Dịch nôn ở trẻ: Xử trí như thế nào khi con liên tục nôn ói?

Chia sẻ Facebook
12/05/2022 20:12:56

Dịch Covid-19 vừa giảm, nhiều bà mẹ như ngồi trên đống lửa khi con liên tục nôn ói, đau bụng không tìm ra nguyên nhân.


Đưa con vào khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai khám, chị Lê Hằng – Hoàng Mai, Hà Nội cho biết con gái 4 tuổi của chị nôn từ ngày hôm trước. Ban đầu bé nôn ít. Chị Hằng tưởng do đồ ăn và bé chạy chơi nên sặc kẹo. Tuy nhiên, đến trưa bé vẫn liên tục nôn cô giáo mầm non phải gọi chị Hằng về đón con.

Về nhà, bé nôn nhiều. Mỗi lần nôn xong lại đòi nước uống và cứ uống vào lại nôn ra kèm đau bụng. Chị Hằng cho con thuốc chống nôn được bác sĩ kê khi con bị Covid-19 hơn hai tháng trước. Tuy nhiên, ngày hôm sau bé mệt lả, chán ăn nên chị cho con đi khám. Bác sĩ cho biết bé nôn nhiều, rối loạn điện giải nên khuyên chị cho bé vào viện truyền dịch. Ở phòng viện, có nhiều bé giống như con chị cũng nôn ói mật xanh mật vàng.

Bác sĩ Nguyễn Mạnh Cường – Chuyên khoa Nhi, Bệnh viện Quân y 103, cho biết gần đây mỗi ngày khoa cũng tiếp nhận nhiều trẻ nôn ói vào viện thậm chí có trẻ mệt lả, li bì vì mất nước. Có bé nôn ói kèm theo tiêu chảy.

Bác sĩ Cường khuyến cáo cha mẹ nhận biết con nôn ói kèm tiêu chảy cấp như con đi ngoài phân lỏng hoặc tóe nước hoặc có máu trong phân > 2 lần trong 24h, số ngày tiêu chảy < 14 ngày.

Triệu chứng tiêu hóa: Nôn nhiều, có thể không uống được nước, ăn kém. Đi ngoài nhiều lần phân lỏng hoặc tóe nước.

Trẻ nôn có nên uống thuốc cầm nôn.



Các dấu hiệu mất nước như trẻ khát nước, uống háo hức (giành cốc nước, hóng nghe rót nước) hoặc nặng hơn là không uống được, uống kém, mắt trũng, có thể khóc không ra nước mắt. Nếu trẻ mất nước nặng có thể lúc đầu kích thích sau đó li bì. Trẻ sơ sinh có hiện tượng lõm thóp.

Khi trẻ bị nôn ói, cha mẹ cần theo dõi trẻ và thực hiện đúng điều trị tại nhà như  bổ sung oresol thẩm thấu thấp (bản chất giống Oresol thường nhưng nồng độ các chất thấp hơn): Một nghiên cứu đã được tiến hành tại 5 nước phát triển, đối tượng là trẻ nhỏ từ 1 tháng tuổi đến 2 tuổi bị tiêu chảy và mất nước.


Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng Oresol có nồng độ Natri và glucose thấp đã làm giảm nhu cầu truyền dịch tĩnh mạch xuống 33%. Oresol “cải tiến” có độ an toàn và hiệu quả tương tự như Oresol tiêu chuẩn trong việc ngăn ngừa và điều trị chứng mất nước ở tất cả các type của tiêu chảy, mặt khác, nó còn làm giảm khối lượng phân (giảm 20%) và đem lại nhiều lợi ích lâm sàng quan trọng khác. Tỉ lệ nôn mửa cũng giảm 30%.

Phụ huynh bù kẽm cho con: Giúp nhanh hồi phục tế bào niêm mạc ruột. Trẻ dưới 6 tháng: bù 10mg kẽm nguyên tố/ ngày trong 10-14 ngày. Trẻ lớn 20mg/ ngày x 10-14 ngày

Sử dụng thuốc chống nôn hay kháng sinh phải do bác sĩ chỉ định. Probiotics (men vi sinh): giúp tăng sức đề kháng hàng rào bảo vệ niêm mạc ruột, dùng trong 3 ngày đầu không tác dụng thì dừng.

Racecadotril: sản phẩm giúp giảm nước ở phân, dùng 3 ngày đầu, ưu tiên tiêu chảy xuất tiết nhiều, liều 1,5 mg/kg/8 giờ. Trẻ còn bú vẫn tiếp tục bú mà bú phải nhiều hơn, không kiêng.


Khi cho trẻ uống Oresol liều lượng khuyến cáo: Trẻ dưới 24 tháng uống 50 -100ml oresol sau 1 lần tiêu chảy uống tối đa 500 ml. Trẻ từ 2- 10 tuổi: uống 100-200ml sau 1 lần đi ngoài tối đa 1000 ml. Trẻ lớn hơn 10 tuổi uống theo nhu cầu nhưng tối đa 2000 ml.

