Đi tố cáo bị tấn công tình dục, nạn nhân bị đổ lỗi ăn mặc khiêu gợi

Chia sẻ Facebook
20/08/2022 06:32:38

Thẩm phán bác bỏ đơn tố cáo bị tấn công tình dục của nguyên đơn với lập luận người phụ nữ mặc quần áo 'khiêu gợi'. 

Thẩm phán đổ lỗi cho nạn nhân bị tấn công tình dục với lập luận mặc quần áo 'khiêu gợi'

Một Thẩm phán ở miền nam Ấn Độ đã đưa ra tuyên bố cho rằng người phụ nữ đã mặc trang phục “khiêu gợi” nên bác bỏ cáo buộc bị tấn công tình dục của nguyên đơn. Thông tin này lập tức gây ra tranh cãi dữ dội trong dư luận Ấn Độ, nơi tình trạng bạo lực bao gồm tấn công tình dục nhằm vào phụ nữ và bé gái thường xuyên được đăng tải trên các bản tin nóng.

Theo CNN, vào tuần trước, Thẩm phán tại tòa án quận ở bang Kerala của Ấn Độ đã bác bỏ cáo buộc bị quấy rối và tấn công tình dục của người phụ nữ, đồng thời cho thi hành điều khoản bảo lãnh trước đối với bị can (74 tuổi).

Người biểu tình phản đối nạn tấn công tình dục nhằm vào phụ nữ và bé gái ở Ấn Độ. (Ảnh: AP)

Thẩm phán cho rằng những hình ảnh được bị can cung cấp trong đơn xin bảo lãnh cho thấy người phụ nữ đã mặc trang phục “khiêu gợi tình dục”, và dựa vào đó để đưa ra kết luận cáo buộc của nguyên đơn chống lại bị can là không đúng.

“Thật không tin nổi một người đàn ông khuyết tật có thể dùng lực kéo và đụng chạm thô lỗ vào ngực của người phụ nữ”, Thẩm phán cho hay.

Phán quyết của Thẩm phán quận ở bang Kerala đã gây ra làn sóng phẫn nộ, bởi Ấn Độ được biết tới là nơi phụ nữ bị phân biệt đối xử tồi tệ và nhiều nạn nhân bị tấn công tình dục không dám lên tiếng do thiếu luật bảo vệ , cũng như quá trình xử lý vụ án thường diễn ra rất chậm.

Bà Swati Maliwal, Chủ tịch Uỷ ban Phụ nữ Delhi, đã lên tiếng chỉ trích phán quyết của Thẩm phán quận và yêu cầu Tòa cấp cao bang Kerala giải quyết vụ án.

“Tới khi nào thì tư tưởng đổ lỗi cho các nạn nhân bị tấn công tình dục mới thay đổi?”, bà Maliwal viết trên Twitter.

Ông V. P. Sanu, Chủ tịch Liên đoàn Sinh viên Ấn Độ, cũng gọi phán quyết của Thẩm phán quận ở bang Kerala là “thoái lui”.

“Logic phụ nữ mời gọi tấn công tấn tình dục do trang phục của họ là vừa đổ lỗi cho nạn nhân, vừa là khuôn mẫu nạn nhân chính là người khiêu khích để bị cưỡng hiếp”, ông Sanu nhấn mạnh.

Trên thực tế, các vụ tấn công tình dục nhằm vào phụ nữ xảy ra thường xuyên ở Ấn Độ. Thậm chí, nhiều vụ án tấn công và cưỡng hiếp kinh hoàng cũng không được xử lý thỏa đáng do hạn chế của hệ thống luật pháp Ấn Độ.

Vào tháng 1/2021, một Thẩm phán tại Tòa cấp cao Bombay đưa ra phán quyết người đàn ông (39 tuổi) không phạm tội tấn công tình dục nhằm vào bé gái (12 tuổi), do ông này chưa cởi bỏ quần áo nạn nhân và nghĩa là chưa có tiếp xúc thân thể.

Ấn Độ đã cho cải cách bộ luật và đưa ra những hình phạt nặng hơn đối với đối tượng phạm tội hiếp dâm kể từ sau vụ hiếp dâm tập thể và tấn công tàn bạo dẫn tới cái chết của một nữ sinh trường y tại thủ đô Delhi vào năm 2012. Theo đó, tòa án được yêu cầu nghiên cứu các vụ án hiếp dâm và nhanh chóng đưa ra xét xử. Ngoài ra, tội danh cưỡng hiếp được áp dụng với cả hình thức quan hệ bằng đường hậu môn và đường miệng.

Tuy nhiên, theo các nhà hoạt động và luật sư, Ấn Độ vẫn cần tăng cường thêm nhiều biện pháp để bảo vệ phụ nữ.

Như vào ngày 15/8, 11 người đàn ông bị kết án chung thân vì cưỡng hiếp tập thể một phụ nữ mang thai vào năm 2002 đã được ân xá. Ngay lập tức, gia đình nạn nhân cùng các luật sư và chính trị gia Ấn Độ đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ.

Theo Cục Hồ sơ Tội phạm Quốc gia Ấn Độ, hơn 28.000 phụ nữ bị cưỡng hiếp được báo cáo vào năm 2020. Nói cách khác, cứ 18 phút, Ấn Độ lại xảy ra 1 vụ hiếp dâm. Nhưng theo các chuyên gia, con số thực tế còn cao hơn nhiều vì các nạn nhân lo sợ và không dám tố cáo.

Số vụ cưỡng hiếp ở Ấn Độ vẫn không ngừng gia tăng trong những năm sau vụ cưỡng hiếp tập thể và giết hại dã man một nữ sinh ở thủ đô New Delhi vào năm 2012. Các chuyên gia nhận định, vụ án xảy ra vào năm 2012 đã khiến dư luận Ấn Độ xóa bỏ mặc cảm xấu hổ khi nói tới các vụ án hiếp dâm.


Minh Thu (lược dịch)

Tin Cùng Chuyên Mục

Nơi du khách bị phạt tiền nếu mang theo bánh Trung thu nhân thịticon0Để ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi, Đài Loan khuyến cáo du khách không mang theo bánh Trung thu nhân thịt để tránh bị phạt nặng.

Kinh tế khó khăn khiến ‘dân chơi hàng hiệu’ bán tháo đồ để lấy tiền tiêu

icon 0

Kinh tế khó khăn do ảnh hưởng của công tác phòng chống dịch Covid-19 khiến nhiều 'dân chơi hàng hiệu' tại Trung Quốc phải bán tháo đồ để lấy tiền mặt.

Đức phát hiện bom ‘khủng’ từ Thế chiến IIicon0Một quả bom thời Thế chiến II được các đặc công ở quận Friedrichshain của Berlin, Đức tháo gỡ.

Trung Quốc lại mang cá, tôm, cua ra xét nghiệm Covid-19

icon 0

Để ngăn chặn sự lây lan của biến chủng Omicron, các thành phố ven biển của Trung Quốc thực hiện lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho cá, tôm và cua.

Thủ tướng Phần Lan phủ nhận dùng 'chất cấm' trong video tiệc tùng gây tranh cãiicon0Nữ Thủ tướng khẳng định bà không dùng ma túy trong bữa tiệc 'hết mình' cùng với bạn bè tại nhà riêng.

Mạng xã hội của ông Trump bỗng trở nên ‘hot’ sau vụ khám xét nhà riêng

icon 0

Theo Sky News, mạng xã hội Truth Social do cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tạo ra đã trở nên phổ biến chóng mặt kể từ khi Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đột kích vào bất động sản của ông ở California.

Ba đối tượng đi tù vì tạt sơn vào người bé gái để trả thù người lớnicon0Vì mâu thuẫn làm ăn với người lớn, 3 đối tượng đã lên kế hoạch tỉ mỉ thực hiện vụ tạt sơn vào người bé gái mới học tiểu học.

‘Kẻ cướp’ ngân hàng được người dân bênh vực vì lòng hiếu thảo

icon 0

Người đàn ông trở thành 'kẻ cướp bất đắc dĩ' khi xông vào ngân hàng và yêu cầu được rút tiền trong tài khoản cá nhân để chi trả viện phí cho người bố.

Vì sao Nhật Bản khuyến khích người dân quay lại 'bàn nhậu'?

icon 0

Theo Financial Times, tại Nhật Bản, một cuộc thi có tên “Sake Viva!” (Rượu sake muôn năm!) đã được phát động nhằm tìm ra những cách hiệu quả để khuyến khích thế hệ trẻ từ 20 đến 39 tuổi uống nhiều đồ uống có cồn hơn.

Những quốc gia ít phụ thuộc nhất vào khí đốt của Nga ở châu Âu

icon 0

Theo nhà phân tích tài chính, Phó Tiến sĩ kinh tế Mikhail Belyaev Hà Lan, Anh, Pháp, Na Uy, Ba Lan, cũng như các nước Nam Âu như Italy và Tây Ban Nha thực tế không phụ thuộc vào nguồn cung cấp khí đốt từ Nga.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook