ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lãi trước thuế 22,000 tỷ năm 2023, không chia cổ tức
Sáng ngày 22/04/2023, CTCP Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa Ốc Hoàng Quân (HOSE: HQC) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2023 nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh cũng như...
Trực tuyến
ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lãi trước thuế 22,000 tỷ năm 2023, không chia cổ tức
Sáng ngày 22/04, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, HOSE: TCB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2023 nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh 2023, không chia cổ tức, phát hành cổ phiếu ESOP...
Mục tiêu lợi nhuận trước thuế 2023 giảm 14%
Techcombank đặt mục tiêu đến cuối năm 2023, dư nợ tín dụng đạt 511,297 tỷ đồng, tăng 15% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng thấp hơn 1.5%. Huy động vốn phù hợp với tăng trưởng tín dụng thực tế nhằm tối ưu hóa nguồn huy động. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất TCB đề ra cho năm 2023 là 22,000 tỷ đồng, giảm 14% so với năm 2022.
Ông Jens Lottner – Tổng Giám đốc chia sẻ đầu Đại hội, khi thị trường bất động sản đóng băng, trái phiếu bất ổn vào cuối năm 2022, thanh khoản bị thắt chặt đáng kể, mọi người cảm thấy gửi tiền vào ngân hàng có vẻ an toàn hơn khi lãi suất bắt đầu tăng lên. Đến năm nay, đà giảm trái phiếu vẫn tiếp tục, tuy có chậm hơn.
TCB là 1 trong những ngân hàng mạnh trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN). TCB là ngân hàng có phí tư vấn phát hành trái phiếu cao, cũng không thể tránh khỏi tác động tiêu cực từ thị trường và hoạt động tư vấn phát hành trái phiếu của TCB cũng giảm so với trước.
Tiền gửi không kỳ hạn (CASA) chịu tác động và chịu ảnh hưởng bởi các phân khúc khác nhau. Thị phần của TCB đối với khách hàng có thu nhập cao nhiều hơn so với các ngân hàng.
Trong quý đầu năm 2023, TCB có khoảng 22% giao dịch khách hàng sử dụng TCB là giao dịch chính. TCB cũng muốn có sự dịch chuyển giữa bán lẻ và SME và bắt đầu dịch chuyển cho vay từ bán lẻ, và kiểm soát rủi ro tốt hơn đối với cho vay bất động sản.
Tăng trưởng tín dụng của TCB đã tận dụng tối đa room được cấp từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Triển vọng cho năm 2023, tăng trưởng tín dụng tiếp tục được kiểm soát bởi NHNN. Hiện tại, còn khá sớm để dự đoán kết quả kinh doanh năm nay, còn nhiều khó khăn. TCB vẫn không thay đổi chiến lược kinh doanh.
Song song với quá trình đô thị hóa, có xu hướng sử dụng kinh tế số nhiều hơn qua các nền tảng số, TCB nhìn nhận đáp ứng đủ yêu cầu của khách hàng. 60-70% khách hàng của TCB muốn sở hữu bất động sản nào đó để tích lũy tài sản. Do đó, trụ cột chiến lược của TCB là đáp ứng nhu cầu của người dân trong bối cảnh kinh tế thay đổi.
Thứ nhất, huy động CASA và sử dụng tối ưu vốn.
Tiếp tục cải thiện thu nhập từ phí về thẻ. Tín dụng dịch chuyển sang bán lẻ và SME. Nhu cầu tín dụng của phân khúc này sẽ tăng trưởng lại trong nửa cuối năm 2023.
TCB kỳ vọng tổng tín dụng tăng trưởng 10,000 tỷ đồng. Nợ xấu có thể tăng nhẹ nhưng vẫn kiểm soát dưới 1.5%.
