“Điểm mặt” những tên miền mạo danh ngân hàng để lừa chiếm đoạt tài sản người dùng - ICTNews

Chia sẻ Facebook
25/09/2022 08:44:31

Cùng với nhận định tình trạng lừa đảo qua tin nhắn mạo danh ngân hàng đang tiếp diễn với tần suất cao, VNCERT/CC cũng liệt kê ra trên 30 tên miền giả mạo trang thông tin của 5 ngân hàng lớn.

Bảo mật

“Điểm mặt” những tên miền mạo danh ngân hàng được dùng để lừa người dân

Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT vừa tiếp tục có cảnh báo đến người dùng các dịch vụ trực tuyến về những tên miền mạo danh ngân hàng được các đối tượng xấu thiết lập và sử dụng với mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ghi nhận từ phản ánh của nhiều người dân đến hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác (qua đầu số 5656) do Cục An toàn thông tin quản lý cho thấy, gần đây hiện tượng phát tán SMS lừa đảo người dùng truy cập vào các trang web giả mạo các ngân hàng lại tái diễn, được các đối tượng lừa đảo sử dụng phổ biến. Đáng chú ý, các đối tượng lừa đảo không chỉ sử dụng nhiều đầu số di động, mà còn fake SMS Brandname (tin nhắn thương hiệu - PV) để gửi tin nhắn giả mạo nhằm thực hiện thủ đoạn lừa đảo.

Đối tượng lừa đảo không chỉ sử dụng nhiều đầu số di động, mà còn fake SMS Brandname để gửi tin nhắn giả mạo để lừa người dùng.

Các tin nhắn giả mạo này thường được gắn nội dung về việc thông báo tài khoản của khách hàng đã bị khóa hoặc đã đăng nhập ở một thiết bị khác, thông báo về đăng ký dịch vụ mới, tài khoản bị trừ tiền… với đường dẫn đính kèm yêu cầu người dùng nhập user/mật khẩu/ OTP để làm theo hướng dẫn.

Cũng trong thông tin cảnh báo mới phát ra, VNCERT/CC còn điểm ra 32 tên miền giả mạo các trang thông tin điện tử của các ngân hàng ACB, MSB, SCB, VPBank, TPBank mà người dùng cần lưu ý để tránh click vào các đường link với tên miền giả mạo ngân hàng.

VNCERT/CC lưu ý người dùng về 32 tên miền mạo danh trang web các ngân hàng.

Nhấn mạnh người dùng cần nâng cao cảnh giác, cẩn trọng với các tin nhắn mạo danh, chuyên gia VNCERT/CC khuyến cáo: Khi nhận được các tin nhắn, người dùng cần kiểm tra kỹ nội dung tin nhắn nhận được, không vội vã trả lời hay thực hiện theo nội dung trong tin nhắn, truy cập website chính thức của các ngân hàng để xác nhận thông tin.

Bên cạnh đó, người dùng cũng cần lưu lại các bằng chứng về tin nhắn, cuộc gọi nghi ngờ lừa đảo để phản ánh tới doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý; đồng thời cung cấp các bằng chứng đã có tới các cơ quan chức năng của Bộ Công an nơi gần nhất đề nghị xử lý vi phạm theo quy định pháp luật.

Cũng trong nỗ lực hỗ trợ người dùng phòng tránh với vấn nạn lừa đảo trực tuyến nhằm vào người dùng các dịch vụ ngân hàng, một đơn vị khác trực thuộc Cục An toàn thông tin là Trung tâm Giám sát an toàn thông tin mạng quốc gia (NCSC) mới đây đã cung cấp tính năng mới “Tra cứu tài khoản” trên hệ thống Tín nhiệm mạng (tinnhiemmang.vn).

Theo NCSC, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của CNTT, các vụ tấn công, lừa đảo qua mạng đang ngày càng gia tăng. Hằng tuần Trung tâm này nhận được hàng trăm báo cáo về các trường hợp lừa đảo qua mạng, với phần lớn trong số đó liên quan đến việc sử dụng tài khoản ngân hàng để thực hiện các hành vi lừa đảo.

Để hạn chế các vụ lừa đảo nhắm vào người dùng ngân hàng, NCSC cung cấp tính năng “Tra cứu tài khoản” cho phép người dùng tra cứu 1 tài khoản ngân hàng là tài khoản lừa đảo hay an toàn dựa trên danh sách các tài khoản đã được báo cáo và kiểm duyệt nghiêm ngặt bởi đội ngũ của Trung tâm.

Khi truy cập vào tính năng “Tra cứu tài khoản” trên tinnhiemmang.vn, người dùng  sẽ thấy danh sách các tài khoản được báo cáo đã kiểm duyệt, bao gồm thông tin số tài khoản, chủ sở hữu và ngân hàng phát hành kèm theo trạng thái “lừa đảo”, “an toàn” hoặc “đang xác minh” của tài khoản đó.

