Đi chợ gặp 6 loại tôm này, giá rẻ đến mấy cũng không nên mua

Chia sẻ Facebook
13/02/2024 04:59:59

6 loại tôm dưới đây không những ăn không ngon mà còn có hại cho sức khỏe, vì vậy, dù giá rẻ đến mấy chị em cũng không nên mua.


Tôm thân thẳng

Có hai loại tôm ướp lạnh, một loại là tôm sống đông lạnh nhanh và loại còn lại là tôm chết đông lạnh, giữa chúng có sự khác biệt lớn. Tôm sống được đông lạnh nhanh, cơ vẫn đàn hồi nên có thể uốn cong. Cơ của tôm chết mất tính đàn hồi và không thể uốn cong được. Vì vậy, khi chọn tôm ướp lạnh, nên mua tôm có thân cong thay vì tôm thẳng.


Tôm đông lạnh lâu ngày

Có rất nhiều loại tôm đông lạnh được người bán để đông trong vài tháng rồi mới đem bán cho khách hàng. Tôm sau khi để đông lạnh quá lâu sẽ có đặc điểm: mất nước, tan thịt, tôm bã không còn chất dinh dưỡng. Đồng thời, việc bảo quản quá lâu trong kho đông lạnh cũng sẽ sinh ra vi khuẩn khiến tôm xuất hiện mùi lạ.


Tôm có màu sắc khác thường

Hầu hết tôm có màu xanh xám. Nếu bạn thấy chúng có màu trắng hoặc đen khác lạ thì có vấn đề. Tôm có màu trắng bởi chúng có thể đã bị đông lạnh quá lâu, mất nước nhiều khiến thịt bị ôi. Tôm đen là tôm đã hư và sinh ra vi khuẩn, khi đó, nếu ăn vào sẽ không tốt cho sức khỏe, có thể gây ngộ độc.


Tôm bị đổi màu đầu

Đối với tôm tươi bình thường, đầu tôm sẽ không đổi màu và có màu giống với thân tôm. Nếu điều kiện bảo quản không tốt, đầu tôm sẽ đổi màu, chuyển sang màu đỏ hoặc đen, tôm không còn tươi nên bạn không nên mua.


Tôm có mùi lạ

Tôm tươi dù sống hay chết cũng chỉ có mùi tanh thoang thoảng và hầu như không có mùi nào khác. Nếu ngửi thấy mùi chua, hôi, hăng nghĩa là tôm đã bị hư hỏng, sinh sôi vi khuẩn hoặc bị ngâm nước thuốc, đây là tôm có vấn đề, không nên mua.


Tôm bị bơm tạp chất

Khi mua tôm cần quan sát và lựa chọn kĩ lưỡng vì có nhiều con tôm trông rất căng tròn, màu sắc tươi tắn nhưng thực chất chúng đã được bơm tạp chất vào bên trong.

Để kiểm ra, bạn có thể dùng tay bóp nhẹ tôm, nếu thấy cơ thể chúng có độ đàn hồi thì là tôm tươi ngon nhưng nếu sờ tôm có cảm giác cứng, không có độ mềm thì đó là những con tôm đã được bơm tạp chất.

Khi bóc đầu những con tôm này, bạn sẽ thấy chúng có một khối chất sền sệt màu trắng.


Cách chọn tôm tươi ngon

-Quan sát thân tôm và đầu tôm

Tôm tươi có phần thân hơi cong, thịt căng chắc, tôm có thể không to và phần thịt sẽ không dày lên khác thường.

Bạn nên chọn tôm có phần vỏ linh hoạt, còn nguyên vẹn. Đầu và chân tôm phải gắn chặt với thân.

Vỏ tôm tươi phải bóng, trơn, sống giữa thân tôm sáng trong.

Không nên mua những con tôm mà phần chân đã chuyển sang màu đen vì đây là dấu hiệu cho thấy chúng đã bị hỏng.

-Quan sát đuôi tôm


Hãy kiểm tra phần đuôi tôm nhằm xác định độ tươi của chúng. Tôm tươi thường có phần đuôi xếp lại với nhau và cúp xuống. Nếu đuôi xòe ra chứng tỏ tôm đã bị bơm hóa chất hoặc tiêm nước để tạo vẻ mập mạp, khi nấu sẽ bị chảy nhiều nước, thịt teo lại, bở, vị nhạt hơn so với bình thường

-Cách chọn tôm theo từng loại:

+ Tôm sú: Đây là loại tôm nuôi, có kích thước khá lớn. Trước hết, tôm phải còn sống, vỏ bóng, trơn, sống giữa thân tôm tươi và trong. Như vậy tôm mới ngon, chắc thịt.

+ Tôm sắt: Loại tôm này có kích thước nhỏ nhưng vị ngọt đậm đà. Bà nội chợ nên chọn con tôm còn tươi, có màu hồng trắng. Nếu vỏ chuyển sang màu hồng đậm là tôm để lâu.

+ Tôm he: Tôm còn nhảy tanh tách, màu hồng trắng, mắt xanh là những con tôm ngon.

+ Tôm hùm: Phần càng xanh trong, vỏ tươi bóng. Tốt nhất là nên mua tôm còn bơi khỏe, hạn chế mua loại tôm đông lạnh.


Cách bảo quản tôm tươi


Nhiều người do bận rộn nên có thói quen tích trữ thực phẩm, mua tôm về bảo quản trong tủ lạnh. Khi được lấy ra chế biến, tôm thường bị đen đầu. Để tránh tình trạng này, bạn nên chọn mua tôm đang tươi sống, cắt bỏ râu rồi rửa sạch sẽ, để ráo nước trước khi bảo quản.


Sau khi tôm đã ráo nước, bạn nên xếp vào hộp đựng thực phẩm rồi rắc vào một ít đường trắng, lắc đều. Cất tôm vào ngăn đá tủ lạnh hoặc tủ đông để bảo quản ở nhiệt độ thấp. Khi đông đá, thịt tôm sẽ không bị các loại vi khuẩn tấn công gây biến chất.


Đường trắng sẽ giúp đầu tôm không bị đen và các con tôm không bị dính vào nhau. Khi chế biến, bạn có thể lấy ra từng con tôm một cách dễ dàng.


Không nên bảo quản tôm quá lâu (tốt nhất là dưới 30 ngày) vì việc để lâu sẽ làm mất đi giá trị dinh dưỡng của tôm.


Minh Hoa (t/h)

Chia sẻ Facebook