Đỉnh cao COVID sẽ kéo dài 2–3 tháng nữa ở Trung Quốc
Một nhà dịch tễ học hàng đầu Trung Quốc dự đoán đỉnh điểm đợt COVID này sẽ kéo dài khoảng 2 đến 3 tháng, và sẽ tràn khắp vùng nông thôn rộng lớn, nơi mà nền tảng y tế còn mỏng manh, theo Reuters báo cáo 13/1.
Chia sẻ FB Chia sẻ Twitter Bình luận
Nghỉ Tết sẽ bắt đầu mấy hôm nữa và cũng là dịp người dân di chuyển nhiều nhất trong năm về các vùng quê.
Chính quyền Trung Quốc cho rằng 1/3 dân số hiện đang sống ở vùng mà đỉnh điểm COVID đã qua rồi. Nhưng ông Zeng Guang, nhà cựu dịch tễ học đứng đầu ở Trung tâm Kiểm soát và Phòng dịch (CDC) Trung Quốc, lại cho rằng điều tồi tệ nhất vẫn còn chưa kết thúc.
“Ưu tiên trước đây trọng điểm vào thành phố lớn. Giờ đến lúc đặt trọng điểm vào các vùng nông thôn,” ông nói hôm thứ Năm (12/1) trên kênh Caixin.
Theo ông, tình trạng nông thôn hiện nay là cơ sở y tế nghèo nàn và lạc hậu, có nhiều người già yếu, với không ít người bệnh và tàn tật.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng cảnh báo về rủi ro thời gian tới khi hàng trăm triệu người Trung Quốc di chuyển về quê ăn Tết. Các cộng đồng quốc tế vẫn phàn nàn về tình trạng Trung Quốc kiên trì không báo cáo thông tin thực tế về tình hình dịch bệnh trong quốc gia này.
WHO: ĐCSTQ tính số người chết vì COVID thấp nghiêm trọng; Số liệu sai lệch thái quá
Tuy nhiên Trung Quốc nói rằng họ đã chia sẻ các thông tin một cách “cởi mở, minh bạch, và có trách nhiệm” ngay từ đầu rồi.
“Kể từ khi dịch bệnh bùng phát, Trung Quốc đã chia sẻ thông tin và dữ liệu liên quan với cộng đồng quốc tế một cách cởi mở, minh bạch, và có trách nhiệm,”
Các nhà virus học Trung Quốc hôm thứ Sáu cho biết họ đã phát hiện ra một trường hợp nhiễm biến thể phụ XBB.1.5 của Omicron, được các nhà khoa học của WHO mô tả là biến thể phụ dễ lây truyền nhất cho đến nay sau khi nó lây lan nhanh chóng ở Hoa Kỳ vào tháng 12. Không có bằng chứng nào cho thấy nó nghiêm trọng hơn.
Các cơ quan y tế đã báo cáo ít hơn 5 ca tử vong mỗi ngày trong tháng qua, những con số không phù hợp với hàng dài người xếp hàng tại các nhà tang lễ và những túi đựng thi thể được nhìn thấy từ các bệnh viện đông đúc.
Mời xem thêm các bài về dịch bệnh ở Trung Quốc tại đây .
Căng thẳng ngoại giao
Những lo ngại về tính trung thực của số liệu là một trong những yếu tố khiến hơn chục quốc gia yêu cầu du khách từ Trung Quốc xét nghiệm COVID trước khi khởi hành.
Ông Wu bình luận về quyết định của các quốc gia đó là “vô lý, phản khoa học và vô căn cứ.”
Căng thẳng đã leo thang trong tuần này khi Trung Quốc trả đũa Hàn Quốc và Nhật Bản, bằng cách đình chỉ thị thực ngắn hạn cho công dân của 2 quốc gia này.
Ảnh hưởng kinh tế
Dữ liệu vào tuần tới dự kiến sẽ cho thấy nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 2,8% vào năm 2022, mức chậm thứ hai kể từ năm 1976, năm cuối cùng của cuộc Cách mạng Văn hóa kéo dài một thập kỷ của Mao Trạch Đông, theo một cuộc thăm dò của Reuters .
Một số nhà phân tích cho rằng các đợt phong tỏa thời zero-COVID sẽ để lại những vết sẹo vĩnh viễn đối với Trung Quốc, bao gồm cả việc làm xấu đi triển vọng nhân khẩu học vốn đã ảm đạm của nước này .
Sau đó, tăng trưởng sẽ phục hồi lên 4,9% trong năm nay, vẫn thấp hơn nhiều so với xu hướng trước đại dịch.
Thiên Đức
WHO: ĐCSTQ tính số người chết vì COVID thấp nghiêm trọng; Số liệu sai lệch thái quá Ngày 11/1, WHO chỉ trích Trung Quốc vì đã báo cáo số người chết quá thấp, "Con số như vậy là không thể chấp nhận được."