ĐHĐCĐ PVOIL: Kế hoạch mua lại các cửa hàng xăng dầu nhỏ lẻ, niêm yết HOSE
Sáng ngày 27/04, Tổng Công ty Dầu Việt Nam (UPCoM:OIL) tổ chức ĐHĐCĐ năm 2023. Đáng chú ý, OIL đã ký hợp tác với Công ty TNHH Kinh doanh Thương mại và Dịch vụ VinFast về việc lắp đặt các trạm sạc xe điện tại các cửa hàng xăng dầu của OIL.
ĐHĐCĐ PVOIL: Kế hoạch mua lại các cửa hàng xăng dầu nhỏ lẻ, niêm yết HOSE
Sáng ngày 27/04, Tổng Công ty Dầu Việt Nam (UPCoM:OIL) tổ chức ĐHĐCĐ năm 2023. Đáng chú ý, OIL đã ký hợp tác với Công ty TNHH Kinh doanh Thương mại và Dịch vụ VinFast về việc lắp đặt các trạm sạc xe điện tại các cửa hàng xăng dầu của OIL.
“Chuyển dịch năng lượng qua xe điện là xu hướng không thể đảo ngược”
Chủ tịch HĐQT – Ông Cao Hoài Dương cho biết, hiện nay trên thế giới đang chuyển dịch năng lượng mạnh mẽ, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của PVOIL là không thể tránh khỏi khi phát triển xe điện đối với xăng dầu. Ông Dương nhấn mạnh:“Đây là xu hướng không thể đảo ngược nó là tất yếu”. Trước đây, khi chúng ta mua ô tô chỉ có một lựa chọn xe xăng hoặc dầu nhưng giờ có thêm xe điện. Do đó, sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu, ảnh hưởng PVOIL. Thay vì bị động ngồi chờ, OIL đã chủ động biến thách thức thành cơ hội.
Do vậy, Ban lãnh đạo đã quan tâm và nắm bắt được xu hướng từ năm 2018. Năm 2022, PVOIL đã ký hợp đồng thỏa thuận hợp tác với Vinfast một công ty sản xuất xe điện. Hợp đồng này Vinfast sẽ xây dựng các trạm sạc tại cửa hàng xăng dầu của PVOIL, Vinfast sẽ phải chi trả lợi ích từ việc cho thuê diện tích, các biển quảng cáo từ cây xăng, chi phí vận hành trạm sạc, chia sẻ phần doanh thu cho PVOIL. Từ khi ký thỏa thuận tháng 05/2022 và trạm sạc đầu tiên từ PVOIL là ở Hải phòng từ tháng 07/2022, bây giờ có xấp xỉ 300 cây xăng của OIL trải dài trên toàn quốc đã có kết hợp với trạm sạc của Vinfast.
Doanh thu và lợi nhuận đến từ hợp tác này cũng chiếm một phần quan trọng cho lợi nhuận từng cửa hàng cây xăng. Ông Dương đánh đánh giá, sự hợp tác này đang đóng góp một cách tích cực vào hoạt động sản xuất kinh doanh của PVOIL. Ban lãnh đạo sẽ xem xét mở rộng hợp tác này, tiếp tục hợp tác với Vinfast và các đối khác trong việc đặt trạm sạc tại các cây xăng của PVOIL. Qua đó, dù khách hàng nào PVOIL đều có cơ hội phục vụ được.
Về xe điện, Vinfast là đơn vị sản xuất xe điện lớn tại Việt Nam, Vinfast đã ra taxi điện, theo dự kiến sẽ có 10,000 xe điện hoạt động taxi tới cuối năm. Hơn nữa, Việt Nam kế bên Trung Quốc, một thị trường cực kỳ phát triển về xe điện và giá xe rất cạnh tranh. Do đó, PVOIL sẽ theo sát và tận dụng cơ hội này để hòa nhịp theo thị trường tạo lợi ích cho cổ đông, lãnh đạo OIL khẳng định.
Kế hoạch lãi giảm gần 34% trong năm 2023, quý 1 tăng trưởng tốt
PVOIL đặt kế hoạch năm 2023 với doanh thu 50,000 tỷ đồng giảm 52%; lợi nhuận sau thuế 480 tỷ đồng, giảm 34% so với thực hiện năm 2022. Tỷ lệ chia cổ tức năm 2023 là 2%.
Chủ tịch HĐQT Cao Hoài Dương chia sẻ, kế hoạch sản lượng năm 2023 thấp hơn thực hiện năm 2022 đã được ban điều hành cân nhắc rất kỹ, có nhiều cuộc họp với các cổ đông lớn, với nhiều câu hỏi được đặt ra.
Ông Dương cho biết, lý do xây dựng kế hoạch năm 2023 là năm 2022 là năm rất dị biệt chưa có tiền lệ cho việc kinh doanh xăng dầu từ trước đến nay, là năm rất thử thách với PVOIL, với lợi thế của mình OIL đã tận dụng biến thách thức thành cơ hội, qua đó sản lương kỷ lục vượt 28% so với năm 2021.
Sang năm 2023 tình hình cung và cầu đã có sự ổn định trở lại, sẽ đỡ xáo trộn hơn so với trước 2022. Do đó, cơ hội để tăng trưởng sản lượng sẽ không có được như năm 2022. Ông Dương nhấn mạnh: “Tăng trưởng sản lượng là tốt nhưng đi đôi nó phải đảm bảo hiệu quả, không tăng trưởng bằng mọi giá, phải thận trọng bảo toàn hiệu quả và vốn”. Tuy nhiên, OIL cam kết, bất cứ khi nào thị trường có cơ hội sẽ năm bắt để gia tăng sản lượng, thị phần song song đảm bảo hiệu quả kinh doanh, kết quả quý 1/2023 vẫn giữ được đà tăng trưởng như năm 2022. Đó cũng là cơ sở OIL kỳ vọng năm 2023 cũng sẽ có sự tăng trưởng.
Ông Đỗ Mạnh Bình - Trưởng ban kế hoạch chia sẻ, 2022 là một năm “dị thường” đối với thị trường dầu mỏ thế giới và trong nước, với những thuận lợi, khó khăn đan xen và chưng từng có tiền lệ.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, giá dầu thế giới tăng vọt do nhu cầu phục hồi mạnh mẽ sau Đại dịch COVID-19, trong khi nguồn cung bị thắt chặt do năng lực sản xuất chưa kịp phục hồi. Chiến sự giữa Nga - Ukraine cùng với việc Trung Quốc tiếp tục đóng cửa vì mục tiêu Zero-COVID đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng trên toàn cầu, làm cho tình trạng kham hiếm dầu trên thị trường thêm trầm trọng; chênh lệch giữa giá dầu thô so với giá sản phẩm dầu tăng đột biến và chưa có trong tiền lệ.
Từ đầu quý 3, giá dầu thế giới và giá bán lẻ trong nước liên tục giảm để kiềm hãm giá, lạm phát tăng khiến các ngân hàng trun ương đồng loạt tăng lãi suất,… khiến nhu cầu tiêu thụ giảm mạnh.
Chính phủ tiếp tục điều hành theo các Nghị định 83/2014/NĐ-CP và Nghị định 95/2021/NĐ-CP. Từ ngày 01/01/2022, chu kỳ điều hành giá giảm xuống còn 10 ngày (thay vì 15 ngày) và áp dụng công thức giá cơ sở mới. Cũng trong 6 tháng đầu năm Chính phủ đã có 2 lần điều chỉnh giảm thuế bảo vệ môi trường từ 500 đến 1,000 đồng/lít áp dụng cho đến hết 31/12/2022.
Nhiều doanh nghiệp tư nhân đã đóng cửa do nguồn hàng khó khăn, chiết khấu thị trường thấp, không đảm bảo hiệu quả kinh doanh, khách hàng và người tiêu dùng chuyển qua hệ thống cửa hàng của PVOIL để mua hàng, khiến sản lượng tiêu thụ của PVOIL tăng cao đột biến, là áp lực lớn trong công tác đảm bảo nguồn hàng. Nhờ ứng phó với những diễn biến về giá dầu và nguồn cung trên thị trường, phát huy chuỗi liên kết với các thành viên trong tập đoàn nên PVOIL đã vượt mức các chỉ tiêu năm 2022 đề ra và tạo ra các mốc kỷ lực mới, ông Bình cho hay.
