nhà ngươi đi đâu mà có mắt như mù đụng phải ta?”


Người cưỡi ngựa, mình chỉ mặc áo lót, mũ đội ngược phía sau ra trước, nhảy xuống ngựa tạ lỗi: “Xin lỗi tiên sinh, tôi đi tìm cha tôi để tạ lỗi. Tiên sinh có biết chữ không? Tôi muốn nhờ tiên sinh một việc đây!”


Đoàn Nhữ Hài bức xúc: “Ta học trường Quốc tử giám, sắp thi Thái học sinh, thì Bách gia, Chư tử, Cửu lưu, Tam giáo đều thông. Sao lại không biết chữ?”


Biết Hài đang buồn vì thi rớt, người cưỡi ngựa tiếp lời: “Vậy tiên sinh làm dùm tôi bài biểu tạ tội với cha tôi, tôi sẽ bảo quan Quốc Tử Giám tư nghiệp cho tiên sinh đậu. Năm sau thi Thái học sinh tôi sẽ lấy tiên sinh đậu Trạng nguyên, được chăng?”


Đoàn Nhữ Hài tiếp tục lớn tiếng: “Nhà ngươi có biết, chỉ có một người cho Thái học sinh đậu Trạng nguyên, đó là Vua. Nhà ngươi là ai mà dám nói lớn lối như vậy?”


Người kia đáp: “Tôi là Vua đây”.

Lúc này Đoàn Nhữ Hài thất kinh hồn vía, nhìn lại thấy người này dù mặc áo lót, mũ đội ngược phía sau ra phía trước, nhưng mũ ấy là mũ của thiên tử, chân đi hài bên thêu Long, bên thêu Phụng. Hài quỳ xuống tung hô vạn tuế và tạ tội.


Nguyên chuyện là thế này, khi Vua Trần Nhân Tông nhường ngôi cho Trần Anh Tông rồi đi tu, Vua Anh Tông thường hay rượu chè say sưa. Một hôm Thượng hoàng Trần Nhân Tông bất ngờ từ Thiên Trường về Thăng Long mà không một ai biết trước. Thượng Hoàng thong thả đi lại trong cung điện từ giờ Thìn sang giờ Tỵ mà không thấy con đâu. Thượng Hoàng hỏi thái giám, vị thái giám đến tìm thấy Vua Anh Tông nhưng Vua đang say mèm không sao dậy nổi. Vậy là Thượng Hoàng giận quá bỏ về, lệnh cho các quan đến họp ở Thiên Trường với ý phế truất Vua Trần Anh Tông.

Đến giờ mùi, Vua Trần Anh Tông mới tỉnh dậy nghe báo sự việc thì sợ quá, không kịp ăn mặc gì cả, nhảy lên ngựa chạy vội về và đụng phải thư sinh Đoàn Nhữ Hài.

Vậy là Đoàn Nhữ Hài đã cùng Vua Trần Anh Tông tức tốc về Thiên Trường (Nam Định ngày nay). Trên đường đi, Đoàn Nhữ Hài làm tờ biểu dài 2.200 chữ tạ tội. Đến nơi, vì Thượng hoàng Trần Nhân Tông còn giận, không cho Vua Anh Tông gặp, nên hai người dâng biểu rồi quỳ ở ngoài.

Các quan lấy tờ biểu truyền cho nhau đọc rồi cùng trầm trồ khen hay. Thượng hoàng nghe được bèn sai người đưa biểu vào. Thượng hoàng Nhân Tông xem biểu tạ tội, quả nhiên lời văn hàm súc, ý tứ cao thâm, hỏi thăm biết được người làm biểu tạ tội đi cùng Vua, bèn truyền lệnh tha tội cho Vua Anh Tông, rồi truyền gọi Đoàn Nhữ Hài vào.


Thượng Hoàng Nhân Tông nhìn Đoàn Nhữ Hài rồi nói: “Trông tiên sinh dung quang khác lạ, chắc thế nào cũng là bậc văn thần sau này. Để bần tăng coi lại lá số tử vi cho tiên sinh xem”. (Thượng Hoàng sau khi nhường ngôi cho con liền đi tu, nên khi xưng hô vẫn hay tự gọi mình là bần tăng)

Cảnh Thượng hoàng Trần Nhân Tông (ngồi thiền trên lọng) xuất sơn trong bức “Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ”. (Tranh: Wikipedia, Public Domain)


Đoàn Nhữ Hài trình bát tự (ngày tháng năm sinh). Thượng Hoàng bấm tay xem qua mừng lắm: “Ta đang lo không có một văn thần trẻ tuổi phò tá con ta. May gặp tiên sinh đây là người trung liệt, văn mô vũ lược, chí cả, tâm hùng đáng là bậc Đại thần vậy”.

Lúc này Đoàn Nhữ Hài mới kể câu chuyện gặp một hòa thượng ở chùa Diên Hựu và đoán trước việc gặp được Vua, mọi việc ngẫm lại quả nhiên chính xác vô cùng. Thượng Hoàng cười bảo Đoàn Nhữ Hài:


“Khoa Tử vi do Hoàng Bính tiên sinh truyền cho Thái Tông nhà ta. Con gái người là Hoàng Thái Phi (tức con gái Hoàng Bính được gả cho vua Trần Thái Tông, được đặt là Huệ Túc Phu Nhân) truyền cho bần tăng, còn thượng phụ cũng được người truyền (thượng phụ tức là đức thánh Trần). Thượng Phụ truyền cho Tuệ Trung thượng sĩ. Chính bần tăng là đệ tử của ngài Tuệ Trung. Người xem tử vi cho tiên sinh là ngài Tuệ Trung đấy.”

Xem bài

Người phụ nữ giúp Trần Quốc Tuấn giữ chức “Quốc Công Tiết Chế” đánh bại quân Nguyên Mông

Thượng Hoàng xem kỹ lá số của Đoàn Nhữ Hài rồi nói thêm rằng:


“Số của tiên sinh là số của bậc tể thần. Sau này làm nên sự nghiệp hiển hách. Nhưng tiếc rằng Đào, Hồng cư Nô, thì thế nào cũng xảy ra một chuyện bất chính trong tình trường, lại thêm Tham, Hình nữa thì thế nào cũng vì má đào mà sự nghiệp tan vỡ, chết vì nghiệp tình, đáng tiếc thay.”


Lúc này Vua Trần Anh Tống mong Thượng Hoàng có thể cứu giúp: “Thần nhi nghe nói căn cứ vào khoa Tử vi có thể cải được số mạng. Thỉnh cầu phụ hoàng có cách nào cứu được Đoàn tiên sinh không?”


Thượng Hoàng liền lấy từ bìa cuốn kinh Kim Cương viết mấy chữ “Tứ đại giai không, miễn tử” rồi trao cho Đoàn Nhữ Hài và nói:


“Ta xem số thấy cái vạ vì má đào của tiên sinh sắp tới. Nay ta trao cho tiên sinh mảnh giấy này, khi bị nạn, có thể dùng nó để cứu mạng. Muốn giải cái nạn Hồng, Đào, Hình, Tham thì phải dùng đến Quyền. Nay ta viết chữ miễn tử tức là dùng Quyền rồi, phụ với Hóa-quyền đóng chung ở Tham-lang nữa. Muốn giải hạn Thiên-hình thì dùng đến Không v

Chia sẻ Facebook