Định kiến "NGỦ TRƯA = LÀM BIẾNG" đã thay đổi, nhiều doanh nghiệp lớn chi mạnh trong việc đầu tư giấc ngủ cho nhân viên

Chia sẻ Facebook
08/07/2022 14:57:27

Để thu hút được nhân viên tài năng nhiều công ty lớn đã đưa ra nhiều chính sách phù hợp cho nhân viên.


Theo bạn trong 1 TIẾNG 30 PHÚT thì ngủ trưa hoặc chợp mắt tại văn phòng trong khoảng bao lâu là đủ? Rất nhiều những hiệu quả của giấc ngủ trưa đã được các nhà nghiên cứu đưa ra tuy nhiên vẫn có nhiều doanh nghiệp mà tại đó nhân viên không được phép ngủ trưa hoặc chưa thật sự thoải mái để có những giấc ngủ trưa trong văn phòng.

Hiện tại, những doanh nghiệp nào khuyến khích nhân viên ngủ trưa? Và những công cụ hay dịch vụ như thế nào được sử dụng tại đó. Dưới đây là tổng hợp những tập đoàn lớn trên thế giới nghỉ trưa tại văn phòng như thế nào?

Định kiến "Ngủ = làm biếng" đã thay đổi?

Một trở ngại khi tiến hành thay đổi suy nghĩ đối với việc ngủ của người đi làm đó là việc một phần trong số những người thành công đều có một điểm chung là “làm việc quên ngủ”. Ví dụ, người đồng sáng lập Southwest Airlines, Herb Kelleher và nhà thiết kế kiêm giám đốc làm phim Tom Ford chỉ ngủ từ 3-4 giờ. CEO Yahoo Maissa Mayer cũng chỉ ngủ 4 tiếng, bà là nhân viên thời kỳ đầu tiên của Google và thời đó làm việc một tuần 130 giờ và ngoài thời gian ngủ thì chỉ có làm việc trở thành giai thoại. Và như thế khi “ngủ trưa tại văn phòng là điều không thể xảy ra”, “ngủ trưa = làm biếng” vẫn còn ăn sâu bám rễ vào ý thức thì việc làm thế nào để truyền đạt được tầm quan trọng của giấc ngủ trưa trở thành chìa khóa.

Bà Arianna Huffington - CEO Huffington Post.

Trong bối cảnh đó, CEO Huffington Post bà Arianna Huffington là người đã tích cực đề cao tầm quan trọng của giấc ngủ trưa. Bà cũng từng ngủ với thời gian tương đương những nhân vật nhắc đến phía trên, nhưng năm 2007 bà đã bị bất tỉnh do làm việc quá sức dẫn đến thiếu ngủ và phải nhập viện. Và từ đó, cùng với việc tiếp tục tuyên truyền về tầm quan trọng của giấc ngủ, công ty bà đi tiên phòng trong việc đưa vào sử dụng chiếc ghế chuyên dụng để ngủ gọi là “EnergyPod”.


Google

Ngoài những bể bơi kích cỡ Olympic, đồ ăn miễn phí, sân golf..., Google - một trong những nơi làm việc tốt nhất tại Mỹ - thậm chí còn trang bị cả buồng ngủ ngay tại nơi làm việc với chụp mắt làm bằng len cashmere cho nhân viên. Google sử dụng các buồng ngủ EnergyPod do MetroNap phát triển, ứng dụng công nghệ hiện đại với giường không trọng lực, hệ thống ánh sáng, âm nhạc được lập trình và chế độ rung nhẹ thư giãn để giúp các kỹ sư có giấc ngủ trưa hoàn hảo.

Những tiện ích khác của Google.

Zappos

"Trọng tâm cốt lõi của chúng tôi là mang lại niềm vui và hạnh phúc cho nhân viên. Chúng tôi nhận thức được tầm ảnh hưởng của giấc ngủ tới cảm giác hạnh phúc như thế nào".

White & Case

"Theo quan điểm của chúng tôi, điều đó đồng nghĩa với việc trao cho nhân viên thứ họ muốn. Những nhân viên hạnh phúc sẽ làm việc tốt hơn, vì vậy chúng tôi muốn làm cho họ hạnh phúc hơn".

Potato


Các tập đoàn lớn và startup kỳ lân (được định giá trên 1 tỷ USD) của Thung lũng Silicon không phải là những công ty duy nhất chăm lo cho giấc ngủ để thúc đẩy hiệu quả làm việc của nhân viên. Công ty thiết kế web và ứng dụng Potato có trụ sở tại London (Anh) cũng đặc biệt quan tâm tới điều này. Với khách hàng ở khắp các múi giờ trên thế giới, nhân viên Potato thường phải làm việc trong mọi khung giờ, vì vậy một nơi chợp mắt giữa giờ vô cùng quan trọng với họ. Trưởng nhóm nội dung Declan Cashin của Potato nói với iNews: "Chợp mắt một lúc trong buồng ngủ này giúp nhân viên của chúng tôi làm việc hiệu quả hơn".

Trụ sở của hãng thời trang thể thao Nike tại Beaverton, bang Oregon, có phòng tập gym rộng hơn 5.500 m2, trung tâm huấn luyện và phòng tập yoga. Ở đây còn có sân bóng đá và bể bơi kích thước Olympic. Không chỉ vậy, nhân viên Nike còn có thể vào các căn phòng yên tĩnh được trang bị sẵn để chợp mắt bất cứ lúc nào.

Ben & Jerry's

"Chúng tôi quan tâm tới chất lượng cuộc sống của nhân viên và cho họ không gian cũng như thời gian để ngủ là một trong những cách chăm sóc họ"

Có thể thấy nhiều người ngày càng đầu tư cho giấc ngủ trưa dù ngắn nhưng lại vô cùng hiệu quả. Ngủ trưa vẫn còn tồn tại vấn đề về mặt hình ảnh. Cần có những hình ảnh mới và tích cực về giấc ngủ: “Giấc ngủ trưa nâng cao năng suất lao động”, “thứ quan trọng để duy trì sức khỏe”.


theo HTP

Tri thức trẻ

Chia sẻ Facebook