Khi chọn xem 1 tài khoản cụ thể, ngoài việc có thể xem các thông tin về tài khoản, người dùng còn có thể xem các bình luận, đánh giá của mọi người về tài khoản này cũng như để lại bình luận và vote chọn tài khoản này là “an toàn”, “lừa đảo”, hay “không rõ” theo ý kiến đánh giá của bản thân.

Trường hợp nghi ngờ một tài khoản nào đó là lừa đảo, người dùng có thể nhập số tài khoản vào ô tìm kiếm để kiểm tra xem tài khoản này đã được xác nhận là lừa đảo hay không.

Nếu không tìm thấy kết quả, người dùng có thể báo cáo tài khoản nghi ngờ/có dấu hiệu lừa đảo để NCSC kiểm duyệt thông tin và bổ sung vào danh sách tài khoản lừa đảo để cảnh báo đến mọi người. Ngoài ra, người dùng cũng có thể báo cáo về một tài khoản uy tín để được xác nhận là tài khoản chính chủ (an toàn) sau khi đội ngũ của Trung tâm kiểm duyệt.


Vân Anh

Gửi bình luận

Bài viết cùng chuyên mục

Hacker vụ rò rỉ game lớn nhất lịch sử sa lưới icon 0

Cảnh sát Anh đã bắt giữ hacker được cho có liên quan đến vụ truy cập trái phép, tải xuống thông tin bí mật của Grand Theft Auto VI (GTA VI).

Cục ATTT khuyến nghị người dân cảnh giác với hình thức lừa đảo “khóa thuê bao điện thoại”

icon 0

Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam thuộc Cục An toàn thông tin (ATTT) vừa kêu gọi người dân nâng cao cảnh giác, tuyệt đối không làm theo các yêu cầu từ cuộc gọi lừa đảo “khóa thuê bao điện thoại”.

Người dân cần cảnh giác với tin nhắn, cuộc gọi dụ dỗ đầu tư chứng khoán

icon 0

Theo Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC), nhiều đối tượng lừa đảo đã liên tục spam tin nhắn, cuộc gọi, tạo lập kênh thông tin giả mạo mời chào người chơi nhằm chiếm đoạt tài sản.

Sẽ hỗ trợ phát triển 2 nhóm doanh nghiệp an toàn thông tin mạng chủ đạo

icon 0

Hai nhóm doanh nghiệp an toàn thông tin mạng chủ đạo sẽ được hỗ trợ phát triển là các doanh nghiệp lớn có tiềm lực đóng vai trò dẫn dắt thị trường và nhóm khởi nghiệp sáng tạo có ý tưởng, giải pháp xuất sắc.

Các ngân hàng cũng than thiếu nhân lực an toàn thông tin

icon 0

Theo các chuyên gia đến từ Sacombank và SCB, hiện nay hầu hết các ngân hàng đều đang gặp khó khăn, thiếu nhân lực an toàn thông tin mạng.

Cảnh báo tình trạng lộ tài khoản người dùng tại một số hệ thống cơ quan nhà nước của Hà Nội

icon 0

Công an Hà Nội mới đây đã có thông báo cảnh báo đến các sở, ban, ngành của thành phố về tình trạng lộ thông tin đăng nhập của các tài khoản thông tin cá nhân thuộc hệ thống của một số cơ quan nhà nước trên địa bàn.

“An toàn, an ninh mạng là trụ cột quan trọng thúc đẩy chuyển đổi số”

icon 0

Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn, an ninh mạng, Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển cho rằng, an toàn an ninh mạng là 1 trụ cột, 1 nội dung quan trọng để tạo niềm tin số, thúc đẩy chuyển đổi số.

Hệ thống kinh doanh bảo hiểm qua mạng phải tích hợp chứng thư số

icon 0

Hệ thống giao dịch bảo hiểm trực tuyến phải tích hợp giải pháp có sử dụng chứng thư số, chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng và các giải pháp xác thực khác (nếu có).

Cần lưu ý những việc này khi cài đặt ứng dụng định danh điện tử trên điện thoại để tránh rủi ro bị lộ thông tinicon0Ứng dụng định danh điện tử quốc gia VNEID là phần mềm do Bộ Công an tạo lập phục vụ đăng ký, quản lý định danh và xác thực điện tử.

Tủ lạnh cũng cần đánh giá rủi ro an ninh mạngicon0Đây là đề xuất của Liên minh Châu Âu (EU) liên quan đến các thiết bị kết nối Internet, từ laptop, tủ lạnh đến ứng dụng di động.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook