Di cư là lối thoát duy nhất? Xem người Hồng Kông nói gì

Chia sẻ Facebook
29/04/2023 19:45:15

Gần đây, trong một diễn đàn, một cư dân mạng Hồng Kông cho biết mọi người xung quanh anh ấy đều nói về vấn đề di cư, ngay cả khi đi xe, ăn uống, mua sắm và lên mạng xã hội, anh ấy đều nghe thấy và nhìn thấy những chủ đề liên quan.

Ngày 30/6/2021, rất đông người Hồng Kông rời khỏi mảnh đất này từ sân bay quốc tế Hồng Kông, cảnh tượng chia ly tại sân bay thật bi thương. (Ảnh: Tống Bích Long / Epoch Times)


Kể từ khi thực thi “Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông” , một số nhà phân tích ước tính sơ bộ rằng hàng trăm ngàn người Hồng Kông đã di cư ra nước ngoài. Các chủ đề liên quan đến “di cư” vẫn tiếp diễn không ngừng.


Bài đăng đã thu hút 36 trang phản hồi trong vòng 2 ngày. Lượng lớn tin nhắn đã bắt đầu một cuộc thảo luận sôi nổi về các chủ đề “liệu bạn có thể buông bỏ mọi thứ ở Hồng Kông”“đi hay ở”.


Một cư dân mạng ở lại Hồng Kông thở dài: “ Buông bỏ mọi thứ ở Hồng Kông, thật lợi hại! Có thể di cư, lợi hại! Đối với một tương lai không chắc chắn, dám đầu tư tiền tiết kiệm cả đời còn lợi hại hơn!


Suy cho cùng, trôi dạt ra nước ngoài phải bắt đầu lại từ một xuất phát điểm thấp, mặc dù bản thân tôi không ngại điều đó nhưng nửa còn lại thì không. Hồng Kông bây giờ đầy rẫy những kẻ ích kỷ và vô ơn với phẩm chất thấp kém, kiếm đủ tiền và nghỉ hưu là đi thôi. Cảm ơn đảng đã buộc người Hồng Kông di cư.”

Một số bình luận đồng ý rằng những người ở lại là vì người nhà, hay vợ/ chồng của họ không muốn di cư, hoặc họ không có đủ tiền tiết kiệm. Mặc dù họ có thể quay lại sau khi rời đi, nhưng thực tế là không có gì đáng lưu luyến ở Hồng Kông. Đó là lý do vì sao người Hồng Kông thích đi du lịch đến vậy, bởi vì Hồng Kông quá đông đúc, quá chật hẹp.

Có người để lại tin nhắn nói, anh nghe một số người bạn đã di cư kể rằng mặc dù họ đều làm một số công việc bình thường ở nước ngoài, mức lương không cao như ở Hồng Kông, nhưng thời gian làm việc ngắn hơn, có thể dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, mọi người cũng trở nên thân thiện, hòa thuận và kiên nhẫn.

Ngay cả khi sống ở trung tâm thành phố ở nước ngoài, bạn cũng sẽ không cảm thấy đông đúc như ở Hồng Kông, và có thể nhìn thấy nhiều loại hoa và cây cỏ mỗi ngày. Tóm lại, việc gặp gỡ những người nói tiếng Anh mỗi ngày sẽ thoải mái hơn hơn là gặp những người Đại Lục nói tiếng phổ thông bất lịch sự.


Một số cư dân mạng than thở mọi thứ đã thay đổi, trước đây Hồng Kông coi trọng tình người, nhưng bây giờ lại coi trọng đồng nhân dân tệ! Khi ra nước ngoài, chí ít bạn không phải sống trong “địa ngục cảng ma” này (Hồng Kông còn được gọi là xứ Cảng Thơm)!

Một cư dân mạng khác chọn ở lại Hồng Kông tiết lộ rằng nhiều người xung quanh anh ấy đều rời đi. Anh ấy đã tham gia 3 buổi liên hoan chia tay trong tháng này, dẫu biết ra nước ngoài áp lực rất nhiều, nhưng cũng thực lòng chúc phúc cho những người đã lựa chọn ra đi.

Cư dân mạng này cho rằng sự khác biệt lớn nhất giữa đi và ở là có hy vọng gì cho tương lai hay không. Anh nói rằng cha mẹ anh đã già, anh ấy phải chấp nhận số phận của mình. Nhưng bất cứ khi nào được hỏi, anh ấy cũng đều khuyên những người trẻ tuổi và có khả năng ra đi khi có cơ hội, và đừng lưu luyến Hồng Kông.

Một số cư dân mạng cũng chỉ ra rằng việc rời đi không khó, bởi vì những người ở lại không có nhiều sự lựa chọn. Xét cho cùng, Hồng Kông hiện do Đại Lục trực tiếp quản lý. Trước đây, người Hồng Kông cai trị Hồng Kông, sau này họ trở thành đặc vụ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), và sẽ trở thành đại diện của ĐCSTQ cai trị Hồng Kông, trong tương lai là ĐCSTQ cai trị Hồng Kông.


Những người Hồng Kông ở lại sẽ không được chính quyền trung ương tin tưởng. Tiếng phổ thông của họ không thạo, nếu không có quan hệ thì chỉ còn đường chết, muốn bán đứng Hồng Kông cũng khó! Cuối cùng, họ có thể sẽ trở thành những nô lệ, thợ mỏ và “rau hẹ” (vỗ béo để thịt) của chế độ ĐCSTQ. Tóm lại, ra đi không dễ, ở lại càng khó, mỗi người đều có lựa chọn của riêng mình.

Cục Doanh thu nội địa Hồng Kông (Cục Thuế) thông báo rằng vào ngày 2/5, họ đã phát hành khoảng 2,4 triệu tờ khai thuế cá nhân cho năm 2022/2023. Một số kênh truyền thông cho biết, tổng số tờ khai thuế cá nhân đã giảm 370.000 tờ trong 3 năm qua, cho thấy dân số Hồng Kông tiếp tục bị thất thoát nghiêm trọng.

Nhiều người dân ước tính rằng 370.000 tờ khai thuế chỉ phản ánh sự thất thoát của cư dân chịu thuế. Nếu cộng thêm những cư dân không phải đóng thuế như người về hưu, nội trợ và sinh viên, số lượng dân số bị thất thoát có thể còn lớn hơn.


Theo số liệu thống kê của Cục quản lý xuất nhập cảnh, Vision Times phát hiện rằng lượng cư dân Hồng Kông rời khỏi sân bay trong năm 2020/2021 là 39.419 người.

Vào năm 2021/2022, lượng cư dân Hồng Kông ròng đi qua sân bay đã tăng gấp 6 lần, lên đến 248.591 người. Năm 2022/2023, dòng chảy ròng của cư dân Hồng Kông qua sân bay sẽ giảm xuống còn 171.602 người.

Trong 3 năm tài chính vừa qua, tổng lượng cư dân Hồng Kông ra khỏi sân bay là khoảng 460.000 người. (Năm tài chính của Hồng Kông bắt đầu vào ngày 1/4 và kết thúc vào ngày 31/3 năm sau.) Xu hướng di dân của người Hồng Kông vẫn đang tiếp diễn.


Bình Minh (t/h)

Hồng Kông có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới, tư duy "thế hệ cuối cùng"? Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) gần đây đã công bố báo cáo thường niên, theo đó Hồng Kông có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới.

Chia sẻ Facebook