Điểm danh những thói quen tưởng chừng vô hại lại khiến cằm nọng, da chảy xệ
Có những thói quen giúp bạn cảm thấy thoải mái thực tế lại ảnh hưởng đến làn da vô cùng.
Những thói quen tưởng vô hại nhưng lại vô tình ảnh hưởng xấu đến nhan sắc của các bạn, đôi khi khiến da chảy xệ, gương mặt nọng cằm. Bạn sẽ không thể có một gương mặt V-line hay một làn da săn chắc nếu cứ duy trì những thói quen này. Vậy nên nếu đang vô thức có những hành động này thì phải lập tức loại bỏ ngay nhé.
Nằm sấp/ nằm nghiêng về một bên
Những cô gái thích ngủ nghiêng hay nằm sấp thì nhất định phải bỏ vì thói quen này gây thêm áp lực cho tim và gây khó thở, nằm sấp khi ngủ còn có thể làm biến dạng khuôn mặt của bạn. Khuôn mặt trong tình trạng bị bóp chèn ép sẽ khiến khuôn mặt to ra, lệch một bên. Cách ngủ tốt cho khuôn mặt là nằm ngửa, những người thích nằm nghiêng cũng nên thay đổi tư thế ngủ thường xuyên, nếu không theo thời gian sẽ dễ gây ra sự bất đối xứng trên khuôn mặt.
Không chỉ vậy, tư thế ngủ nằm nghiêng bên phải có liên quan tới việc đau lưng mãn tính vì áp lực sẽ dồn lên lưng và cột sống suốt đêm. Cột sống không được đặt trong tư thế thuận tự nhiên, và đó là lý do vì sao đôi khi nhiều người sẽ cảm giác thấy nhức mỏi sau khi ngủ dậy. Đây cũng là điều khiến vóc dáng của bạn bị ảnh hưởng ít nhiều đấy nhé.
Tay chống cằm hoặc ôm má
Nhiều người có thói quen rất xấu là ôm má hay chống cằm dù đang trò chuyện, ăn uống, đọc sách... Dù tư thế này rất thoải mái nhưng bạn sẽ khiến trọng tâm của khuôn mặt lệch sang một bên, cơ mặt và làn da mất tính đàn hồi do bị chèn ép, kéo theo nếp nhăn tăng dần và hai bên má chùng nhão, bạn cần phải từ bỏ ngay thói quen này.
Nhai quá nhanh
Việc thường xuyên nhai thức ăn quá cứng sẽ khiến phần xương hàm của bạn bị tổn thương, khiến phần cằm bị bành ra ngày một thô cứng. Ăn và nhai quá nhanh cũng là hành vi xấu gây hại đến khuôn mặt. Nhai quá nhanh, ăn quá vội không chỉ gây hại đến dạ dày và sức khỏe, thậm chí còn dễ tích mỡ bụng. Ăn chậm từ tốn bạn sẽ kiểm soát được phần xương hàm, hạn chế tối đa những áp lực đè nặng lên khuôn mặt của bạn.
Ngồi/ đi đứng gù lưng
Tư thế ngồi hay đi đứng không tốt, thói quen gù lưng và cúi đầu xuống để nhìn điện thoại quá lâu... những động tác nhỏ này sẽ hình thành nọng cằm ngấn mỡ. Bởi vì khi đầu và cổ đưa về phía trước, quá trình trao đổi chất ở cằm sẽ kém đi. Khi cúi đầu, phần thịt ở cằm cũng sẽ lộ rõ ra.