Dịch bệnh tại Bắc Kinh có thật chỉ bùng phát sau “Phong trào Giấy trắng”?
Dịch bệnh nghiêm trọng có thật chỉ xuất hiện sau nới lỏng “zero COVID”?
Chỉ sau khi chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đột ngột nới lỏng chính sách “zero COVID”, ngoại giới mới chú ý đến việc người dân Bắc Kinh xếp hàng trước các phòng khám sốt , nhà tang lễ hoạt động 24 giờ một ngày và hầu hết người dân chọn cách tự cách ly tại nhà . Dịch bệnh nghiêm trọng có thật chỉ xuất hiện sau nới lỏng “zero COVID”? Một số thông tin do Ủy ban Y tế Bắc Kinh đưa ra dường như cho thấy câu trả lời ngược lại.
Dịch bệnh tại Bắc Kinh trước “ Phong trào Giấy trắng “
Vào tối ngày 27/11, rất đông người dân ở Bắc Kinh đã tập trung bên bờ sông Lượng Mã (Liangma) ở quận Triều Dương giơ giấy trắng để kháng nghị, họ hô vang các khẩu hiệu như “gỡ phong tỏa”, “nhân quyền” , v.v. Cùng ngày, Ủy ban Y tế Bắc Kinh đã công bố 840 ca nhiễm mới được xác nhận và 3.048 ca nhiễm không có triệu chứng tại địa phương, tổng số 3.888 ca nhiễm. Vào ngày diễn ra “ Phong trào Giấy trắng “, dịch bệnh ở Bắc Kinh đã ở trong tình trạng bùng phát.
Vào ngày 21/11, Bắc Kinh đã công bố 274 ca nhiễm mới được xác nhận và 1.164 ca nhiễm không có triệu chứng tại địa phương, tổng số 1.438 ca. Nếu những con số này là đúng, nghĩa là chỉ trong vòng một tuần từ ngày 21 đến 27/11, số ca nhiễm mới ở Bắc Kinh đã tăng khoảng 2,7 lần. Điều này xảy ra trước khi nới lỏng “zero COVID”, chứng tỏ việc đóng cửa “zero COVID” mà Bắc Kinh đang thực hiện không có hiệu quả.
Vào ngày 1/11, Bắc Kinh đã công bố 28 ca nhiễm mới được xác nhận và 4 ca nhiễm không có triệu chứng tại địa phương, tổng số 32 ca. Nếu con số là đúng, có nghĩa là trong vòng 27 ngày, số người nhiễm mới ở Bắc Kinh đã tăng gấp 121,5 lần, điều này càng chứng tỏ công tác phòng chống dịch “zero COVID” là không hiệu quả. Tất nhiên, con số ngày 1/11 rất có thể không thật.
Trong Đại hội toàn quốc lần thứ 20 (Đại hội 20) của ĐCSTQ, vào ngày 16/10, Bắc Kinh đã công bố 13 ca nhiễm mới được xác nhận và 2 ca nhiễm không có triệu chứng tại địa phương, tổng số 15 ca nhiễm; vào ngày 23/10, Bắc Kinh đã công bố 8 ca nhiễm mới được xác nhận và 2 ca nhiễm không triệu chứng, tổng cộng 10 ca nhiễm.
Phiên họp toàn thể lần thứ bảy của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ khóa 19 đã được tổ chức vào ngày 9/10. Bắc Kinh đã công bố 13 ca nhiễm mới được xác nhận và 3 ca nhiễm không có triệu chứng tại địa phương, nâng tổng số lên 16 ca. Các số liệu về dịch bệnh do Ủy ban Y tế và Sức khỏe thành phố Bắc Kinh công bố rất phối hợp với việc triệu tập cuộc họp quan trọng của ĐCSTQ.
Sau kỳ nghỉ dài “ngày 1/10” (Ngày Quốc khánh của ĐCSTQ), vào ngày 8/10, Bắc Kinh đã công bố 6 ca nhiễm mới được xác nhận và 2 ca nhiễm không có triệu chứng tại địa phương, tổng cộng là 8 ca; trước kỳ nghỉ dài “ngày 1/10”, vào ngày 30/9, Bắc Kinh đã công bố 1 ca nhiễm mới được xác nhận và 1 ca nhiễm không có triệu chứng, tổng cộng 2 ca nhiễm.
