Định hướng chọn nghề thời 4.0: Chọn sao mới đúng?

Chia sẻ Facebook
18/04/2022 18:49:08

Chọn nghề không đơn thuần là đưa ra quyết định ở một thời điểm mà là cả quá trình dài tìm hiểu về ngành mình sẽ chọn học và gắn bó trong tương lai, phải tự trả lời câu hỏi: Mình thích gì? Năng lực mình tới đâu? để đưa ra lựa chọn đúng đắn.

Năm 2022, NTTU xét tuyển theo các phương thức: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022; Xét kết quả học bạ THPT; Xét kết quả thi đánh giá năng lực của ĐHQG-HCM, ĐHQG Hà Nội; Tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển, cử tuyển.


Chạy theo ngành "hot": đừng để sai một ly đi một dặm

Câu chuyện về việc chọn ngành, chọn trường luôn là mối bận tâm của hầu hết các thí sinh (TS) vào mỗi mùa tuyển sinh, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ sự tác động của cách mạng công nghiệp 4.0.

Khi phần lớn các phụ huynh hiện có xu hướng để con mình tự lựa chọn nghề nghiệp tương lai vì không muốn ép buộc con cái thì nhiều bạn trẻ vẫn chưa hiểu rõ về tầm quan trọng của việc chọn lựa ngành nghề.

Với nhiều luồng thông tin trên mạng xã hội, nhiều bạn chưa tìm hiểu về ngành nghề đã vội đăng ký vì nghe "Google tư vấn"; chọn ngành nghề vì bạn bè rủ rê, "chạy nước rút" nên chọn bừa, theo thị hiếu chọn ngành dễ xin việc làm, lương cao.

"Em nghe nhiều người bảo học marketing dễ tìm việc nên đăng ký đại. Vào học rồi em thấy không hợp nhưng vẫn cố gắng. Gặp đợt dịch phải học online càng chán, em không tiếp thu được bài. Kỳ vừa rồi, điểm trung bình hệ 4 của em chỉ có 2,80. Giờ em muốn đổi ngành khác phù hợp hơn", Hữu Trí - SV năm 2 ngành Marketing, ngập ngừng bước vào Trung tâm Tư vấn Tuyển sinh ĐH Nguyễn Tất Thành (NTTU), nhờ chuyên viên tư vấn đổi ngành học.

Theo số liệu từ cổng thông tin tuyển sinh NTTU, nhóm ngành luôn hút TS trong thời gian qua đều là những "nghề hot": Công nghệ thông tin, Marketing, Đông phương học, Y khoa, Công nghệ kỹ thuật ô-tô… Đây là những ngành đáp ứng xu thế của thời chuyển đổi số, song các ngành đó không phải phù hợp với mọi cá nhân.

"Việc chạy theo ngành ‘hot’ đem lại nhiều rủi ro bởi ngành được coi là ‘hot’ hôm nay có thể sẽ hết ‘hot’ trong 3 - 5 năm tới bởi xu hướng việc làm luôn biến đổi theo từng giai đoạn và theo nhu cầu xã hội. Chỉ cần chọn sai ngành sai nghề sẽ khiến bạn đối mặt với nhiều mối bận tâm: thất nghiệp, chán nản, mất phương hướng, lãng phí tiền bạc… TS phải xác định rõ các năng lực, sở thích, khả năng, cá tính của mình để chọn ngành nghề phù hợp nhất vì nó sẽ theo bạn suốt cuộc đời", ThS. Bùi Quang Trung, Trưởng phòng Truyền thông (NTTU), nhấn mạnh.


Phải tự định hướng cho bản thân

Đăng ký xét tuyển vào ngành Công nghệ thông tin (NTTU) ngay khi trường thông báo nhận hồ sơ, Thành Cương (HS lớp 12 một trường THPT ở Hóc Môn) cho biết: "Ba mẹ cho em tự chọn ngành học. Em đã tìm hiểu kỹ về ngành Công nghệ thông tin và em cũng được thầy cô ở NTTU giải đáp những thắc mắc nên em đăng ký xét tuyển học bạ vào NTTU. Năm nay có thể sẽ không được điều chỉnh nguyện vọng, biết trước mình đã đỗ đại học vẫn thoải mái hơn là đợi thi và lo… (cười)".

Ngạn ngữ Tây Ban Nha có câu "Mọi công việc thành đạt đều nhờ sự kiên trì và lòng say mê". Sở thích và niềm đam mê chính là sợi dây gắn kết giúp con người theo đuổi ước mơ tới cùng và dễ dàng chạm tới đỉnh thành công.

Câu chuyện của bạn Quốc Công, cựu SV ngành Công nghệ thực phẩm NTTU chính là một minh chứng cho sự quyết tâm theo đuổi đam mê và sở thích.

"Cả bố mẹ đều muốn tôi thi vào ngành truyền thống để sau này cả nhà cùng làm trong khối nhà nước nhưng tôi không thích và nhất quyết chọn gắn bó với những công thức chế biến, những buổi học làm bánh mì, lên men thực phẩm... Giờ thì tôi đã mở được cửa hàng bánh mì đắt khách nên bố mẹ tôi vui lắm, còn muốn đầu tư vốn để tôi mở thêm chi nhánh".


NTTU nhận hồ sơ xét học bạ đến 2-5-2022. Thí sinh có thể đăng ký online tại: tuyensinh.ntt.edu.vn. Hồ sơ đăng ký gồm: - Phiếu đăng ký xét học bạ THPT; - Bản sao bằng tốt nghiệp THPT; - Bản sao học bạ THPT; giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có).

Chủ động thay đổi giúp Trường ĐH Nguyễn Tất Thành vượt qua đại dịch Trong những năm gần đây, thuật ngữ chuyển đổi số được nhắc tới ở nhiều lĩnh vực, trong đó có giáo dục.

Chia sẻ Facebook