Đi hái “lộc trời”

Chia sẻ Facebook
20/06/2022 12:08:18

Trung bình mỗi chuyến đi “săn” nấm linh chi kéo dài từ 2 - 3 ngày, nếu may mắn họ có thể kiếm được vài triệu đồng. Bà con vùng cao ví nấm linh chi là “lộc trời” ban tặng để có tiền trang trải thêm cho cuộc sống.

Mỗi ngày thu tiền triệu nhờ đi hái “lộc trời”


Ổn định nhờ đi lấy nấm linh chi

Ông B’rông Thâm (thôn 1, xã La Dạ, huyện Hàm Thuận Bắc) được xem là một trong những tay sành sỏi trong nghề hái nấm linh chi ở địa phương. Chúng tôi gặp ông, khi ông vừa trở về từ chuyến đi “săn” nấm kéo dài 3 ngày trên các triền núi trải dài gần 20 km theo hướng phía Gia Bắc, giáp ranh tỉnh Lâm Đồng. Khuôn mặt ông đen sạm bởi sương gió nhưng lộ rõ niềm vui, phấn khởi bởi chuyến đi thu hoạch được nhiều “lộc trời”.

Nấm linh chi rừng La Dạ.

Ông Thâm cho biết, trước đây nghề hái nấm linh chi rất dễ dàng, bởi nấm rất nhiều nhưng ít người biết đến. Thế nhưng, từ khi người dân phát hiện ra nhiều công dụng của nó thì giá nấm linh chi ngày một cao, người đi lùng hái càng nhiều nên linh chi ngày càng ít đi. Vì vậy, thay là vì đi về trong ngày như trước đây, thì ông Thâm cùng nhiều người dân trong làng đã tụ họp thành nhóm từ 3 – 4 người đi sâu vào trong rừng săn nấm từ 2 -3 ngày mới quay trở về.

Theo ông Thâm, cứ sau mùa mưa, thì nấm linh chi bắt đầu sinh sôi nảy nở. Để đến được những khu vực có nấm, ông cùng với các thành viên trong đoàn phải chuẩn bị hành lý như quần áo, gạo, cá khô… và xuất phát từ 6h sáng, lội qua nhiều con suối, băng qua nhiều cánh rừng mới đến được nơi “trú ẩn” của nấm. “Chuyến đi nào thuận lợi, được ông bà thương thì có thể kiếm được từ 15 – 20 kg nấm, thu về tiền triệu. Nhưng cũng có những chuyến đi chỉ kiếm được vài kg, đủ mua gạo và cá khô. Chẳng hạn như chuyến tôi vừa mới đi về, được hơn 15kg nấm linh chi tươi, bán được số tiền khá. Nghỉ ngơi, 2 ngày sau tôi sẽ đi lại”, ông Thâm chia sẻ.

Bà K’Thị Hèm (52 tuổi, thôn 3, xã La Dạ, huyện Hàm Thuận Bắc) cũng là một trong những người thường xuyên vào rừng “săn” nấm để kiếm thêm thu nhập. Đặc biệt, thời điểm này khi vụ mùa thu hoạch đã xong, bà lại cùng với 4 thành viên khác trong gia đình, băng đường rừng hơn 10 km, vào núi Sà Luân sau làng để tìm nấm linh chi.

Bà kể, ở khu vực núi này, linh chi chỉ mọc trên những cây đã chết đứng, không bao giờ mọc trên những thân cây còn sống. Trong hành trình đi, có khi nhóm của bà bắt gặp được hàng trăm tai nấm chen nhau trên những thân cây đã chết. Lúc đấy mừng lắm. “Do vậy, khi thu hái, tôi bao giờ cũng để lại một phần chân nấm để có nguồn thu cho mùa sau. Bởi khi có mưa, linh chi sẽ tiếp tục mọc lên”, bà Hèm nói.

