Đi dự đám cưới, chăm sóc thú cưng để kiếm tiền và tăng trải nghiệm

Chia sẻ Facebook
06/10/2022 08:03:16

Ngày càng có nhiều kênh kiếm tiền đa dạng giúp bạn trẻ trải nghiệm.


Vào những dịp nghỉ lễ, một số lượng lớn thanh niên không ra ngoài du lịch hay ở nhà nghỉ ngơi cũng không gặp gỡ giao lưu mà lại tập trung vào việc kiếm tiền. Rất nhiều người làm nghề "bán dịch vụ" đã nhanh trí chộp lấy thời điểm kinh doanh cao điểm dịp nghỉ lễ. Chẳng hạn, khi chủ đi du lịch, những chú mèo cần được cho ăn, dọn vệ sinh; những lúc này sẽ có người đến phục vụ. Công việc này khá buồn cười và kỳ cục nhưng lại có thể kiếm cả ngàn đô la một tuần.

Hay trong những đám cưới trong ngày lễ mà không có phù dâu, bê tráp cho nên cũng có rất nhiều người chi tiền ra để thuê những cô gái trẻ về hỗ trợ cho đám cưới của mình. Mỗi buổi đi làm phù dâu, bê tráp có giá giao động từ 100 đến 300 ngàn và được rất nhiều bạn trẻ đăng ký. Vì mức giá được trả khá cao so với thu nhập bình quân/ngày của sinh viên hiện tại, cho nên rất nhiều bạn trẻ lao đầu vào "bán tay nghề", bỏ cả giờ học để làm những công việc phụ của mình đến cùng.

Sau hai năm dịch dài đằng đẵng, rất nhiều đám cưới đã bị hoãn lại nên ở thời điểm hiện tại, quanh năm đều là mùa cưới. Vì vậy, hình thức kinh doanh cho thuê phù dâu dần trở nên phổ biến. Đã có rất nhiều "phù dâu bán thời gian" tranh thủ hoạt động khắp nơi trên cả nước. Tùy thuộc vào khu vực, khoảng cách của chuyến đi, phí chung dao động từ 200 đến 500 ngàn, thậm chí lên tới cả triệu đồng/người.

Ảnh minh họa - Pinterest

Jenny từ Lạc Dương đã nhận được bốn đơn đặt hàng vào dịp lễ Quốc khánh năm nay, mỗi đơn hàng có giá 600 ngàn. Ngoại trừ một đơn hàng do một người bạn giới thiệu, những người khác đều tìm thấy cô qua ứng dụng khác. Anh chàng điển trai đến từ Ninh Ba cũng sẽ tới ba đám cưới với tư cách bạn của chú rể khi có người "đặt hàng", với mức phí mỗi đám cưới là 800 ngàn. Thực ra, cả hai người chia sẻ là đều có chứng hơi "ngại xã hội", nhưng để kiếm tiền thì "mình phải cống hiến hết mình thôi, dù sao cũng không ai biết mình".

Vai trò phù dâu không hề dễ dàng, đòi hỏi cả thể lực, trí tuệ cảm xúc và nhãn quan nhưng ưu điểm là lương hàng ngày cao, quyết toán tiền mặt ngay tại chỗ, lại còn được ăn cơm nhà miễn phí. Jenny cho biết, ví dụ như 5 - 6 giờ sáng, cô sẽ đến nhà cô dâu để trang điểm và "làm việc" cho đến khi đám cưới kết thúc vào buổi chiều. Để cô dâu cảm thấy yên tâm hơn, cô cũng sẽ dành thời gian gặp gỡ các cặp đôi trước ngày cưới, tập dượt, ghép quy trình, bày trò đón dâu.

Nói chung, họ sẽ ngầm nhận mình là bạn của cô dâu. Nhưng tại hiện trường đám cưới, nhiều "tai nạn nhỏ" cũng có thể xảy ra. Một lần, Jenny đã mất cảnh giác khi được mẹ cô dâu hỏi về tình bạn của cô với con gái mình. Jenny đã hoảng sợ trong chốc lát, sau đó cô lập tức nghĩ ra một câu chuyện về tình bạn khiến mẹ cô dâu cảm động và rỉ tai con gái là nên trân trọng tình bạn này.

Ngoài việc kiếm tiền, nếu có duyên, họ còn có thể có được những mối quan hệ bạn bè bất ngờ. "Đêm trước đám cưới thực sự rất nhiều cảm xúc. Một lần, cô dâu muốn tôi đến trước một buổi tối vào đêm hôm trước và kể cho tôi nghe rất nhiều câu chuyện. Chúng tôi khá hợp nhau, và bây giờ chúng tôi đã là bạn của nhau"- Jenny nói.

Dù vậy nhưng mẹ Jenny vẫn luôn nói rằng nếu cô ấy đã làm phù dâu hơn ba lần, cô ấy sẽ không thể kết hôn do hết duyên. Nhưng bản thân cô ấy không nghĩ vậy, "Tôi đang học piano, và tiền lương tôi tiết kiệm được từ công việc này giúp đăng ký các lớp học đó. Bây giờ tôi chỉ muốn kiếm tiền bán thời gian và tự mua cho mình một chiếc đàn piano".

Trong kỳ nghỉ lễ dài ngày, một công việc kinh doanh khác nổi lên chính là dịch vụ chăm sóc thú cưng khi chủ nhân vắng nhà. Một cô gái ở Bắc Kinh có id là "Chúa mèo thứ bảy" đã nhận nhiệm vụ quan trọng là cho 20 chú mèo ăn trong dịp nghỉ Quốc Khánh của Trung Quốc.

Vào cuối tháng 9 năm ngoái, cô đã trở thành "người chăm sóc thú cưng", nhận đơn đặt hàng vào thời gian rảnh rỗi và cung cấp dịch vụ tận nơi cho những chú mèo mà chủ đi vắng tại nhà, chẳng hạn như cho ăn và thay nước, lau chùi bộ đồ ăn, thay cát mèo, chơi với chúng; nếu cần, cô cũng có thể cắt tỉa móng tay, cạo lông chân, vệ sinh tai mắt và cho uống thuốc.

Những ngày nghỉ lễ là khoảng thời gian cao điểm mà cô ấy làm công việc này. Trong dịp Tết đầu năm, mỗi ngày cô đến thăm nhiều nhất 12 ngôi nhà. Có hôm đi làm từ lúc 10 giờ sáng đến 11 giờ đêm mới về, đêm giao thừa cô cũng làm việc đến 7 giờ tối. Ngày lễ Quốc Khánh này cũng có nhiều người muốn đặt hàng, ngày có nhiều đơn hàng nhất thì có tới 7 lượt đến cửa.

Thời gian cho mỗi lần phục vụ tận nơi không dưới nửa tiếng mà thời gian đi đường sẽ chiếm nhiều hơn. Đường xa, ngày lễ thì cước phí sẽ cao hơn. Trong ngày Tết, thu nhập của cô ấy là gần 8.000 nhân dân tệ (gần 27 triệu); trong kỳ nghỉ lễ Quốc Khánh, cô ấy dự kiến sẽ kiếm được khoảng 5.000 nhân dân tệ (khoảng 16,7 triệu). Ngoài việc kiếm tiền, điều khiến cô hạnh phúc nhất trong công việc này là cô được gặp rất nhiều bé mèo dễ thương.

Cũng có một số bạn trẻ lên kế hoạch nắm bắt cơ hội tốt của mỗi kỳ nghỉ để phát huy hết khả năng của mình. Trong dịp về quê 4 ngày tham dự đám cưới của bạn bè, Yanzi đã dành trọn 3 ngày để dạy khách hàng học bơi. Đây là một công việc bán thời gian mà cô ấy mới bắt đầu thử. Mỗi khi cô ấy đăng một thông tin giảng dạy đơn giản lên mạng xã hội, bao gồm thời gian, địa điểm, nội dung và chi phí, rất nhiều người đã tìm đến cô ấy để đăng ký.

Ảnh minh họa - Pinterest

Khi còn là sinh viên, đối tượng giảng dạy của cô chỉ giới hạn ở phụ nữ trưởng thành, mỗi buổi dạy là 1 giờ, mỗi lần sẽ khoảng 2 - 3 người, và học phí của mỗi người là 38 tệ (khoảng 127 ngàn) một lần. Chi phí này rẻ hơn nhiều so với các khóa học bơi cá nhân được cung cấp bởi một số phòng tập thể dục hoặc cơ sở thể dục.

Yanzi nhận thấy rằng nhiều người mới bắt đầu học bơi không có yêu cầu cao trong việc giảng dạy, "miễn là học bơi". Họ không cần phải tìm những giáo viên tư nhân chuyên nghiệp và tốn kém để học. "Ngược lại, tôi giống như một người bạn hay người hướng dẫn mà không có cảm giác xa cách, chưa kể học phí lại rẻ như vậy" - Yanzi tâm sự.

Trong ba ngày rảnh rỗi đó, cô đã nhận được 20 cuộc hẹn và dự kiến sẽ kiếm được khoảng 800 tệ (khoảng 2.6 triệu). Dù không nhận được nhiều tiền nhưng Yanzi thích dạy bơi cho mọi người đã thế lại còn có thêm thu nhập.

Yanzi nhận thấy rằng gần đây ngày càng có nhiều giáo viên như cô xuất hiện trên các nền tảng xã hội, nhưng nhiều người trong số họ là do nhóm điều hành. Một số người nhận đăng ký, một số người chịu trách nhiệm giảng dạy và giá cũng rất đắt. Hiện tại cô chưa có kế hoạch tăng giá nhưng cũng đang có ý định đưa những người bạn thích bơi lội đến dạy nhóm sau những kỳ nghỉ để "kiếm tiền một cách nghiêm túc hơn".

Ảnh minh họa - Pinterest

Làm việc chăm chỉ trong bảy ngày và kiếm được thêm thu nhập đã là một công việc bán thời gian rất hiệu quả. Vài trăm một ngày có thể khiến mọi người từ bỏ việc nghỉ ngơi và quên đi nỗi sợ xã hội, ngay cả khi "lao động giá rẻ" có giá chỉ vài chục ngàn cũng không lo thiếu nhân lực.

Điều rõ ràng hơn là các kênh kiếm tiền trước đây trông mới mẻ ngày càng trở nên phổ biến trên thị trường, rõ ràng giá cả, yêu cầu về trình độ và kỹ năng. Nhu cầu của nhóm người tiêu dùng trẻ liên tục thay đổi, ở đâu có nhu cầu thì ở đó sẽ có thị trường. Nghề nghiệp mới, doanh nghiệp mới và kỹ năng mới sẽ tiếp tục xuất hiện. So với việc kiếm nhiều hay ít, tinh thần đổi mới của họ trong việc kiếm tiền có thể thú vị hơn.

Tất nhiên, đôi khi, mục tiêu theo đuổi của giới trẻ không chỉ là kiếm tiền. Trạng thái lý tưởng nhất là khai thác hết tiềm năng quan tâm và làm những gì bạn thích, có thêm những kinh nghiệm sống mới.

Nguồn: Theo Sina

Chia sẻ Facebook