Nghỉ bảo dưỡng 2 nhà máy lọc dầu Bình Sơn và Nghi sơn, đáp ứng sản lượng
Việc bảo dưỡng của hai nhà máy lọc dầu, ông Đoàn Văn Nhuộm - Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc cho hay, Bình Sơn trong năm 2023 sẽ ko bảo dưỡng mà lùi sang quý 1/2024, Nghi Sơn thì dự kiến bảo dưỡng vào tháng 8/2023 sẽ dừng khoảng 1 tháng. Nên PVOIL sẽ phải chủ động lấy nguồn cung từ Bình Sơn về để nguồn đảm bảo cung cấp được cho hệ thống.
Ông Nhuộm nói thêm, kế hoạch sản lượng năm 2023 trên 3 triệu m3 tiêu thụ xăng dầu, sản lượng hợp nhất năm 2022 khoảng 4 triệu m3 tiêu thụ xăng dầu, quý 1/2023 đã đạt hơn 1 triệu m3 tiêu thụ xăng dầu. Mặc dù năm 2023 PVOIL xây dựng kế hoạch khoảng 3 triệu m3 tiêu thụ xăng dầu, nhưng ngoài sản lượng kế hoạch đã giao cho, Ban lãnh đạo còn quyết tâm đạt doanh thu lớn hơn nên sản lượng sẽ không dừng ở 3 triệu m3 tiêu thụ xăng dầu, tối thiểu phải bằng sản lượng 2022 là trên 4 triệu m3 tiêu thụ xăng dầu nên việc sản lượng sẽ đáp ứng được trong kế hoạch của công ty.
Mua lại các cửa hàng xăng dầu nhỏ lẻ cầm chừng
Hiện nay, các doanh nghiệp cửa hàng xăng dầu tư nhân đang khó khăn, các doanh nghiệp này sẽ có chủ trương bán hoặc thoái vốn tại các công ty. PVOIL cũng đã có kế hoạch sẽ mua các doanh nghiệp nhỏ lẻ này.
OIL đặt mục tiêu một năm sẽ mở mới (bao gồm việc mua lại) 45 - 60 cửa hàng xăng dầu. Riêng quý 1 vừa qua, Công ty đã mua được 31 cửa hàng. Do đó, định hướng chiến lược của OIL sẽ mua toàn bộ các doanh nghiệp nhỏ lẻ có chuỗi cửa hàng xăng dầu mà doanh nghiệp đó sẵn sàng thoái vốn 100% để OIL sở hữu, và mua không giới hạn các cửa hàng từ nhỏ lẻ. Hiện nay, PVOIL đã có 685 cửa hàng, mục tiêu năm 2023 đạt tối thiểu 700 cửa hàng, ông Nhuộm cho hay.
Đánh giá thay đổi của nghị định 95 năm 2023
Ông Dương nhận định, Nghị định 95 là do các cơ quan, nhà nước tham gia soạn thảo, PVOIL chi được hỏi ý kiến. Tuy nhiên, ông Dương cho rằng, khi ban hành Nghị định 95 chính thức, sẽ có hướng thay đổi: thứ nhất, làm lành mạnh hóa thị trường kinh doanh xăng dầu, OIL hoàn toàn tin tưởng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng, tuân thủ pháp luật, qua đó, các doanh nghiệp làm ăn gian dối sẽ ít có cơ hội để hoạt động.
Thứ hai, sẽ điều chỉnh theo hướng giá bán lẻ trong nước sẽ có tiệm cận gần hơn so với giá quốc tế, và độ trễ sẽ ngắn lại. Qua đó, giúp bình ổn thị trường, tránh những xáo trộn quá lớn như thời gian vừa qua.
Thứ ba, sẽ điểu chỉnh theo hướng hài hòa đảm bảo cho tất cả các bên tham gia thị trường từ doanh nghiệp đầu mối, tư nhân phân phối, bán lẻ và người tiêu dùng. Chung quy, các thay đổi sẽ tập trung vào xu hướng tiêp cận thị trường đúng nghĩa của nó.