Trong suốt tháng 10, các số liệu về dịch bệnh mà Bắc Kinh đưa ra dường như cố gắng hết sức để chứng minh rằng các biện pháp phong tỏa “zero COVID” là có hiệu quả và dịch bệnh đã được kiểm soát. Trong Đại hội 20 của ĐCSTQ, hàng ngàn đại biểu từ khắp Trung Quốc đã đến Bắc Kinh, điều này dường như không gây ra biến động về dịch bệnh. Các số liệu về dịch bệnh do Bắc Kinh công bố vào tháng 10 có lẽ là số liệu “chính trị” điển hình.
Trong thời kỳ này, ông Thái Kỳ (Cai Qi) giữ chức Bí thư Thành ủy Bắc Kinh cho đến ngày 13/11 khi ông giải nhiệm. Sau khi ông Doãn Lực (Yin Li), cựu Phó Bí thư Tỉnh ủy Phúc Kiến, được điều động về làm Bí thư Thành ủy Bắc Kinh, ông tiếp tục thực hiện các biện pháp phong tỏa “zero COVID”. Nhưng theo số liệu do Ủy ban Y tế Bắc Kinh công bố, “zero COVID” đột nhiên mất hiệu quả vào tháng 11.
Mớ bòng bong mà ông Thái Kỳ quăng cho ông Doãn Lực
“Tăng cường hơn nữa công tác phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm tại các cơ sở y tế”
, nội dung nêu rõ
“các phòng khám sốt cần thành lập thì thành lập, cần mở thì mở, và mở cửa 24/24”; “tăng cường sức mạnh y tế của các phòng khám sốt”; “rút ngắn thời gian chờ đợi của bệnh nhân”.
Thông tin này cho thấy trước khi ông Doãn Lực nhậm chức, các phòng khám sốt ở Bắc Kinh đã quá đông. Sau khi ông Doãn Lực nhậm chức, cảm thấy nan giải, cho nên đã yêu cầu phòng khám sốt “mở cửa 24/24”.
“đảm bảo an toàn cho chính nhân viên y tế”
“không tiếp xúc chéo với nhân viên ở các khoa khác của bệnh viện trừ khi cần thiết”; “thực hiện chính xác 2 việc dịch vụ điều trị y tế, phòng và kiểm soát lây nhiễm tại bệnh viện”.
Những nội dung này đã thấp thoáng hé lộ về sự thực việc bệnh viện đã xảy ra một vùng lây nhiễm lớn, nhưng Ủy ban Y tế và Sức khỏe Bắc Kinh không dám nói rõ, chỉ đưa ra các yêu cầu đối với nhân viên y tế trong việc ngăn ngừa lây nhiễm.
“nhìn Bắc Kinh trước hết nhìn từ góc độ chính trị”;
“Thực hiện các biện pháp kiên quyết, dứt khoát, khoa học và chính xác, tập trung sức lực để giành thắng lợi trong cuộc chiến tiêu diệt dịch bệnh và kiềm chế xu hướng gia tăng của dịch bệnh càng sớm càng tốt”; “Đảm bảo an toàn cho thủ đô”.
Dịch bệnh đã bùng phát có lẽ đã trở thành vấn đề hàng đầu mà ông Doãn Lực phải đối mặt, ông không còn cách nào khác ngoài việc tiếp tục thực hiện các biện pháp “zero COVID” nghiêm ngặt hơn.
Vào ngày 29/11, Ủy ban Y tế và Sức khỏe Bắc Kinh đã công bố thông tin, “Việc xây dựng và sử dụng bệnh viện cabin ở Bắc Kinh như thế nào?” , nói rằng “tính đến 6:00 ngày 29/11, tổng cộng 23 bệnh viện cabin đã được đưa vào sử dụng, với tổng số 23.892 giường điều trị, 19.032 người trong bệnh viện và tỷ lệ sử dụng giường là 79,7%”.
Vào ngày 27/11, “ Phong trào Giấy trắng ” bùng nổ. ĐCSTQ đã không nới lỏng chính “zero COVID”, Bắc Kinh vẫn đang cưỡng chế phong tỏa và vận chuyển những người nhiễm bệnh đi cách ly. Con số 19.032 người có thể bao gồm những người tiếp xúc gần, nhưng nó cũng tương đối đáng báo động.
Ngày 30/11, Ủy ban Y tế Bắc Kinh đưa ra thông báo:
“Trong thời gian cách ly tại nhà, làm thế nào để bảo vệ bản thân và những người sống cùng?”
