Diễn đàn cao cấp chuyển đổi số Việt Nam Châu Á 2022 khai mạc sáng 26/5
Theo Chủ tịch VINASA Nguyễn Văn Khoa, cộng đồng doanh nghiệp CNTT phải đẩy mạnh đầu tư và nghiên cứu các công nghệ mà chuyển đổi số sẽ áp dụng để tạo ra các sản phẩm công nghệ của người Việt, phục vụ cho người Việt.
Doanh nghiệp CNTT sẽ tập trung nghiên cứu, đầu tư để tạo ra các nền tảng công nghệ phục vụ người Việt
Việt Nam có cơ hội chưa từng có để thúc đẩy kinh tế số
Diễn đàn cao cấp chuyển đổi số Việt Nam Châu Á 2022 đã chính thức khai mạc sáng 26/5. Sự kiện do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức, dưới sự bảo trợ của Bộ TT&TT.
Theo ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch VINASA, kinh tế số đang có nhiều đóng góp quan trọng vào nền kinh tế toàn cầu nói chung và ở nhiều quốc gia. Trước xu hướng này, nhiều quốc gia nhìn thấy cơ hội phát triển kinh tế số và ban hành các chiến lược phát triển của riêng mình từ rất sớm.
Theo số liệu của Google,Temasek, nền kinh tế Internet Việt Nam đạt trị giá 21 tỷ USD vào năm 2021 và đóng góp hơn 5% GDP cả nước. Các nghiên cứu cho thấy, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế số Việt Nam cao gấp 7 lần so với 2015 và dự kiến đạt hơn 57 tỷ USD vào 2025, đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á. “Việt Nam đang đứng trước cơ hội thúc đẩy nền kinh tế Internet nhất là các nền tảng chuyển đổi số”, ông Khoa nói.
Chủ tịch VINASA chia sẻ, tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực dự báo khoảng 20%. Mục tiêu của Chính phủ là kinh tế số chiếm 20% GDP vào năm 2025, trong đó tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực phải đạt tối thiểu 10%. Đến năm 2030, con số tương ứng là 30% GDP và tỷ trọng trong từng lĩnh vực là 20%. “Đây là mục tiêu thách thức nhất là với những ngành truyền thống và cần sự quyết tâm vào cuộc của tất cả mọi đối tượng”.
Tại phiên khai mạc, các chuyên gia quốc tế đánh giá cao cơ hội của Việt Nam trong chuyển đổi số và phát triển kinh tế số. Theo ông David Wong Chủ tịch ASOCIO, Châu Á chiếm 60% người dùng Internet toàn cầu và thương mại điện tử khu vực đã tăng gần gấp đôi. Chuyển đổi số đã thay đổi khu vực Châu Á và tạo ra hàng loạt các thế hệ mới. " Việt Nam cũng đang trong vị thế chưa từng có để đón nhận được các cơ hội tuyệt vời khi có thế hệ mới tài năng cũng như khát khao để hội nhập với thế giới", ông David Wong đánh giá.
Đánh giá cao thời cơ của Việt Nam, nhưng ông Chaicharearn Atibaedya Advisory (từ tổ chức ACIOA) cũng cho rằng, chuyển đổi số không chỉ là công nghệ mà còn ở sự quyết tâm và con người phải là trọng tâm của các hoạt động để hướng tới sự phồn vinh trong tương lai.
Vị này cho hay, các doanh nghiệp tư nhân làm sao để có thể tối ưu hóa các hoạt động kinh doanh, tạo ra các sản phẩm mới và có các cơ hội mới. Điều này cần vai trò dẫn dắt của các Chính phủ cùng các tổ chức như VINASA. “Các doanh nghiệp cũng cần hướng tới tư duy mới, nếu có kế hoạch thì phải bắt đầu ngay thay vì chờ đợi ”, ông này nói.
Doanh nghiệp Việt sẽ tạo ra các nền tảng của Việt Nam
Chủ tịch VINASA Nguyễn Văn Khoa chia sẻ, chuyển đổi số đã tạo ra tài nguyên mới là dữ liệu. Đây vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức bởi làm sao để khai thác, liên thông dữ liệu, để dữ liệu không bị cát cứ để mở ra cơ hội phát triển cho Việt Nam.
Để phát triển kinh tế số cần sự hợp lực của cả hệ thống chính trị nhưng cũng cần sự chung tay của các doanh nghiệp CNTT. "Chúng ta sẽ nỗ lực để phát triển các nền tảng, giải pháp có chất lượng cho các doanh nghiệp tại Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số", ông Khoa nói.
Theo đó, các doanh nghiệp CNTT tiếp tục đẩy mạnh đầu tư và nghiên cứu các công nghệ mà chuyển đổi số sẽ áp dụng như AI, machine learning, Metaverse…Bởi chỉ có đầu tư chất xám thì mới có các sản phẩm công nghệ của người Việt Nam, dành cho doanh nghiệp Việt Nam, thay vì tiếp cận với công nghệ của nước ngoài.
Ngoài ra, ông Khoa cũng cho rằng, các doanh nghiệp CNTT cần tập trung nguồn lực để phát triển nhân lực chuyển đổi số cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên cả nước.
Tập trung phát triển các nền tảng số Make in Vietnam
Trong khuôn khổ diễn đàn, ông Nguyễn Trọng Đường, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp (Bộ TT&TT) đã giới thiệu chi tiết về Chiến lược phát triển kinh tế số, xã hội số Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Trọng Đường, phát triển kinh tế số và xã hội số là đưa các hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên môi trường số. Môi trường số là môi trường mang tính toàn cầu. Do vậy, Chiến lược phát triển kinh tế số, xã hội số của Việt Nam được xây dựng trên cơ sở tham khảo quốc tế một cách có chọn lọc, kết hợp với thực tiễn Việt Nam để xác định tường minh khái niệm về kinh tế số và xã hội số.
Điểm cốt lõi, độc đáo và khác biệt của Việt Nam trong phát triển kinh tế số và xã hội số là đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên môi trường số bằng các nền tảng số Việt Nam. Đây là tinh thần xuyên suốt của Chiến lược. Chiến lược đã nêu tên 54 nền tảng số cụ thể. Trong đó, năm 2022 này xác định 35 nền tảng số ưu tiên triển khai trước. Điểm đột phá là phổ cập thật nhanh các nền tảng số quốc gia phục vụ nhu cầu riêng, nhu cầu đặc thù của người dân Việt Nam, của doanh nghiệp Việt Nam.
"Với vai trò chủ trì triển khai chiến lược và dẫn dắt chuyển đổi số, Bộ TT&TT mong muốn nhận được sự hợp tác của bộ, ngành, địa phương, xây dựng chương trình hành động triển khai phát triển kinh tế số, xã hội số trong ngành, lĩnh vực mình. Đặc biệt là sự vào cuộc của cộng đồng các doanh nghiệp công nghệ, phát triển các nền tảng số xuất sắc để triển khai và đạt các mục tiêu mà chiến lược đề ra" , ông Đường nói.
Diễn đàn cao cấp chuyển đổi số Việt Nam Châu Á 2022 diễn ra trong 2 ngày 24 – 25/5 với 5 hoạt động, 22 phiên hội thảo, dự kiến thu hút 3.000 đại biểu khách mời tham dự trực tiếp và trên 10.000 đại biểu theo dõi trực tuyến. Chương trình sẽ có những hội thảo chuyên sâu giới thiệu kinh nghiệm, giải pháp chuyển đổi số từ các quốc gia tiên tiến. Đồng thời, thúc đẩy kết nối hợp tác phát triển giữa các doanh nghiệp công nghệ số trong nước và quốc tế.
Duy Vũ
Gửi bình luận
Bài viết cùng chuyên mục
Samsung công bố khoản đầu tư “khủng” nhất lịch sử icon 0
Samsung thông báo sẽ đầu tư tổng cộng 450 nghìn tỷ won (355,8 tỷ USD) và tạo ra khoảng 1 triệu việc làm tại Hàn Quốc trong vòng 5 năm nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh.
Silicon Valley sẽ phục hồi mạnh mẽ từ suy thoái icon 0
Apple cùng các gã khổng lồ khác của thung lũng Silicon đã mất hơn 2 nghìn tỷ USD vốn hóa trong năm 2022, song họ đủ khả năng hồi phục mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Liệu ngành IT Outsourcing Việt Nam đã đi đến giới hạn?
icon 0
Sau hơn 20 năm định hình và phát triển, đã đến lúc các công ty IT Outsourcing Việt Nam chuyển đổi năng lực lên vị thế cao hơn, với tư duy gia tăng giá trị sáng tạo trong mỗi dự án thay vì chỉ “đi code” giải pháp có sẵn.
Các mạng xã hội phải chấm dứt việc hưởng lợi từ việc phát tán tin giả
icon 0
Theo lãnh đạo Cục Báo chí, các mạng xã hội phải làm tốt hơn và phải chấm dứt việc hưởng lợi từ việc phát tán tin giả. Điều này không chỉ dừng lại ở việc nhận thức, nếu không làm thì phải có chế tài.
Chuyển đổi số cùng COPE2N của CMC Telecom chỉ với 1 click trong 5 phút
icon 0
COPE2N là một hệ sinh thái các sản phẩm, dịch vụ chuyên biệt được xây dựng bởi CMC Telecom nhằm giúp khối khách hàng SME chuyển đổi số nhanh, hiệu quả và chuyên nghiệp nhất.
Nhân lực có kiến thức và kỹ năng về công nghệ mới vẫn đang thiếu hụt
icon 0
Chia sẻ tại hội thảo “Những xu hướng công nghệ và việc làm nổi bật trong năm 2022”, các chuyên gia và lãnh đạo doanh nghiệp đều cho rằng AI, IoT, quản lý dữ liệu sẽ dẫn dắt sự phát triển công nghệ năm nay.
XEM THÊM BÀI VIẾT