Kế hoạch niêm yết trên sàn HOSE
Ông Lê Văn Nghĩa – Thành viên HĐQT chia sẻ, để PVOIL niêm yết được trên sàn HOSE theo quy định phải đáp ứng ba điều kiện. Thứ nhất, ROE năm đầu tiên phải đạt 5% trở lên, trong BCTC của PVOIL năm 2021 và 2022 đều đạt trên 5%, mục tiêu năm 2023 cũng sẽ trên 5%.
Thứ hai, hết lỗ lũy kế trên BCTC hợp nhất, thì cuối năm 2022 số lũy kế là 185 tỷ đồng trên BCTC hợp nhất, với kế hoạch phân phối lợi nhuận thì kế hoạch 2023 sẽ xử lý hết số lỗ lũy kế này.
Thứ ba, trong BCTC hợp nhất thì không còn điểm loại trừ. Tính tới thời điểm này trên BCTC hợp nhất PVOIL có ba điểm loại trừ, các loại trừ này đã có trước khi công ty chuyển sang hoạt động hình thức công ty cổ phần từ 01/08/2018 và tập trung tại các công ty con.
Cụ thể, thứ nhất là khoản đầu tư vào CTCP Hóa dầu và Nhiên liệu sinh học Dầu khí (PVB), OIL là công ty liên kết chiếm 39% với tổng số vốn đầu tư là 272 tỷ đồng dự án này đang còn dở dang, chưa nghiệm thu, chưa bàn giao và chưa được nghi nhận tài sản. Thứ hai, khoản phải thu từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với số tiền 169 tỷ đồng, liên quan đến khoản này, OIL nỗ lực làm việc với cơ quản có thẩm quyền để xem xét, xử lý. Thứ ba là giá trị của 6 lô đất PVOIL Sài Gòn (công ty con của OIL), trước đây các tài sản này tồn tại là 61 tỷ đồng đã xử lý còn 29 tỷ đồng, OIL sẽ tiếp tục làm việc cùng các cơ quan có thẩm quyền để xử lý dứt điểm.
“Hy vọng trong năm nay sẽ xử lý xong PVOIL SG". Như vậy, với ba điều kiện trên OIL sẽ cố gắng hoàn thành và khắc phục để sớm đưa OIL niêm yết trên sàn HOSE”, ông Nghĩa cho biết.
Việc cổ phiếu của OIL đưa vào diện cảnh báo sẽ không ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của OIL, vì nó đã tồn tại trước khi chuyển sang CTCP, ông Dương nhấn mạnh.
Ứng dụng công nghệ 4.0 chuyển đổi số
Ông Trần Hoài Nam - Thành viên HĐQT chia sẻ: OIL đã bắt đầu triển khai chuyển đổi số từ năm 2021, theo chủ trương của tập đoàn thì việc chuyển đổi số là tất yếu và là sống còn của doanh nghiệp phải triển khai trong thời gian tới.
Trong năm 2022, PVOIL đã thực hiện các công tác chuyển đổi số như: mở rộng chữ ký điện tử đã triển khai rất tốt và tiện lợi, với quy mô hiện tại của PVOIL qua việc chữ ký điện tử đã giảm được các giấy tờ, chứng từ; bổ sung nâng cấp tính năng B2B ở OIL thực hiện các hoạt động kinh doanh, bán buôn để tăng cường hiệu quả hơn; triển khai giải pháp điện tử hóa các trụ bơm xăng dầu kết hợp với Vinfast để tiến tới thanh toán không tiền mặt.
PVOIL đang thực hiện triển khai việc chuyển đổi số rất tích cực hàng ngày trong các hoạt động của OIL.
Năm 2022, OIL ghi nhận doanh thu tổng doanh thu hợp nhất 104,833 tỷ đồng, hoàn thành 233% kế hoạch và tăng trưởng 80% so với cùng kỳ. Doanh thu của PVOIL đến từ hai lĩnh vực chính là kinh doanh xăng dầu (chiếm 67%) và kinh doanh dầu thô quốc tế (chiếm 33%). PVOIL lập kỷ lục về doanh thu trong năm 2022 nhờ gia tăng mạnh về sản lượng tiêu thụ, đồng thời với giá xăng dầu, dầu thô đều tăng cao so với kế hoạch.
Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 723 tỷ đồng, giảm 6% so với cùng kỳ nhưng đạt 181% so với kế hoạch.
Thành Nguyễn