, nói rằng
“tình hình phòng chống dịch bệnh hiện nay rất gay gắt và phức tạp, số người phải cách ly tại nhà rất nhiều;
cần phục tùng quản lý thống nhất trong khu cộng đồng, nghiêm ngặt ở nhà, không ra khỏi cửa, không thăm viếng”; “phối hợp thực hiện các biện pháp quản lý kiểm soát dịch như xét nghiệm axit nucleic, vận chuyển cách ly, phục tùng sự sắp xếp trong quá trình vận chuyển”.
Trong suốt tháng 11, Bắc Kinh đã thực hiện các biện pháp “zero COVID” nghiêm ngặt, nhưng chúng thực sự không hiệu quả. Vào ngày 30/11, Bắc Kinh đã công bố 1.023 ca nhiễm mới được xác nhận và 4.020 ca nhiễm không có triệu chứng tại địa phương, tổng số 5.043 ca.
Tình hình dịch bệnh ở Bắc Kinh sau “Phong trào Giấy trắng”
“Tối ưu hóa hơn nữa các biện pháp kiểm tra trước và phân loại điều trị của cơ quan điều trị y tế”,
nêu rõ rằng
“đối với người già, nhân viên văn phòng và học tập tại nhà dài hạn của thành phố, trẻ sơ sinh và những người khác không có hoạt động xã hội, nếu không cần ra ngoài thì không cần tham gia sàng lọc axit nucleic của cộng đồng”
Điều này đánh dấu Bắc Kinh đã nhận được chỉ lệnh từ cao tầng của ĐCSTQ, lo sợ “ Phong trào Giấy trắng ” sẽ tiếp tục lan rộng, ĐCSTQ buộc phải bắt đầu nới lỏng “zero COVID”.
“Thực hiện trách nhiệm phòng chống dịch bệnh và là người đầu tiên chịu trách nhiệm về sức khỏe của chính mình”,
nói rằng
“các nhóm dân số trọng điểm có sức đề kháng thấp nên hạn chế ra ngoài, cố gắng không đến những nơi công cộng đông người, không thăm viếng, không tụ tập”
“Nếu cảm thấy không khỏe, đặc biệt nếu có các triệu chứng về đường hô hấp như sốt và ho, hãy đi khám để được điều trị kịp thời và đúng tiêu chuẩn”; “Nếu có các triệu chứng liên quan đến bệnh viêm phổi cấp do virus corona mới, lập tức chủ động báo cáo ngay cho cộng đồng.”
“Thực hiện ‘Trách nhiệm 4 bên’ trong Phòng ngừa và kiểm soát một cách khoa học, đúng đắn”,
bài viết còn nói rằng
“tình hình dịch bệnh ở thành phố này vẫn đang ở mức cao và các chủng đột biến chính trong đợt dịch bệnh này có thời gian ủ bệnh ngắn, lây lan nhanh, tính ẩn mạnh”;
“xây dựng mạng lưới phòng, chống chặt chẽ, nỗ lực hết sức kiềm chế đà gia tăng của dịch, không để bùng phát đợt dịch mới quy mô lớn”.
Hai thông tin này cho thấy Bắc Kinh đã thừa nhận xảy ra “dịch quy mô lớn”, mặc dù đã nhận được lệnh nới lỏng lệnh “zero COVID”, nhưng không rõ ràng lắm, hoặc hơi thiếu nền tảng và vẫn đang cố gắng để giữ lại một số biện pháp “zero COVID”.
“Các biện pháp liên quan để tối ưu hóa phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh ở Bắc Kinh”,
nêu rõ rằng từ nay trở đi,
“không áp dụng việc phong tỏa kiểm soát tạm thời dưới nhiều hình thức”; “không được dùng các hình thức khác nhau để phong tỏa ngăn chặn lối đi phòng chữa cháy, lối đi của các tòa nhà, khu cộng đồng”; “không thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát như kiểm tra giấy chứng nhận xét nghiệm axit nucleic âm tính và mã sức khỏe đối với những người ra vào Bắc Kinh”
“những người nhiễm bệnh không có triệu chứng và các trường hợp nhẹ có điều kiện cách ly tại nhà sẽ được cách ly tại nhà hoặc họ có thể tự nguyện lựa chọn cách ly và điều trị tập trung.”
Đây có thể coi là thông báo chính thức của Bắc Kinh nhằm nới lỏng chính sách “zero COVID”. Tuy nhiên, dịch bệnh đã bùng phát và đại đa số người dân Bắc Kinh không dám ra ngoài, đường phố và khu thương mại vắng vẻ, nơi có nhiều người nhất có lẽ là trước phòng khám sốt và trước hiệu thuốc.
Vào ngày 7/12, ngày nới lỏng “zero COVID”, Bắc Kinh đã công bố 1.168 ca nhiễm mới được xác nhận tại địa phương và 2.194 ca nhiễm không có triệu chứng tại địa phương, tổng cộng 3.362 trường hợp.
Tình hình dịch bệnh Bắc Kinh sau khi nới lỏng “zero COVID”
Các số liệu về dịch bệnh do Bắc Kinh công bố cho thấy “zero COVID” không thể ngăn chặn dịch bệnh. Tầng lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ lẽ ra phải biết điều đó từ lâu, nhưng họ không chịu thừa nhận sai lầm của mình, nếu thừa nhận, chẳng khác nào thừa nhận rằng 3 năm qua là vô ích, và những người lãnh đạo ĐCSTQ sẽ mất uy tín. Trước và sau Đại hội 20, chính sách “zero COVID” của ĐCSTQ không phải để ngăn chặn dịch bệnh, mà là một biện pháp để kiểm soát xã hội một cách mạnh mẽ, và nó cũng là cách để kiểm tra xem các quan chức ở nhiều nơi có thực sự trung thành hay không; còn về việc người dân thường có bị nhiễm dịch hay không, ĐCSTQ thực sự không quan tâm đến điều đó, “người dân là trên hết” chỉ là một lời nói dối.
Nếu “Phong trào Giấy trắng” không xảy ra, “zero COVID” có khả năng sẽ kéo dài ít nhất đến kỳ họp thứ hai vào năm 2023. Sau khi các quan chức hàng đầu của ĐCSTQ chính thức hoàn tất việc chuyển giao quyền lực ở tất cả các vị trí chủ chốt, đến lúc đó có lẽ họ mới cân nhắc nới lỏng. Sau khi “Phong trào Giấy trắng” diễn ra được 10 ngày, ngày 7/12, Bắc Kinh chính thức tuyên bố nới lỏng “zero COVID”.
Vào ngày 10/12, Ủy ban Y tế và Sức khỏe Bắc Kinh đã công bố thông tin, “349 trung tâm dịch vụ y tế cộng đồng trong thành phố có thể tiếp nhận bệnh nhân với 11 loại triệu chứng bao gồm cả sốt”.
Nếu 349 phòng khám sốt thực sự mở cửa 24 giờ, dựa trên con số tính toán thận trọng là 100 bệnh nhân mỗi ngày, thì họ sẽ tiếp nhận ít nhất 34.900 bệnh nhân mỗi ngày. Mặc dù ước tính này có thể thận trọng, nhưng nó phản ánh mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh ở Bắc Kinh, nhưng các số liệu về dịch bệnh do Ủy ban Y tế Bắc Kinh công bố lại hoàn toàn ngược lại.
Vào ngày 10/12, Bắc Kinh đã công bố 784 ca nhiễm mới được xác nhận và 877 ca nhiễm không có triệu chứng tại địa phương, tổng số 1.661 ca.
Vào ngày 11/12, Bắc Kinh đã công bố 528 ca nhiễm mới được xác nhận và 609 ca nhiễm không có triệu chứng tại địa phương, tổng số 1.137 ca.
Nếu con số là đúng, có nghĩa là sau khi nới lỏng “zero COVID” vào ngày 7/12, tình hình dịch bệnh ở Bắc Kinh bất ngờ lắng dịu. Trong vòng 3 ngày, số ca nhiễm bệnh đã giảm từ tổng số 3.362 vào ngày 7/12 xuống còn 1.661 vào ngày 10/12, sau đó giảm xuống còn 1.137 vào ngày 11/12.
Nới lỏng “zero COVID” có hiệu quả hơn “zero COVID”? Những con số như vậy được ước tính sẽ khiến Ủy ban Y tế Bắc Kinh bối rối và họ không công bố dữ liệu dịch bệnh nữa; tuy nhiên, dữ liệu dịch bệnh hàng ngày do Ủy ban Y tế Quốc gia của ĐCSTQ công bố vẫn có thể thấy các số liệu do Bắc Kinh báo cáo, ca nhiễm không có triệu chứng sẽ không còn trong dữ liệu được công bố như sau:
Vào ngày 17/12, có 2028 ca nhiễm ở địa phương trên toàn quốc và 394 ca ở Bắc Kinh.
Vào ngày 18/12, có 1.918 ca nhiễm địa phương trên toàn quốc và 314 ca ở Bắc Kinh; 2 ca tử vong mới đã được báo cáo ở Bắc Kinh.
Vào ngày 19/12, toàn quốc có 2.656 ca nhiễm tại địa phương và 456 ca nhiễm tại Bắc Kinh; 5 trường hợp tử vong mới được báo cáo tại Bắc Kinh.
Sau khi “zero COVID” được nới lỏng vào ngày 7/12, số lượng nhiễm bệnh ở Bắc Kinh thực sự có xu hướng giảm, nhưng các ca tử vong được báo cáo cho thấy dịch bệnh đang bước vào một đỉnh cao mới. Tất nhiên, có lẽ cũng không có ai tin vào số người tử vong do Bắc Kinh công bố.
Có lẽ trên thế giới chỉ có ĐCSTQ mới công bố những dữ liệu thiếu logic cơ bản như vậy. Một lời giải thích hợp lý hơn có lẽ là sau khi “zero COVID” được nới lỏng, “những nhân viên phòng chống dịch” thất nghiệp và cộng đồng không còn nghiêm túc thống kê và báo cáo số lượng người nhiễm bệnh, vì vậy số lượng ngày càng nhỏ hơn, và Ủy ban Y tế Bắc Kinh cũng không có ai giám sát, lại đúng thời điểm không cần phải che giấu báo cáo. Ủy ban Y tế và Sức khỏe Bắc Kinh có thể cảm thấy rằng dữ liệu đó không thể được đưa ra, vì vậy họ kiên quyết ngừng công bố, nhưng họ vẫn cần báo cáo cho Ủy ban Y tế và Sức khỏe Quốc gia của ĐCSTQ mỗi ngày.
Ở các khu vực khác có lẽ cũng có tình huống tương tự. Vào ngày 7/12, Ủy ban Y tế và Sức khỏe Quốc gia của ĐCSTQ đã công bố 4.031 ca nhiễm tại các địa phương trên toàn quốc; sau khi nới lỏng “zero COVID”, con số này đã giảm xuống còn 2.656 vào ngày 19/12.
ĐCSTQ có thể đang lên kế hoạch để dịch bùng phát, để thúc đẩy “zero COVID”, nhưng dữ liệu về dịch bệnh ở Bắc Kinh và những nơi khác ngày càng ít được báo cáo. Tháng 10, để phối hợp với Đại hội 20 của ĐCSTQ, Bắc Kinh có lẽ đã che giấu số liệu dịch bệnh và cố tình hạ thấp số người nhiễm bệnh, giờ khi cần số lượng lớn hơn thì không thể thu thập được, nếu không, để công bố một con số lớn hơn, thì chỉ có thể cố ý phóng đại.
Lời kết
Dữ liệu về dịch bệnh được công bố trước khi ĐCSTQ nới lỏng chính sách “zero COVID” đã chứng minh rằng việc ngăn chặn dịch bệnh “zero COVID” của ĐCSTQ hoàn toàn không hiệu quả.
Sau khi nới lỏng “zero COVID”, ĐCSTQ tuyên bố “tối ưu hóa các biện pháp phòng chống dịch bệnh tùy theo thời gian và tình hình. ” Trên thực tế, các quan chức ĐCSTQ đã không làm gì cả, và các số liệu về dịch bệnh được công bố thực sự đã giảm xuống.
Tất cả những trò hề này đã làm nổi bật sự kém cỏi của các quan chức ĐCSTQ, thậm chí họ còn không làm được những số liệu thống kê cơ bản nhất chứ đừng nói đến việc ngăn chặn dịch bệnh và chữa trị cho bệnh nhân, những người này có thể quản trị tốt đất nước không?
Chung Nguyên
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả, được đăng trên Epoch Times .)
Chuyên gia Mỹ: 840 triệu người Trung Quốc sẽ nhiễm COVID-19 trong 3 tháng tới
Nhà dịch tễ học nổi tiếng người Mỹ gốc Hoa dự đoán rằng trong 3 tháng tới, 60% dân số Trung Quốc, tức là 840 triệu người sẽ nhiễm COVID-19.