Các triệu chứng cần đưa trẻ đi viện:
- Nếu bé nôn nhiều 4 lần / 1 h hoặc 6 lần trong 4 h
- Trẻ không uống được, uống vào là nôn
- Trẻ đi ngoài nhiều lần không cầm, hoặc phân có nhầy máu, mùi tanh khẳm..
- Trẻ sơ sinh sờ thóp lõm không bú được
- Trẻ khóc không ra nước mắt, mắt trũng, véo da ở bụng mất chậm, không uống được, trẻ gọi hỏi không đáp ứng.

Theo bác sĩ Cường các sai lầm cần tránh: Uống kháng sinh khi chưa rõ căn nguyên, uống cầm đi ngoài làm giảm đào thải tác nhân và độc tố, uống cầm nôn.

Cho trẻ ăn uống kiêng khem: làm con suy dinh dưỡng, cho trẻ uống nước ngọt: cái này càng làm đi ngoài và mất nước nhanh hơn do nó kéo nước vào ruột

Cách phòng hiệu quả, bác sĩ Cường cho biết tốt nhất là rửa tay thường xuyên, không ăn đồ lạ, không dùng chung bát đũa, hạn chế ngậm đồ chơi, ăn chín, uống sôi.



Khánh Chi

Tin Cùng Chuyên Mục

Con gái 8 tuổi tự tắm rửa, dậy thì sớm từ bao giờ mẹ cũng không biếticon0Dậy thì sớm ở bé gái 90% là vô căn, rất nhiều trẻ mới chỉ 8, 9 tuổi đi khám thì bé đã dậy thì sớm mà mẹ không hay biết bắt đầu từ lúc nào.

Nước chanh tươi, ai có thể uống, ai không nên dùng?icon0Nước chanh là đồ uống giải nhiệt tuyệt vời trong những ngày hè nhưng không phải ai cũng có thể uống được.

Combo căn bệnh âm thầm tàn phá sức khỏe người Việt

icon 0

Có tới 80-90% người bệnh đái tháo đường có rối loạn mỡ máu. Hai căn bệnh này gần như luôn đi đôi với nhau và đều liên quan mật thiết đến tình trạng thừa cân - béo phì.

Tắm gần sứa biển cũng có thể tử vong, cách nào phòng ngừa?

icon 0

Đã có những trường hợp người dân chỉ cần tắm gần sứa biển cũng có thể dính phải chất độc từ cơ thể sứa tiết ra khiến da bị ngứa rát.

Đã đến lúc bỏ quy định 5K?

icon 0

Trước số ca mắc Covid-19 giảm sâu, Bộ Y tế quyết định dừng khai báo y tế nội địa, cửa khẩu. Câu hỏi đặt ra là việc áp dụng 5K hiện nay có còn cần thiết?

Bé trai 4 tuổi ở Hải Phòng 3 lần xuất huyết não do mắc bệnh Hemophilia

icon 0

Hemophilia là căn bệnh rối loạn đông máu rất nguy hiểm, những người mắc Hemophilia thường bị chảy máu rất khó cầm ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, nhất là chảy máu khớp và cơ.

Nhầm với nước ngọt, nhiều trẻ uống dầu thắp sáng, nguy kịch do người thân sơ cứu sai cách

icon 0

Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận nhiều ca bệnh có dấu hiệu nguy kịch sau khi uống nhầm dầu thắp hương tại nhà. Có gia đình không đưa trẻ đi viện mà tự ý gây nôn không đúng cách khiến tình trạng của trẻ càng trở nên trầm trọng…

Cho bạn trai tìm hiểu 'đường đi lối về', sau 1 tuần nữ sinh viên nhận kết đắng

icon 0

Không phải chỉ quan hệ tình dục mới viêm phụ khoa mà hàng ngày thói quen sinh hoạt, vệ sinh quá sạch sẽ cũng khiến cho 'cô bé' dễ bị tổn thương.

Vì sao 'chuyện ấy' dễ nhàm chán, trăng mật kéo dài chẳng bao lâu?

icon 0

Trong tất cả các mối quan hệ, nếu kéo dài sẽ dễ trở nên nhàm chán và trong chuyện chăn gối cũng như vậy. Nếu vợ chồng không chia sẻ và hâm nóng thì chuyện ấy sẽ đi vào ngõ cụt.

Vạch mặt thủ phạm khiến 'cô bé' của chị em nặng mùi

icon 0

Những loại vi khuẩn hay 'viếng thăm' 'cô bé' của chị em nhiều nhất đó là Bacterial vaginosi, trùng roi, vi khuẩn lậu, chlamydia... nó có thể khiến nhiều cặp vợ chồng không còn hứng thú ân ái.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook