Điện thoại thông minh và AI đang thay đổi hình thức chiến tranh hiện đại

Chia sẻ Facebook
26/02/2023 13:29:37

Sự phổ biến của điện thoại thông minh, Internet và ứng dụng của AI đã mang lại những thay đổi to lớn trong hình thức chiến tranh hiện đại.

Sự phổ biến của điện thoại thông minh, Internet và ứng dụng của AI đã mang lại những thay đổi to lớn trong hình thức chiến tranh hiện đại. Trong cuộc chiến Nga – Ukraine lần này, ngoài việc ghi lại và truyền tải chi tiết tình hình chiến sự, điện thoại di động và mạng còn trở thành công cụ sắc bén để người dân bình thường cung cấp thông tin tình báo cho quân đội, các vũ khí trang bị AI đạt được mục tiêu tấn công chính xác hơn.

(ảnh: Shutterstock)


Trong chiến tranh, điện thoại thông minh đã trở thành công cụ để dân thường cung cấp cho quân đội thông tin về kẻ thù, nhưng chúng cũng làm mờ đi ranh giới giữa dân thường và binh lính. Điện thoại di động có thể cung cấp dữ liệu như địa điểm và thời gian, trong khi micrô và máy ảnh tích hợp cũng có thể ghi và truyền tình hình thực tế chiến tranh, đồng thời cung cấp video và hình ảnh cho các nền tảng xã hội.

Epoch Times

“Điện thoại thông minh phổ biến thực sự đã thay đổi mô hình chiến tranh hiện đại ở một mức độ lớn. Nó khiến các hoạt động quân sự gần như không thể tiến hành bí mật và có thể cung cấp thông tin tình báo quân sự gần như ngay lập tức, chẳng hạn như sự di chuyển của quân đội, điều động trang bị hậu phương và nhân sự, v.v.”


Ngoài ra, thủ lĩnh của Chechnya, Ramzan Kadyrov đã nhiều lần tuyên bố thành tích của các chiến binh Chechnya trên TikTok và Instagram, nhưng việc ông nhiều lần sử dụng điện thoại di động và Internet cũng đã làm lộ vị trí của họ, điều này đã thu hút các cơ quan tình báo Ukraine để xác định vị trí thông qua mạng và tấn công những người lính Chechnya này.

Về vấn đề này, ông Hạ Lạc Sơn nói:

“Nếu quân đội sử dụng điện thoại thông minh, điều đó chẳng khác nào tự sát, bởi vì kẻ thù có thể dễ dàng nắm vị trí của điện thoại thông minh để tấn công. Mặc dù các thiết bị liên lạc di động cho mạng xã hội rất khó cung cấp thông tin có thể được sử dụng để tấn công trực tiếp mục tiêu, bởi vì người dân thường không thể đến quá gần chiến trường, nhưng vẫn cung cấp thông tin tình báo hữu ích.”


Trước đó, ông Eliot Cohen, nhà sử học và chiến lược gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, cũng có quan điểm tương tự.

Phương tiện truyền thông xã hội và Internet đã trở thành công cụ quan trọng để phổ biến thông tin chiến tranh


Điện thoại di động có thể tải lên thông tin tình báo, hình ảnh và gửi tin nhắn kịp thời, nhưng chúng vẫn cần dựa vào mạng để hoạt động. Trong những ngày đầu của Chiến tranh Nga – Ukraine, hầu hết các cơ sở hạ tầng ở Ukraine đã bị quân đội Nga ném bom, và mạng đã từng bị gián đoạn và không sử dụng được. Sau đó, ông Elon Musk, ông chủ của SpaceX, đã cung cấp miễn phí mạng Starlink của riêng mình cho Ukraine, cho phép quân đội và cư dân Ukraine sử dụng mạng mà không bị ngắt kết nối với thế giới bên ngoài.


Người Ukraine cũng đã sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để lan truyền thông tin, tham gia vào cuộc chiến thông tin và chiến tranh tâm lý với Nga. Trong những ngày đầu của cuộc chiến, một đoạn video quay cảnh một cô bé trốn trong hầm trú ẩn tránh bom ở Kyiv, hát bài “Let It Go” trong phim “Nữ hoàng Băng giá” (Frozen). Một video khác quay cảnh một nghệ sĩ cello chơi tổ khúc u sầu của nhà soạn nhạc Johann Sebastian Bach trên con phố đổ nát và bên cạnh những tòa nhà ở Kharkiv đã lan truyền nhanh chóng và đến được với nhiều người hơn.


Ngày nay, mọi người có thể thấy tất cả các loại thông điệp về cuộc chiến này trên các phương tiện truyền thông xã hội phổ biến. Ví dụ: Nga và Ukraine dựa vào Telegram, có mã hóa đầu cuối, để truyền một số tình hình chiến đấu, và tuyên truyền hoặc ghi lại tình hình chiến tranh trên các nền tảng mạng xã hội như Twitter, Telegram và TikTok. Tuy nhiên, đối với những người không thích hoặc chán chiến tranh, loại thông tin này đã trở nên tràn ngập.

Ông Hạ Lạc Sơn cho biết,

“Tác động của mạng xã hội đối với chiến tranh hiện đại thiên về điều kiện chiến trường và sự phổ biến ngay lập tức, những điều này đối với tuyên truyền mà nói là không thể tránh khỏi, đồng thời nó có tác động ảnh hưởng đến sĩ khí.”


Việc ghi lại các thông điệp chiến tranh đã trở nên dễ dàng hơn với sự trợ giúp của Internet và các phương tiện truyền thông xã hội. Mnemonic, một tổ chức phi lợi nhuận đã giúp ghi lại các vi phạm nhân quyền trong chiến tranh Nga – Ukraine, hiện có tổng cộng 2,8 triệu bản ghi kỹ thuật số trong kho lưu trữ của Ukraine. Trước đó, họ đã thu thập và bảo quản tổng cộng 5 triệu bản ghi kỹ thuật số trong Kho lưu trữ Syria (Syrian Archive) trong suốt hơn 11 năm của cuộc chiến Syria.


Ngoài ra, Bellingcat, một tổ chức ghi lại cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, cũng đã tham khảo ý kiến ​​​​của các công tố viên quốc tế kể từ khi chiến tranh bắt đầu về cách xử lý và lưu trữ các tài liệu này trực tuyến, để những tài liệu này có thể trở thành bằng chứng pháp lý tiêu chuẩn và có thể được chuyển giao cho tòa án trong tương lai. Tổ chức này cũng thành lập một nơi dành riêng để tải lên bằng chứng và tham gia vào quy trình truy cứu trách nhiệm pháp lý.

Việc đưa vào AI đã thay đổi mô hình chiến tranh


Cuộc chiến Nga – Ukraine đã trở thành nơi thử nghiệm lớn cho các công nghệ máy bay không người lái và trí tuệ nhân tạo (AI) chết người. Hiện nay, quân đội hai bên sử dụng máy bay không người lái để do thám tình báo hoặc mang theo vũ khí tấn công đối phương, đồng thời hy vọng máy bay không người lái có thể nhanh chóng nắm bắt tình hình chiến sự trong khu vực, giành ưu thế trên không. Những phương thức này đều không tồn tại trong các cuộc chiến tranh trước đây.


Căn cứ Không quân Edward của Mỹ đã thông báo trên Twitter vào ngày 15/2 rằng Lực lượng Không quân Mỹ đã sử dụng thành công AI để kiểm soát hoàn toàn máy bay chiến đấu F-16, cho phép máy bay cất cánh, hạ cánh và thực hiện các bài tập chiến đấu trong tối đa 17 giờ mà không cần sự can thiệp của con người. Thuật toán do Cơ quan Dự án Nghiên cứu cao cấp về Quốc phòng (DARPA) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ phát triển, đây là lần đầu tiên AI được ứng dụng vào máy bay chiến thuật, trước đó AI chỉ được sử dụng để tính toán mô phỏng F-16 hỗn chiến chiến.


Ngoài ra, quân đội Mỹ đã phát triển một hệ thống pháo binh AI có thể tự động nhắm mục tiêu, chỉ cần nó nằm trong phạm vi cảm ứng của AI và phạm vi ném bom của đạn pháo, thì nó có thể bắn chính xác đạn pháo vào những phương tiện bọc thép đang di chuyển hoặc mục tiêu để đạt được mục đích tấn công chính xác .

Về vấn đề này, ông Hạ Lạc Sơn cho biết:

“Hiện tại, vai trò của AI được thể hiện ở khả năng tự chủ của hệ thống, bởi vì nó có thể được áp dụng cho các loại vũ khí như máy bay, pháo binh và xe tăng. Những phương pháp này cuối cùng là để kết hợp vũ khí vào một hệ thống tự chủ hoặc để hoàn thiện một hệ thống. Việc ứng dụng AI sẽ có tác động sâu sắc đến tương lai.”


Vào ngày 16/2, hơn 60 quốc gia bao gồm Mỹ, Hàn Quốc và Hà Lan, tại Hội nghị thượng đỉnh quốc tế Hague (tại Hà Lan) đầu tiên về Trí tuệ nhân tạo quân sự, đã cùng nhau cam kết phát triển và sử dụng AI quân sự trong tình huống tuân thủ các nghĩa vụ pháp lý quốc tế và theo cách thức không ảnh hưởng đến an ninh quốc tế, ổn định và có trách nhiệm.


Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của máy bay không người lái và AI khiến người ta lo lắng về việc AI sẽ ảnh hưởng như thế nào đến việc ra quyết định của con người trong chiến tranh. Hiện tại không có quy phạm pháp luật quốc tế thực chất nào để xác định mức độ mà con người và AI tham gia vào quá trình ra quyết định.

“AI được sử dụng trong vũ khí sẽ thay đổi hoàn toàn bản chất của chiến tranh hiện đại. AI cũng có thể cho phép con người giảm kiểm soát việc sử dụng vũ lực hoặc thậm chí mất khả năng phán đoán, những điều này sẽ gây ra những lo ngại về đạo đức, chính trị và pháp lý.”


Theo Thụy Xương, Epoch Times

ChatGPT: Muốn trở thành người và tạo ra virus chết người Nhà báo chuyên mục công nghệ Kevin Roose của New York Times gần đây đã có cuộc trò chuyện kéo dài 2 giờ với ChatGPT.

Chia sẻ Facebook