Điểm danh 7 loại rau cực giàu canxi, có loại còn nhiều hơn cả sữa

Chia sẻ Facebook
28/08/2023 08:10:33

Nhiều người cho rằng chỉ các loại thịt, cá, hải sản hay sữa mới giàu canxi mà không biết một số loại rau xanh cũng giàu canxi không kém.

Súp lơ xanh


Súp lơ xanh rất giàu các vitamin và khoáng chất, đặc biệt là canxi và vitamin K. Đây là hai nguyên tố rất cần thiết cho sự vững chắc của xương, giúp phòng chống loãng xương. Ngoài ra, chất xơ, vitamin A, C có trong súp lơ còn rất tốt cho sức khỏe và hỗ trợ giảm cân.

Giá đỗ

Trong 100 gram giá đỗ chứa tới 38 gram canxi. Ngoài ra, loại rau này cũng rất giàu protid, glucid, sắt và một số vitamin như B2, B2, E… Trong giá đỗ còn chứa hoạt chất phyto-oestrogen và isoflavon có tác dụng kích hoạt hình thành các tế bào tạo xương. Do vậy, giá đỗ cũng có tác dụng trong việc bảo vệ và ngăn ngừa lão hóa xương.

Rau muống


Chia sẻ với Dân trí , bác sĩ y học cổ truyền Lê Thị Thảo Quyên cho biết, rau muống có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận tràng, chữa rôm sảy, mụn nhọt… nên ăn rau muống đúng cách sẽ loại bỏ được độc tố.

"Theo y học hiện đại, rau muống bổ dưỡng, chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ, hàm lượng protein cũng đặc biệt cao, cao gấp 4 lần so với cùng một lượng cà chua", bác sĩ Quyên cho hay.

Trong 100g rau muống chứa: 3g chất xơ, 3g protein cùng nhiều khoáng chất canxi, phốt pho, sắt, kẽm, các vitamin C, B1, B2.

Đáng chú ý, theo chuyên gia này, hàm lượng canxi trong rau muống cũng rất cao. Trong 100g nước rau muống chứa 115mg canxi. Với hàm lượng như vậy thì canxi trong rau muống tương đương canxi trong sữa, chuối. Vì vậy, ăn rau muống đúng cách là cách bổ sung canxi hiệu quả.


"Đặc biệt, ăn rau muống đúng cách tốt cho phụ nữ mang thai bởi nguồn sắt dồi dào trong rau muống rất tốt cho những người mắc bệnh thiếu máu và phụ nữ mang thai.

Với bệnh nhân loãng xương đơn thuần, huyết áp thấp, ăn rau muống vẫn tốt vì có hàm lượng canxi cao", bác sĩ Quyên nhấn mạnh.

Đậu rồng

Đậu rồng hay còn được biết đến với tên gọi khác là đậu khế, đậu vuông, được mô tả là cây thân thảo, có thể leo, cây sống nhiều năm, hoa có màu trắng hoặc tím.

Trong họ đậu, đậu rồng là loại đậu có lượng canxi nhiều nhất trong thành phần, rất có lợi trong phòng chống loãng xương.

Theo kết quả phân tích của các nhà dinh dưỡng thì trong hạt đậu rồng có chứa tới 30-37% protit, 28-31% gluxit; trong quả non có từ 1.9-2.9% protit, 3.1-3.9% gluxit. Thành phần acid amin trong đậu rồng có nhiều lysin, methionin, cystin... Do đó, đậu rồng được FAO xếp vào loại cây lương thực rẻ tiền nhưng bổ dưỡng.

Trong quả đậu rồng có 2 chất dinh dưỡng quan trọng giúp hạn chế sự xuất hiện của bệnh tiểu đường là vitamin D và canxi, giúp giảm lượng đường trong máu do chúng có ảnh hưởng nhất định đến tuyến tụy, cơ quan chịu trách nhiệm tiết insulin.

Cải xoăn

Ít người biết, trên thực tế, cải xoăn là thực phẩm chứa nhiều canxi hơn so với sữa (90 gram mỗi khẩu phần) và cũng dễ hấp thu hơn so với sữa. Giống như rau diếp, cải bắp, cải xoăn… chứa nhiều vitamin K-là yếu tố hình thành của osteocalcin, giúp tích tụ canxi vào trong xương. Theo thống kê, một chén rau cải này cung cấp một lượng canxi tương đương với một cốc sữa, giúp xương chắc khỏe và ngăn ngừa loãng xương.

Cần tây

Cần tây chứa canxi, sắt, phốtpho, giàu protid (gấp đôi so với các loại rau khác), nhiều axít amin tự do, tinh dầu, mannitol, inositol, nhiều loại vitamin, giúp tăng cảm giác thèm ăn, xúc tiến tuần hoàn máu, tăng cường khả năng miễn dịch và bổ não.

Ngoài ra, cần tây còn là nguồn cung cấp vitamin K dồi dào, cùng với rất nhiều can-xi và ma-giê - rất có ích cho quá trình tạo xương và giúp các khớp luôn khỏe mạnh.

Trong rau cần tây có chứa nhiều vitamin C, flavonoid và beta carotene. Nghiên cứu cho thấy loại rau này cũng cấp ít nhất 12 chất chống oxy hóa bổ sung chỉ với một thân cây. Ngoài ra, nó cũng là một nguồn cung cấp các hợp chất thực vật lành mạnh, có tác dụng giảm viêm hiệu quả trong đường tiêu hoá, tế bào, mạch máu cùng các cơ quan khác của cơ thể.

Rau chân vịt

Rau chân vịt là một loại rau giàu canxi và vitamin C, vitamin K, photpho, kali, kẽm giúp tăng cường cơ bắp, giảm các vết rạn xương hữu hiệu, ngoài ra còn có selen giúp bảo vệ gan.

Thành phần carotenoid neoxanthin trong rau chân vịt có thể tiêu diệt các tế bào ung thư tiền liệt tuyến trong khi beta carotin loại trừ tế bào ung thư ruột kết. Đáng chú ý, dinh dưỡng trong cuộng và rễ rau chân vịt còn nhiều hơn cả ở lá rau. Do đó không nên bỏ cuống và rễ rau khi chế biến.


Minh Hoa (t/h)

Chia sẻ Facebook