Điều đặc biệt chưa biết về logo Chalom – APEC 2022

Chia sẻ Facebook
19/11/2022 13:35:41

Logo Chalom là câu chuyện về giải pháp in 3D CPAC từ tập đoàn SCG lần đầu tiên được ứng dụng sản xuất mô hình logo đặt tại APEC năm nay thể hiện rõ hơn quyết tâm phát triển bền vững mà các quốc gia đang hướng đến.


Giải pháp in 3D CPAC lần đầu được ứng dụn g tại APEC 2022


Sau hai năm đại dịch COVID-19, năm 2022, các nhà lãnh đạo 21 nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) đã nối lại cơ hội gặp gỡ trực tiếp tại Bangkok, Thái Lan vào tháng 11/2022. APEC 2022 hướng đến mục tiêu cùng thảo luận, kết nối khu vực cũng như thống nhất các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng cân bằng, bền vững sau đại dịch trong bối cảnh thế giới đang có nhiều chuyển biến khó đoán định.

Trong thời gian diễn ra APEC 2022, Chính phủ Thái Lan đã hợp tác với các doanh nghiệp để cụ thể hóa khái niệm bền vững, mở ra kỳ vọng mới cho quá trình thúc đẩy tăng cường hội nhập kinh tế. Được xem là doanh nghiệp dẫn đầu về bền vững trong khu vực, Tập đoàn SCG tiên phong đồng hành với Chính phủ Thái Lan mang đến nhiều sáng kiến xanh tại APEC 2022. Trong đó, mô hình Chalom được tạo ra bằng giải pháp in 3D CPAC và được làm bằng xi măng chứa hàm lượng carbon thấp của SCG cho các công trình xây dựng thân thiện với môi trường biển đã trở thành một trong những công trình xanh tiêu biểu tại APEC 2022. Tính đến thời điểm hiện tại, Chalom - APEC 2022 Thái Lan là logo đầu tiên và duy nhất trên thế giới được sản xuất bằng công nghệ in 3D CPAC – công nghệ mang lại sự tự do thiết kế và tính thẩm mỹ cao.

Trong văn hóa người Thái Lan, Chalom là một chiếc giỏ được đan kết chặt chẽ từ tre và dùng đựng hoặc gói sản phẩm. Chalom trở thành một phần trong lối sống của người Thái qua nhiều thế hệ. Lấy cảm hứng từ những sợi tre đan vào nhau chắc chắn, linh hoạt và bền bỉ, logo Chalom – APEC 2022 thể hiện được kỳ vọng hợp tác kinh tế mạnh mẽ, thịnh vượng và bền vững của 21 nền kinh tế.

Nguyên thủ các quốc gia bên biểu tượng Chalom – APEC 2022


Lựa chọn giải pháp in 3D CPAC để thể hiện công trình mang tính biểu tượng cho APEC, SCG kỳ vọng góp phần thúc đẩy phát triển bền vững thông qua các sáng kiến, giải pháp mang tính khả thi cao. Công nghệ này tạo tiền đề cho giải pháp in 3D quy mô lớn khi mang nhiều ưu điểm như: Chứa hàm lượng các-bon thấp, đẩy nhanh tốc độ thi công, giảm tải lượng rác thải ở mức tối thiểu 70%... Trong khuôn khổ các hoạt động của APEC 2022, Chalom sẽ được đặt xuống đáy đại dương để góp phần phục hồi các rạn san hô tự nhiên bị tổn hại, thúc đẩy đa dạng sinh học trong hệ sinh thái biển, đồng thời hỗ trợ phát triển du lịch và tạo nguồn thu nhập bền vững cho cộng đồng.


APEC 2022 xây dựng kiểu mẫu "Hội nghị Xanh"

Ở khâu tổ chức, SCG còn đưa giải pháp "Hội nghị Xanh" đến APEC 2022 thông qua việc sử dụng giấy tái chế để bày trí, trang bị nhiều vật dụng bằng giấy các-tông như backdrop dạng mô-đun dễ tháo lắp, thùng phân loại rác, bàn ghế, bảng chỉ dẫn… Các vật liệu được thiết kế có tính thẩm mỹ, độ bền cao, có thể tái sử dụng, trọng lượng nhẹ, dễ dàng vận chuyển. Đặc biệt, tất cả các vật dụng từ giấy sử dụng tại APEC 2022 đều có khả năng tái chế. Trong nỗ lực thực thi giải pháp "Hội nghị Xanh", lượng giấy tái chế sử dụng tại APEC 2022 có tổng khối lượng lên đến 7,7 tấn, tương đương giảm sử dụng 130 cây xanh và giảm phát thải khí nhà kính hơn 5,14 tấn các-bon so với sản xuất giấy mới hoàn toàn.

Backdrop tại hội nghị tại APEC 2022 bằng giấy tái chế


Sau các buổi hội nghị, rác thải giấy và vật liệu trang trí sẽ được tái chế thành kệ sách cho thiếu nhi. Các kệ sách có vẻ ngoài bắt mắt, cấu trúc chắc chắn, đáp ứng nhu cầu sử dụng và được gửi đến nhiều trường học tại Thái Lan. Không chỉ giảm thiểu rác thải, việc tái chế vật dụng còn thống nhất với tiêu chí BCG (Kinh tế sinh học - Bio, Kinh tế tuần hoàn - Circular, Kinh tế xanh - Green). BCG cũng là mô hình kinh tế được nêu ra trong Dự thảo "Các mục tiêu Bangkok" được thảo luận tại APEC 2022.

Kệ sách thiếu nhi được tái chế từ các vận dụng bằng giấy sử dụng tại APEC 2022.


Trong không gian trưng bày "Cùng nhau hướng tới tương lai bền vững" tại APEC 2022, SCG cũng đồng thời giới thiệu đa dạng các sáng kiến và dự án hợp tác nhằm chung tay phục hồi nền kinh tế sau đại dịch COVID-19 như: Giải pháp Chuyển đổi năng lượng của SCG hướng đến mục tiêu giảm phát thải nhà kính; Giải pháp Polyme sinh học thương hiệu "SCGC GREEN POLYMER'' của ngành Hoá dầu SCG (SCGC)…

"Bên cạnh vai trò Đối tác Truyền thông của APEC tại Hội nghị Các nhà Lãnh đạo Kinh tế APEC, SCG rất tự hào khi được hợp tác cùng tất cả các đối tác trong khu vực để cùng chia sẻ các sáng kiến và cải tiến nhằm giải quyết các thách thức toàn cầu, đ

ặc biệt là phục hồi nền kinh tế, vì phúc lợi chung cho các cộng đồng trong khu vực".

Với những hoạt động đã và đang thực hiện, SCG luôn cùng Chính phủ Thái Lan khẳng định mạnh mẽ một trong những mục tiêu cốt lõi mà APEC 2022 hướng đến. Thông qua các sáng kiến giới thiệu tại APEC 2022, SCG cũng góp phần khẳng định vai trò của doanh nghiệp khi thực hành ESG (Environmental - Môi trường, Social - Xã hội, Governance - Quản trị minh bạch) trong bối cảnh thế giới phục hồi nền kinh tế sau đại dịch COVID-19.


Ánh Dương

Chia sẻ Facebook