“Điểm mặt” những nghề nghiệp dễ mắc bệnh khớp nhất
Công việc ngồi nhiều, ít di chuyển, giữ nguyên tư thế quá lâu, động tác lặp lại thường xuyên… làm tăng nguy cơ đau nhức xương khớp.
Người làm nội trợ
Theo chuyên gia Đỗ Thị Hồng Ánh (Khoa Phục hồi chức năng, BVĐK Tâm Anh TP HCM), trong quá trình làm việc nhà như lau nhà, rửa bát, giặt giũ quần áo, nhiều chị em phải thực hiện lặp đi lặp lại các động tác như uốn, cúi cong lưng, quỳ gối, ngồi xổm, vươn người và với cao tay… hoặc giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài, làm tăng áp lực cho khớp. Nghiên cứu cho thấy, gánh nặng cho sụn chêm khớp gối sẽ bằng 0 khi nằm; gấp 1-2 lần khi đứng lên; gấp 4 lần khi chạy và chịu áp lực gấp 8 lần khi ngồi xổm hoặc quỳ.
Đặc biệt, hành động quỳ gối để lau chùi sàn nhà có thể gây kích thích bao hoạt dịch khớp gối. Lâu dần, khi bao hoạt dịch bị viêm sẽ thu hẹp phạm vi cử động của đầu gối, khiến người làm nội trợ gặp khó khăn trong các chuyển động.
Công nhân
Những người công nhân làm việc trực tiếp tại các dây chuyền sản xuất của nhà máy/xí nghiệp như dệt, may mặc, điện tử… thường bị đau khớp và viêm xương khớp do chuyển động lặp đi lặp lại mỗi ngày (chẳng hạn cắt, ủi, lắp ráp linh kiện...).
Còn đối với công nhân ở lĩnh vực xây dựng hay vận chuyển hàng hóa, cơn đau khớp xảy ra chủ yếu là do các hoạt động nâng/khuân vác vật nặng quá sức, không đúng cách hoặc sai tư thế, không có sự hỗ trợ của dụng cụ lao động.
Tài xế
Tài xế taxi, xe buýt hay xe tải đường dài là đối tượng có tỉ lệ mắc thoái hóa cột sống cổ, thoái hóa cột sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa cao. Ngoài ra, phần cổ, vai gáy và hông thường phải giữ cố định trong suốt hành trình, nên những bộ phận này rất hay bị đau mỏi.
Nhiều tài xế chia sẻ, họ cảm thấy cổ tay và bàn tay tê cứng sau mỗi chuyến xe. Đây là hệ quả của việc phải cầm, giữ và điều chỉnh vô lăng liên tục nhiều giờ đồng hồ.
Nhân viên văn phòng
Công việc văn phòng thường phải ngồi hoặc đứng yên một chỗ trong thời gian dài nên dễ gây căng thẳng lên các khớp, dẫn đến tình trạng căng cứng và đau khớp, nhất là đầu gối, cổ, vai gáy và thắt lưng. Bên cạnh đó, một số tư thế không tốt, chẳng hạn: Ngồi cong lưng, lệch vai, bắt chéo chân, uốn cong cổ tay khi đánh máy tính… cũng tạo áp lực cho các khớp, dây chằng và chèn ép lên dây thần kinh, khiến xương khớp đau nhức, tê bì và thoái hóa sớm.
Gõ máy tính thường xuyên là nguyên nhân khiến khớp ngón tay dễ sưng đau - Ảnh: Shutterstock
Ngoài ra, bàn ghế thiết kế không phù hợp (quá thấp hoặc quá cao) hay thiếu thiết bị nâng/đỡ/tựa lưng sẽ dồn trọng lượng cơ thể lên các khớp, đặc biệt là cột sống lưng dưới và đầu gối, khiến những vị trí này thường xuyên đau mỏi. Riêng đối với nữ nhân viên văn phòng, việc phải đi giày cao gót hằng ngày có thể làm gia tăng nguy cơ viêm khớp bàn chân và cổ chân.
Đặc thù công việc rất khó để thay đổi. Vì vậy, để giảm tổn thương xương khớp trước các tác động tiêu cực của nghề nghiệp, mỗi người cần chủ động chăm sóc và bảo vệ khớp từ sớm bằng những giải pháp khoa học, chuyên gia Hồng Ánh cho biết.
Trước tiên, luôn phải tạo tư thế đúng trong quá trình làm việc. Ví dụ khi ngồi ghế, cần giữ lưng và cổ thẳng khi ngồi, vai thả lỏng, hạn chế cúi khom lưng. Cố gắng đứng dậy đi lại, vươn vai để thư giãn xương khớp sau mỗi 30 phút ngồi hoặc đứng làm việc. Trong lúc nghỉ ngơi có thể thực hiện một số động tác đơn giản như vươn vai, duỗi lưng, nâng/gập đầu lên xuống, vặn sang trái và sang phải hoặc đan hai bàn tay vào nhau rồi xoay tròn cổ tay nhẹ nhàng…
Chú trọng cải thiện điều kiện làm việc bằng cách sắm một tấm đệm hoặc gối mỏng đặt sau ghế, dùng hộp kê chân nếu ghế ngồi quá cao. Nếu phải quỳ gối, nên đeo đai bảo vệ đầu gối hoặc đặt một tấm đệm mỏng dưới đầu gối… Khi cần nâng vật nặng, không nên cong lưng mà phải giữ thẳng lưng và kéo đồ vật lại gần cơ thể, sau đó mới nâng lên từ từ.
Với những người trong nhóm bệnh nghề nghiệp mà các khớp thường xuyên phải chịu áp lực, hoặc khi gặp vấn đề đau nhức xương khớp , viêm khớp, thoái hóa khớp thì có thể dùng thêm JEX thế hệ mới. Sản phẩm này chứa các dưỡng chất thiên nhiên giúp nuôi dưỡng khớp từ bên trong như Eggshell Membrane, Collagen Type 2 không biến tính, Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… Những tinh chất chuyên biệt này vừa thúc đẩy tái tạo sụn khớp vừa kiểm soát quá trình viêm, giúp giảm đau, bảo dưỡng khớp xương chắc khỏe, dẻo dai và làm chậm thoái hóa khớp ( về thoái hóa khớp: https://jex.com.vn/thoai-hoa-khop/benh-a43.html )
Ngoài ra, mỗi người cũng cần duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, bao gồm: Tích cực tập luyện thể dục, thể thao sau khi tan ca như chạy bộ, đạp xe, yoga, gym... Xây dựng thực đơn ăn uống đa dạng, đáp ứng đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, đồng thời giảm thiểu sử dụng bia rượu, đồ uống chứa chất kích thích. Thiết lập thói quen đi ngủ trước 11 giờ và ngủ đủ 7-9 tiếng/ngày để xương khớp có điều kiện phục hồi tốt hơn.
Trên thực tế, có những công việc bắt buộc phải đảo lộn giờ giấc sinh hoạt, điển hình như nghề tài xế và công nhân. Tuy nhiên, theo chuyên gia Hồng Ánh, trong mọi tình huống và hoàn cảnh làm việc, nếu chú ý tư thế tốt, tích cực tập luyện và ăn uống hợp lý, tổn thương xương khớp sẽ được giảm thiểu xuống mức thấp nhất.
Theo D.Phong