Trong giai đoạn 3 năm đầu của chiến lược 5 năm (2020-2025), TCB đưa ra kế hoạch thận trọng, dù vậy con số đạt được cũng tăng đáng kể so với dự kiến ban đầu, ở mức 20-25%. Con số 22,000 tỷ đồng cho năm 2023 là kế hoạch thận trọng được TCB đưa ra và kỳ vọng kinh tế sẽ cải thiện từ quý 2/2023, qua đó cải thiện các chỉ số kinh doanh của Ngân hàng.
Tiếp tục không chia cổ tức
Với lợi nhuận sau thuế dùng để trích lập các quỹ năm 2022 gần 17,907 tỷ đồng, tổng lợi nhuận chưa sử dụng các năm trước tính đến ngày 01/01/2023 gần 40,137 tỷ đồng.
TCB dự kiến trích gần 32,676 tỷ đồng cho quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ. Trong đó, gồm 5% lợi nhuận sau thuế (tương đương 895 tỷ đồng) và trích bổ sung 31,781 tỷ đồng. Techcombank cho biết việc trích lập quỹ dự trữ bổ sung vốn nhằm phục vụ phương án tăng vốn điều lệ theo quyết định của ĐHĐCĐ vào thời điểm thích hợp.
Bên cạnh đó, TCB cũng sẽ trích gần 1,791 tỷ đồng (10% lợi nhuận sau thuế) cho quỹ dự phòng tài chính và 38 tỷ đồng cho quỹ phúc lợi.
Sau khi trích lập các quỹ, lợi nhuận còn lại có thể phân phối gần 23,539 tỷ đồng, duy trì dưới hình thức lợi nhuận không chia nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
HĐQT dự trình ĐHĐCĐ không chia cổ tức năm 2022 nhằm bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Lần gần nhất, TCB chia cổ tức với hình thức cổ phiếu là năm 2018. Lúc bấy giờ, với mức chia cổ phiếu thưởng 200%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cp được nhận thêm 2 cp thưởng. Mục đích phát hành nhằm chia sẻ lợi ích với cổ đông qua việc chia sẻ lợi nhuận để lại trong 3 năm 2015, 2016 và 2017, từ thặng dư vốn cổ phần và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ.
Tăng vốn điều lệ qua phát hành ESOP
Techcombank dự kiến phát hành cổ phần theo Chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) của Ngân hàng năm 2023. Cụ thể, Techcombank sẽ phát hành thêm gần 5.3 triệu cp ESOP, tỷ lệ 0.1499%, giá phát hành 10,000 đồng/cp. Dự kiến sau phát hành, vốn điều lệ của TCB được nâng từ 35,172 tỷ đồng lên 35,225 tỷ đồng.
Thời gian phát hành sau khi được Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận, dự kiến trong năm 2023.
Tổng số tiền thu được sau khi phát hành dự kiến được sử dụng để bổ sung vốn hoạt động của Techcombank.
Mua cổ phiếu phát hành riêng lẻ của TCBS
Techcombank cũng sẽ trình ĐHĐCĐ thông qua việc mua cổ phiếu chào bán riêng lẻ của CTCP Chứng khoán Kỹ thương (TCBS).
Techcombank nhận định TCBS đã hoạt động hiệu quả trong 5 năm qua. Tỷ lệ sinh lời (ROA và ROE) luôn được giữ ở mức cao. Tuy nhiên, khả năng phát triển mở rộng kinh doanh bị giới hạn bởi vốn chủ sở hữu (cụ thể, giới hạn đầu tư trái phiếu là 70% vốn chủ sở hữu và giới hạn cho vay margin là 200% vốn chủ sở hữu).
Để phát triển mạnh hơn nữa, TCBS có kế hoạch tăng vốn từ việc chào bán riêng lẻ cho Techcombank với số tiền tối đa gần 10,242 tỷ đồng với giá mỗi cổ phần là 97,542 đồng.
Sau đầu tư, tỷ lệ sở hữu của Techcombank tại TCBS sẽ tăng từ 88.8% lên 94.22%.
...Tiếp tục cập nhật
Cát Lam