“Lộc trời” ngày càng khan hiếm nên muốn tìm kiếm được vùng nấm mới, từng nhóm “thợ” phải đi sâu vào các ngõ ngách của các cánh rừng. Nơi mà càng ít người lui tới, sẽ càng có nhiều nấm. Chính vì thế, đòi hỏi mỗi người đi rừng phải có sức khỏe, sự bền bỉ. Tuy nhiên, nghề hái “lộc trời” cũng chẳng dễ dàng chút nào khi trong mỗi chuyến đi, việc các thành viên trong đoàn bị muỗi, vắt cắn cũng trở nên bình thường. “Chúng tôi cũng thường xuyên đối diện với rắn độc, rồi những cơn mưa rừng có lũ. Hay những lần da thịt bị gai, cây rừng cắt chảy máu. Hiểm họa rình rập là vậy nhưng vì cuộc sống mưu sinh nên các chuyến đi “săn” lùng nấm của chúng tôi vẫn cứ nối tiếp nhau”, bà Hèm bộc bạch thêm.

Ông Xim Miêm - Chủ tịch UBND xã La Dạ, huyện Hàm Thuận Bắc cho biết, ở vùng cao này, mùa nấm linh chi thường bắt đầu từ giữa tháng 6 và kết thúc vào cuối tháng 7, đã tạo cơ hội cho người dân địa phương có thêm thu nhập, cải thiện đời sống. Sau mỗi chuyến đi, người kiếm được ít thì cũng vài trăm ngàn, người nhiều thì cũng được vài triệu đồng. Một số tiền cũng kha khá đối với những người nghèo ở vùng cao.


Dược liệu quý

Bấy giờ ở vùng cao La Dạ, những cửa hàng tạp hóa trên địa bàn xã cũng chính là những điểm thu mua nấm linh chi cho bà con sau khi đi rừng về. Cửa hàng tạp hóa của chị Nguyễn Thị Thủy (thôn 3, xã La Dạ) trung bình một ngày lại có khoảng từ 3 - 5 người dân đến bán nấm. Chị Thủy cho biết, cửa hàng chị thu mua chủ yếu là nấm linh chi đỏ và nấm linh chi đen, trong đó nấm linh chi đỏ là loại nấm khá phổ biến trong những cánh rừng, giá thu vào khoảng 100.000 – 130.000 đồng mỗi kg tươi, tùy theo kích thước tai nấm nhỏ hay lớn. Còn nấm linh chi đen thì giá cao hơn, nhưng loại này khá hiếm.

Phân loại nấm rừng.

“Mỗi mùa nấm linh chi, tôi có thể thu mua từ 3 – 5 tạ. Có thời gian lên đến đỉnh điểm là 1 tấn kg tươi. Sau khi thu mua thì tôi đem phơi khô, trung bình khoảng 2,3 kg tươi sẽ được 1 kg khô. Rồi bày bán tại quán, nhiều du khách vãng lai đi ngang qua thấy sẽ mua về sử dụng hoặc làm quà, với giá từ 300.000 – 400.000 đồng/kg đối với linh chi đỏ”, chị Thủy chia sẻ.

Tuy nhiên, cũng theo chị Thủy, khách hàng là du khách thì rất ít, chủ yếu vẫn là các đầu nậu ở Phan Thiết, Đức Linh, Tánh Linh đến thu mua. Các đầu nậu này sẽ bán cho thương lái phía Bắc hoặc bán trực tiếp cho thương lái Trung Quốc để làm dược liệu.

Còn cửa hàng tạp hóa của ông Trần Văn Bình cũng trên địa bàn xã La Dạ, trung bình mỗi ngày ông mua được khoảng 10 – 15 kg, chủ yếu từ các mối quen đi rừng. “Nấm linh chi lấy từ rừng, chữa bệnh rất tốt nên các tiệm thuốc đông y và người sành về đông y rất thích mua nấm linh chi rừng bởi dược tính của nó cao hơn so với nấm trồng. Tôi thu mua của bà con bao nhiêu đều hết bấy nhiêu vì từ miền xuôi lên mua rất nhiều, thậm chí còn đặt trước”, ông Bình nói.

Theo tìm hiểu, chúng tôi được biết nấm linh chi có tên khoa học là Ganoderma Iucudum. Theo các chuyên gia, nấm này là một trong những loại thuốc quý, giúp giải độc tố phòng ngừa bệnh tật. Nấm đem sấy khô có mùi thơm đặc trưng, ngâm với rượu hoặc nấu nước uống sẽ hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như, bệnh tiểu đường, cao huyết áp, tắc mạch máu não, chứng táo bón hiệu quả, ung thư và hạn chế tình trạng xơ cứng động mạch, giải độc cơ thể, phòng ngừa bệnh tim mạch, tăng tuổi thọ cao…

Với những công dụng quý, mong rằng “lộc trời” sẽ không bao giờ cạn để người dân vùng cao có thêm thu nhập, cuộc sống thêm ấm no.

Theo Báo Bình Thuận

Tin Cùng Chuyên Mục

Đằng sau việc bán rẻ rồi quay lại mua đắt một dự án nhà ở xã hội, điều gì phía sau toan tính của Chủ tịch Địa ốc Hoàng Quân?

icon 0

Địa ốc Hoàng Quân từng bán đi dự án NOXH Golden City tại Tây Ninh với giá 120 tỷ đồng, nay bất ngờ mua lại dự án với giá 650 tỷ đồng. Sự việc này đã dấy lên lo ngại công ty “bán rẻ mua đắt” cùng một dự án.

Giá vàng khó trở lại mốc 70 triệu đồng

icon 0

Sau khi rơi khỏi vùng 69 triệu/lượng, triển vọng tăng của giá vàng miếng SJC trong nước đang kém tích cực khi giá vàng thế giới dự báo vẫn duy trì trạng thái trung lập.

Quầy heo quay vỉa hè chỉ bán 3 tiếng buổi chiều, khách đông nghịt đợi cả tiếng, ngày hết vèo 2 tạ

icon 0

Cứ khoảng 16h chiều, quầy heo quay bán mang về nằm trên vỉa hè đường Nguyễn Phước Lan (khu đô thị Nam Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng) luôn đông nghịt khách.

Đề xuất giảm 500-1.000 đồng/lít thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầuicon0Nếu đề xuất được thông qua, thuế bảo vệ môi trường nhiều mặt hàng xăng dầu sẽ về mức sàn 300 đồng/lít.

Ế ẩm giữa lúc thị trường 'khát' xeicon0Đa phần mẫu ô tô khó tiêu thụ đều có tính cạnh tranh kém hoặc đến từ các thương hiệu không mạnh.

Petrolimex lợi nhuận ra sao khi giá xăng liên tục tăng cao?

icon 0

Quý 1/2022, mặc dù doanh thu tăng mạnh 75%, Tập đoàn Petrolimex (PLX) vẫn ghi nhận lợi nhuận trước thuế giảm 44% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế 5 tháng đầu năm 2022 ước đạt 1,3 nghìn tỷ đồng, bằng 44% kế hoạch năm

Lên núi săn cua đá

icon 0

Khi màn đêm buông xuống, trên các khe suối ở vùng cao Nghệ An mùa này có rất nhiều cua đá sinh sống. Để bắt được cua đá, người săn cua dùng mắm tôm để nhử chúng ra khỏi hang...

Xây dựng thương hiệu vải thiều chất lượng, đưa vải thiều Việt Nam vươn ra thế giới

icon 0

Vải thiều thường chín rộ từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm. Với sản lượng lớn, thời gian thu hoạch ngắn nên việc kết nối giao thương, mở rộng thị phần sẵn có, tìm kiếm thị trường mới là hết sức cần thiết.

Vì sao cua nâu Nauy “siêu to, siêu gạch” giá chưa đầy 300.000 đồng/kg?icon0Cua nâu Nauy đang rao bán tràn ngập chợ mạng nhưng có giá khá rẻ, chỉ khoảng 300.000 đồng/kg.

Ông lớn sữa Việt được mời chia sẻ về thực hành phát triển bền vững trong hội nghị sữa toàn cầu 2022

icon 0

Ngày 14-16/6/2022, Hội nghị sữa toàn cầu lần thứ 15 đã được tổ chức tại Pháp, với sự tham dự của gần 200 tổ chức, doanh nghiệp trên thế giới với nhiều báo cáo, bài trình bày về các xu hướng phát triển bền vững của ngành sữa.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook