“Điểm danh” những sai lầm cơ bản khi ăn trứng gà ai cũng dễ mắc phải

Chia sẻ Facebook
04/06/2023 11:38:41

Trứng là loại thực phẩm được sử dụng thường xuyên của mọi gia đình. Tuy nhiên, nếu bạn ăn theo cách này không chỉ khiến trứng mất chất mà còn rước bệnh.


Luộc trứng càng lâu càng tốt: Theo Lao Động, đây là quan niệm sai lầm. Trứng đun quá lâu thì lòng đỏ trứng và protein của các ion sắt sẽ kết hợp tạo ra ion lưu huỳnh không hòa tan của các sunfua sắt khiến cơ thể rất khó hấp thụ.


Ăn trứng khi đói bụng: Khi bụng đang đói, nếu bạn nạp quá nhiều những thực phẩm chứa hàm lượng protein cao như trứng, sữa, thịt… thì protein sẽ bị ức chế chuyển hóa thành nhiệt năng và tiêu hao mất, từ đó không thể phát huy tác dụng bồi bổ dinh dưỡng. Chưa kể việc ăn trứng khi đói dễ khiến bạn bị béo phì thừa cân, gây ra các bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao.


Ăn trứng sống: Nhiều người nghĩ rằng ăn trứng sống sẽ mang lại hiệu quả cao hơn trứng đã qua chế biến. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm, ăn trứng sống sẽ mang lại những mối đe dọa nguy hại cho sức khỏe của bạn. Theo đó, trong trứng sống có chứa vi khuẩn salmonella. Một khi cơ thể đã bị nhiễm Salmonnella sẽ gây ra các bệnh nguy hiểm như tiêu chảy, co thắt dạ dày, nôn mửa, sốt, mất nước...


Ăn trứng chín để qua đêm: Nhiều người vẫn duy trì thói quen ăn trứng để qua đêm. Khi bạn ăn trứng luộc chín để qua đêm thì chất dinh dưỡng dồi dào trong lòng đỏ trứng gà có thể sản sinh ra vi khuẩn. Nguyên nhân là khi luộc trứng, protein đã bị phá hỏng, lại để qua đêm nên giá trị dinh dưỡng sẽ giảm rất nhiều.


Hâm lại trứng: Việc hâm lại trứng chín khiến trứng vừa bị mất protein vừa trở nên độc hại và gây ra các vấn đề tiêu hóa. Việc bạn hâm lại trứng để ăn sẽ khiến món trứng bị mất chất dinh dưỡng, dễ bị vi khuẩn xâm nhập ảnh hưởng tới sức.

Ăn trứng thường xuyên tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa.


Uống trà ngay sau khi ăn trứng gà: Nhiều người thường có thói quen uống trà sau khi ăn. Tuy nhiên, nếu bữa cơm có trứng thì bạn không nên duy trì thói quen này. Thực tế, protein trong trứng gà và chất axit tannic acid trong lá trà khi kết hợp với nhau sẽ gây khó tiêu do nhu động ruột giảm.


Ăn trứng cùng sữa đậu nành: Nhiều người có thói quen uống sữa đậu nành và ăn trứng vào buổi sáng để cung cấp năng lượng. Tuy nhiên, trong sữa đậu nành có chứa chất ức chế trypsin, có thể ức chế hoạt động của con người, ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ protein trong cơ thể người.

Không những thế khi kết hợp 2 thực phẩm này thì protein trong trứng có thể kết hợp với trypsin trong sữa đậu nành làm cho quá trình phân hủy protein bị cản trở và làm giảm tỉ lệ hấp thụ protein trong cơ thể.


Những lưu ý khi chế biến trứng

Lựa chọn trứng có nguồn gốc xuất xứ đảm bảo an toàn và bảo quản trứng trong tủ lạnh.

Loại bỏ quả trứng bị nứt hoặc trứng bẩn.

Nấu chín kỹ trứng và thức ăn có trứng.

Không nên ăn trứng sống hay hòa tan trứng sống trong cháo nóng, canh nóng để phòng nhiễm khuẩn.

Đối với các món ăn sử dụng trứng nấu chín nhẹ như các loại sốt cần được làm từ trứng đã được tiệt trùng.

Rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi chế biến trứng.


TS. BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam chia sẻ với Sức khỏe & Đời sống trứng chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như: protein, chất béo, vitamin A, vitamin B2, vitamin B5, vitamin B12, folate, phosphor, selenium...

Hầu hết các chất dinh dưỡng đều tập trung trong lòng đỏ trứng. Lòng trắng trứng chủ yếu bao gồm protein. Lòng trắng cũng giàu khoáng chất dinh dưỡng như niacin, kali, riboflavin và magie, tốt cho sức khỏe tổng thể.

Lòng đỏ trứng ít protein hơn nhưng lại có phần lớn các vitamin A, B6, B12 và D, canxi, folate và omega-3, cung cấp cholesterol, axit béo thiết yếu. Vì vậy, lòng đỏ được cho là đậm đặc dinh dưỡng hơn, cung cấp khoảng 55 calo.

Trứng chứa nhiều choline, một chất dinh dưỡng thiết yếu quan trọng cho chức năng não khỏe mạnh và đóng một vai trò trong sức khỏe của tim. Một quả trứng gà sống chứa 147 mg choline.

Trứng sống cũng chứa nhiều lutein và zeaxanthin. Những chất chống oxy hóa quan trọng này bảo vệ mắt, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt do tuổi tác.


Trúc Chi (t/h)

Chia sẻ Facebook